Google đào tạo miễn phí: Phóng viên không thể tham gia chỉ vì… không biết tiếng Anh
Có đợt Google mời phóng viên (PV) ở các tòa soạn tham gia chương trình đào tạo miễn phí về công nghệ mới, cách làm báo mới. Nhưng có cơ quan báo gặp khó trong việc cử PV đi học, bởi Google yêu cầu PV phải biết tiếng Anh, nhiều PV không thể đáp ứng.
Thiếu tự tin bởi kém Anh ngữ
Nhiều PV hiện nay không sử dụng được tiếng Anh, chưa được đào tạo và tự học bài bản về tiếng Anh, trong khi tiếng Anh đang hết sức cần thiết trong tác nghiệp nghề báo. Theo nhà báo Nguyễn Thái Khang (Trưởng ban ICT new Vietnamnet), đây là vấn đề không chỉ của một vài cơ quan báo: “Xuất phát từ một nguyên nhân nhiều năm trước tiếng Anh trong đào tạo báo chí chỉ được coi như “môn phụ”.
Trong khi, quá trình PV tác nghiệp nhiều lúc, nhiều nơi tiếng Anh lại rất quan trọng. Chẳng hạn, các PV ở mảng công nghệ phải đọc các tài liệu liên quan đến lĩnh vực theo dõi, phải đọc được cái bài báo tiếng Anh viết về công nghệ mới trên thế giới. Nhưng từ trường đào tạo chuyên ngành đến các cơ quan báo trong suốt nhiều năm chưa chú trọng hoặc không có điều kiện đầu tư cho SV báo chí, PV học tiếng Anh bài bản. Những chứng chỉ tiếng Anh chỉ mang tính đối phó”.
Tác nghiệp ở mọi lĩnh vực PV đều cần đến ngoại ngữ.
Trên thực tế, thời gian gần đây, nhiều cơ quan báo đã tuyển PV với những đòi hỏi rất chặt chẽ, trong đó có yêu cầu nghiêm túc về khả năng sử dụng tiếng Anh. Bởi tiếng Anh thật sự quan trọng với nghề báo. “Lấy một ví dụ gần gũi nhất, khi các PV tham gia họp báo quốc tế, hay đi công tác nước ngoài, thiệt thòi nhất cho nhiều PV Việt Nam chính là không biết tiếng Anh. Điều này khiến PV e dè, không tự tin, ngại mở rộng giao tiếp, dù về nhận thức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn báo chí của PV Việt Nam không thua kém các PV nước ngoài. Như vậy cũng mất đi nhiều cơ hội tiếp xúc với những thông tin mới”- Nhà báo Thái Khang nêu.
Khi báo mạng song hành cùng với sự phát triển của CNTT, những hạn chế về tiếng Anh của PV là một trong số các yếu tố cản trở đến tác nghiệp của PV. Phần lớn PV báo in, báo mạng không chủ động được về thông tin quốc tế, chủ yếu đọc lại quốc tế bài viết của PV phụ trách nội dung quốc tế. Đặc biệt, các sự kiện cần thông tin có tính chất quốc tế, có nhân vật và chuyên gia nước ngoài ngày càng nhiều, có những PV phải loay hoay với tác nghiệp trong tình huống thông tin có yếu tố nước ngoài.
Video đang HOT
Có một bất cập đáng suy nghĩ, đó là kể cả khi có tổ chức, doanh nghiệp mời PV theo học các khóa đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn miễn phí hoàn toàn, nhưng PV không biết tiếng Anh nên không thể tham gia. Chẳng hạn, khi Google mời PV ở các tòa soạn tham gia chương trình đào tạo của Google về công nghệ mới, cách làm báo mới. Nhưng có tòa soạn lại rất khó khăn trong việc cử PV đi học, bởi Google yêu cầu PV phải biết tiếng Anh, nhiều PV không thể đáp ứng. Đây là một minh chứng cho rào cản về tiếng Anh đối với PV trong việc nâng cao trình độ, khả năng tác nghiệp.
Ngày càng có nhiều sự kiện quốc tế tại Việt Nam.
Thiếu chiến lược đào tạo
Để thay đổi tình trạng yếu tiếng Anh của PV quả thực rất khó. Giả sử PV có ý thức học tiếng Anh, nhưng học xong không có môi trường sử dụng, không thường xuyên sử dụng, cũng dẫn đến khả năng phản ứng bằng tiếng Anh trong giao tiếp kém đi, khả năng nghe- nói- đọc- viết hạn chế.
“Thông thường các PV hiện nay nói được tiếng Anh, phỏng vấn được bằng tiếng Anh là những người học chuyên ngành ngoại ngữ ở ĐH, may mắn hơn có một số PV trẻ được đào tạo ở nước ngoài, tiếng Anh rất tốt. Còn lại phần lớn PV không sử dụng được tiếng Anh như một công cụ tác nghiệp, thậm chí không nghe- nói được trong giao tiếp thông thường”- Nhà báo Thái Khang phân tích.
Trong khi đó, không ít cơ quan báo mới quan tâm đến việc hỗ trợ, khuyến khích PV học bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ báo chí, chưa chú trọng đến việc đào tạo, đầu tư cho PV học tiếng Anh.
“Các PV không biết tiếng Anh đang đi chậm lại so với thực tiễn phát triển CN 4.0. Nhưng đây là một vấn đề nan giải. Lãnh đạo nhiều cơ quan báo đều biết rất rõ thực trạng này, nhưng chưa tìm ra được giải pháp hữu hiệu. Thậm chí, có những tòa soạn thấy rằng chưa cần thiết đòi hỏi về trình độ tiếng Anh của PV so với những yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ báo chí” – Nhà báo Thái Khang nhận định – “Để thay đổi gốc rễ vấn đề, có lẽ các cơ sở đào tạo người làm báo cần đổi mới hơn nữa về nội dung yêu cầu môn tiếng Anh, thắt chặt hơn đầu ra đối với SV không đủ tiêu chuẩn về tiếng Anh. Đồng thời, mỗi cơ quan báo cần phải thay đổi tiêu chuẩn tuyển dụng PV mới. Phải đặt yêu cầu trình độ tiếng Anh như một điều kiện bắt buộc. Nếu không PV cứ mãi không đạt chuẩn quốc tế, làm sao đáp ứng được hoạt động báo chí hội nhập, báo chí thời đại 4.0″.
Thanh Tuấn
Theo GDTĐ
Trải nghiệm môi trường Harvard tại trại hè HVIET
HVIET 2019 là trại hè theo mô hình giáo dục khai phóng (liberal arts education), tổ chức bởi các sinh viên Đại học Harvard, Mỹ.
Chương trình hướng đến đối tượng học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 có trình độ tiếng Anh tốt, muốn chinh phục tri thức và phát triển kỹ năng lãnh đạo để chuẩn bị cho những cơ hội và thách thức của nền kinh tế toàn cầu.
HVIET Summer Program 2019 gồm chuỗi các hoạt động như: lớp học mô phỏng do chính sinh viên Đại học Harvard thiết kế và trực tiếp giảng dạy với nhiều chủ đề sáng tạo; các buổi tọa đàm với khách mời nổi tiếng hoạt động trong nhiều lĩnh vực; các buổi thảo luận về đề tài xã hội đang được quan tâm tại Việt Nam và trên thế giới; các chuyến tham quan công ty, tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận tại Việt Nam. Đặc biệt, học sinh sẽ có dịp trải nghiệm những hoạt động mô phỏng thú vị về cuộc sống sinh viên tại Harvard với các chuyến đi thực tế, khám phá thành phố, chương trình tìm kiếm tài năng và vũ hội...
HVIET được tổ chức bởi các sinh viên Đại học Harvard, Mỹ.
"Với nhiều hoạt động đa dạng, trại hè HVIET 2019 là cơ hội để học sinh trải nghiệm môi trường học theo mô hình giáo dục khai phóng tại Harvard; là nơi để các em tương tác, trao đổi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng, đồng thời phát huy năng lực và khám phá bản thân", đại diện HVIET cho hay.
Giáo dục khai phóng (liberal art college) là mô hình giáo dục của Mỹ, trong đó có Đại học Harvard. Đây cũng là mô hình được áp dụng tại Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Á Châu (GAIE) với đặc trưng là đào tạo linh hoạt, thúc đẩy học sinh, sinh viên gia tăng khả năng học hỏi, giao tiếp thành thạo và trở thành công dân có trách nhiệm với xã hội.
Mô hình Giáo dục khai phóng được áp dụng tại Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Á Châu (GAIE).
Những lớp học phân bổ nhỏ với số lượng học sinh, sinh viên ít, điều kiện tương tác cao là điểm nhận dạng đầu tiên của mô hình giáo dục khai phóng được áp dụng tại GAIE. Chương trình đào tạo hướng đến sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách.
Học sinh, sinh viên GAIE ngoài việc học tập trau dồi kiến thức và ngoại ngữ còn được tạo điều kiện để phát huy năng lực, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng phẩm chất thông qua các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, hội thảo, gặp gỡ, giao lưu cùng các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực...
Với những điểm tương đồng trong mục tiêu hoạt động, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, một trong những thành viên của GAIE sẽ đồng hành cùng HVIET 2019 để góp phần mang trải nghiệm giáo dục khai phóng đến giới trẻ Việt Nam.
SIU đồng hành cùng HVIET mang trải nghiệm Harvard đến Việt Nam.
Trại hè HVIET 2019 sẽ diễn ra từ 3/6 đến 12/6 tại Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) số 8C, 16 & 18 Tống Hữu Định, phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM.
Thế Đan
Theo VNE
8 bí kíp giúp con cải thiện hiệu quả học tiếng Anh Làm thế nào giúp con mình cải thiện trình độ tiếng Anh để học tốt hơn? Đây là 8 bí kíp của Tiến sĩ Henry Toi, Trưởng khoa nội dung và chương trình giảng dạy tại Little Green House. Hãy tạo môi trường sử dụng tiếng Anh gần gũi Ngôn ngữ được học tự nhiên thông qua việc tiếp thu từ giao tiếp...