Google đang thay đổi thuật toán tìm kiếm, ưu tiên hơn các loại “tin tức gốc”
Tuy nhiên, Google đang phải dựa vào một đội ngũ 10.000 người đánh giá trên toàn cầu để huấn luyện thuật toán của mình nhận biết báo cáo tin tức gốc là gì.
Google cho biết họ đang thay đổi thuật toán tìm kiếm của mình một lần nữa. Theo thông báo của công ty, thuật toán tìm kiếm giờ đây sẽ nhấn mạnh hơn vào “các báo cáo gốc” khi chúng sẽ được xếp hạng cao hơn trong các kết quả tìm kiếm. Để chuẩn bị cho việc này, công ty đã phân phát các chỉ dẫn cho bộ khung thuật toán của mình đến hơn 10.000 reviewer con người, để nhận được phản hồi về kết quả xếp hạng thực sự.
Dưới đây là lời giải thích cụ thể của Google về những gì sẽ thay đổi khi bạn tìm kiếm một chủ đề tin tức nhất định nào đó:
“Trong khi chúng tôi thường hiển thị các câu chuyện với phiên bản mới nhất và toàn diện nhất đối với kết quả tin tức, giờ đây chúng tôi đang thực hiện các thay đổi đối với sản phẩm của mình trên toàn cầu để nhấn mạnh những bài viết được chúng tôi xác định như báo cáo gốc đáng chú ý nhất. Những bài viết như vậy có thể nằm ở vị trí hiển thị đáng chú ý lâu hơn. Vị trí này sẽ cho phép người dùng xem được báo cáo gốc trong khi cũng nhìn thấy những bài viết gần đây hơn bên cạnh nó.”
“Không có định nghĩa chắc chắn nào về báo cáo gốc, cũng như không có tiêu chuẩn tuyệt đối nào của việc xuất bản một bài viết được xem là gốc như thế nào. Nó có thể có nghĩa rất khác nhau giữa các phòng tin tức và các nhà xuất bản tại những thời điểm khác nhau, vì vậy, nỗ lực của chúng tôi sẽ liên tục phát triển khi chúng tôi làm việc để hiểu vòng đời của câu chuyện đó.”
Rõ ràng báo cáo gốc là một ý tưởng khá phức tạp. Một mặt, các bản tin nóng thường không bao quát toàn bộ sự việc. Do vậy, các nhà xuất bản thường tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau để cho người đọc có cái nhìn lớn hơn, cung cấp các diễn biến tiếp theo để có thông tin sâu sắc hơn so với bản gốc, nhằm loại bỏ những sự nhiễu loạn về thông tin và xoáy vào trọng tâm câu chuyện, nhằm mang đến nhiều ý nghĩa và sự thật hơn cho độc giả.
Video đang HOT
Sáng kiến News Initiative được Google đề cập vào năm ngoái.
Vậy làm thế nào thuật toán của Google có thể phân biệt những điều này với nhau khi bản thân Google cũng không đề cập đến một định nghĩa chắc chắn nào cho nó.
Trong bài đăng của mình trên blog công ty, Phó chủ tịch về tin tức của Google, Richard Gingras cho biết, công ty làm được điều này thông qua đội ngũ Quality Raters của mình, một mạng lưới toàn cầu với hơn 10.000 cá nhân sẽ đưa ra các phản hồi về kết quả tìm kiếm của Google, nhằm cải thiện thuật toán tìm kiếm của công ty.
Những người đánh giá này sẽ phải tính đến cả danh tiếng của nhà xuất bản khi cung cấp các báo cáo chất lượng, và nâng hạng cho một câu chuyện nào đó khi nó “cung cấp thông tin mà nếu không có nó thì câu chuyện sẽ không được tiết lộ” với cái nhìn hướng đến “báo cáo điều tra nguyên bản, sâu sắc”. Các câu chuyện như vậy hiếm khi có nhanh trên mặt báo.
Nỗ lực thay đổi thuật toán lần này của Google là một phần trong dự định lớn hơn của công ty khi tìm kiếm các cách thức mới để làm việc với ngành công nghiệp báo chí, đáng chú ý nhất là sáng kiến News Initiative trị giá 300 triệu USD được thông báo vào năm ngoái.
Theo GenK
Google đã trả cho mỗi người 5 USD để có được khuôn mặt của người dùng
Để tính năng mở khóa bằng khuôn mặt trên Pixel 4 chính xác hơn, Google đã thu thập khuôn mặt của mọi người và trả cho họ 5 USD.
Các nhân viên của Google đã đi khắp các thành phố của Mỹ, cung cấp giấy chứng nhận tặng 5 USD cho mọi người để đổi lấy việc quét khuôn mặt. Công ty cũng xác nhận rằng họ đã tiến hành công việc được gọi là "nghiên cứu thực địa" để thu thập dữ liệu quét khuôn mặt nhằm cải thiện thuật toán của mình và từ đó làm tăng độ chính xác của Pixel 4.
Một phát ngôn viên công ty đã xác nhận rằng mục đích của các lần quét là để đảm bảo rằng Pixel 4 hoạt động với một bộ khuôn mặt đa dạng. Các tính năng sinh trắc học bao gồm nhận dạng khuôn mặt đã có tiếng xấu về thiên vị chủng tộc và giới tính. Có thể kể đến Amazon khi công ty có sự phân biệt chủng tộc được thể hiện qua các thuật toán nhận dạng khuôn mặt. Vì vậy, Google muốn tránh điều đó xảy ra với điện thoại của mình.
Để Pixel 4 tránh được sự phân biệt này, Google cần phải đào tạo thuật toán của mình với một loạt các khuôn mặt, nhưng nếu chỉ dùng của nhân viên thì bộ nhận diện sẽ không thực hiện chính xác. Vì vậy, cách khắc phục là công ty phải tiếp cận với mọi người trên đường phố, trả tiền cho họ và nhận được sự đồng ý cho phép quét khuôn mặt.
Đối với Apple, họ không phải đưa các nhân viên ra ngoài để thu thập dữ liệu khuôn mặt. Cynthia Hogan - Phó Chủ tịch của Apple phụ trách về chính sách cộng đồng và các vấn đề chính phủ ở châu Mỹ đã mô tả cách làm của Apple vào năm 2017:
"Khả năng tiếp cận của sản phẩm đến người dùng thuộc chủng tộc và sắc tộc khác nhau rất quan trọng đối với chúng tôi. Face ID sử dụng các mạng thần kinh phù hợp với khuôn mặt mà chúng tôi đã phát triển bằng cách dùng hơn một tỷ hình ảnh, bao gồm cả IR và hình ảnh theo chiều sâu được thu thập trong các nghiên cứu thực hiện với sự đồng ý của người tham gia. Chúng tôi đã làm việc với những người tham gia từ khắp nơi trên thế giới bao gồm một nhóm đại diện về giới tính, độ tuổi, màu da và nhiều yếu tố khác. Chúng tôi đã tăng cường các nghiên cứu khi cần thiết để cung cấp độ chính xác cao cho nhiều đối tượng người dùng. Ngoài ra, một mạng lưới thần kinh được đào tạo để phát hiện và chống lại các hành vị giả mạo mở khóa điện thoại của bạn bằng hình ảnh hoặc mặt nạ."
Google đang thu thập dữ liệu về hồng ngoại, màu sắt và chiều sâu từ mỗi khuôn mặt đi theo thời gian, mức độ ánh sáng xung quanh và một số thông tin liên quan khác. Công ty ban đầu cũng thu thập cả thông tin vị trí, nhưng Google không cần nữa nên họ sẽ ngừng và xóa đi.
Những kiểu dữ liệu này cũng cho biết cách hoạt động của tính năng mở khóa bằng khuôn mặt mà Google đang phát triển, tính năng sẽ tạo ra một bản đồ có chiều sâu về khuôn mặt của bạn để đảm bảo độ chính xác và bảo mật. Ngoài ra tính năng này còn hoạt động được trong bóng tối nhờ camera hồng ngoại.
Theo người phát ngôn của Google, mặc dù các mẫu khuôn mặt được thu thập vẫn sẽ giữ danh tính, mỗi người tham gia được gán một mã số để nhận dạng. Nhưng công ty giữ riêng từng địa chỉ email của người tham gia để xóa dữ liệu theo yêu cầu. Ngoài ra, bất kỳ ai tham gia quá trình nghiên cứu của Google đều có thể yêu cầu xóa dữ liệu khuôn mặt của họ.
Khi Pixel 4 được bán ra tới tay người dùng, dữ liệu mà thiết bị dùng để mở khóa sẽ không được đưa lên máy chủ của Google. Trong bài đăng trên blog để thông báo về tính năng này, Google viết rằng: "Bảo mật và quyền riêng tư là nguyên tắc cốt lõi của Pixel. Mở khóa bằng khuôn mặt dùng công nghệ nhận dạng khuôn mặt được xử lý trên thiết bị của bạn để dữ liệu hình ảnh không bao giờ rời khỏi điện thoại. Các hình ảnh được sử dụng để mở khóa bằng khuôn mặt không được lưu hoặc chia sẻ với các dịch vụ khác của Google. Để bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của bạn, dữ liệu khuôn mặt được lưu trữ an toàn trong con chip bảo mật Titan M của điện thoại. Tương tự đối với dữ liệu từ cảm biến Soli."
Những nỗ lực của Google trong việc thu thập dữ liệu sẽ giúp tính năng mở khóa bằng khuôn mặt ngang bằng hoặc tốt hơn như những gì đang có trên iPhone của Apple.
Theo Nghe Nhìn VN
Úc chuẩn bị các biện pháp kiềm chế Google, Facebook Nhà quản lý Úc cảnh báo sức mạnh thị trường 'khủng' và tác động tới cộng đồng của các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Google. Ủy ban người tiêu dùng và cạnh tranh Úc (ACCC) đang kêu gọi ra quy định mới đối với Facebook, Google và các gã khổng lồ công nghệ khác. Nếu các khuyến nghị của ủy ban...