Google+ có nguy cơ trở thành ‘bom xịt’
Ngay cả Larry Page, CEO của Google và là người rất tích cực tham gia mạng xã hội mới của hãng này, cũng không cập nhật tài khoản suốt 1 tháng nay.
Khi xuất hiện cuối tháng 6, mạng xã hội này nhận được nhiều lời khen ngợi với kỳ vọng trở thành công cụ thay thế Facebook vốn đã tồn tại nhiều năm trên Internet. Làn gió mới mẻ từ Google cùng với sự tò mò của người sử dụng đã khiến lượng thành viên tăng vọt và nó trở thành dịch vụ online có tốc độ tăng trưởng thành viên nhanh kỷ lục trong lịch sử (đạt 20 triệu thành viên chỉ sau 1 tháng).
Tuy nhiên, theo thống kê của công ty nghiên cứu ManageFlitter, số nội dung được chia sẻ công khai (public post) trong 1 tháng trên Google giảm tới 41% tính đến ngày 14/9. Con số này không tính đến những chia sẻ mang tính cá nhân hoặc giữa một nhóm (vốn chiếm phần lớn trên Google ) nhưng cũng phần nào cho thấy dịch vụ này không còn “hot” như khi mới ra đời.
Nội dung public trên Google giảm mạnh. Nguồn: ManageFlitter.
Tổng giám đốc Google Larry Page cũng im hơi lặng tiếng trên Google Plus vài tuần nay. Page là người bận rộn và không ai yêu cầu ông phải dùng mọi sản phẩm của công ty, và cũng có thể ông chỉ đăng nội dung cho một vài người xem nhất định. Tuy nhiên, điều đó vẫn khiến nhiều người thắc mắc vì Page từng rất tích cực chia sẻ thông tin cho hơn 300.000 người theo đuôi ông trên mạng này như khoe ảnh đi du lịch, kể một số câu chuyện thú vị, chào mừng vụ mua lại Mototola Mobility… Hơn nữa, Google đánh giá mạng xã hội là một trong những chiến lược sống còn, là tương lai của hãng này.
Một tháng nay, CEO Google không chia sẻ công khai điều gì với hơn 300.000 người theo đuôi ông trên Google Plus.
Tại Việt Nam, hoạt động của cộng đồng Google cũng đã phần nào lắng xuống. Nhiều nhóm vẫn “sinh hoạt” đều đặn, sôi nổi, liên tục chia sẻ nội dung mới nhưng cũng không ít người cho rằng đây chẳng khác gì mảnh đất hoang. Điều này là quy luật chung của các dịch vụ Internet bởi ngay cả Facebook, Twitter cũng có hàng triệu tài khoản được lập ra mà không bao giờ được cập nhật.
Những thắc mắc về số phận của Google .
Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy đa số những người có thể truy cập và thường xuyên vào Facebook thì hiện không còn mấy khi lui tới tài khoản Google nữa. Một lý do khác khiến họ nản lòng là Google vẫn chưa mở cửa dịch vụ và phải có thư mời mới có thể đăng ký tài khoản. Hơn nữa, chính sách “ép” sử dụng tên thật đã làm những ai thích dùng nick ảo cảm thấy khó chịu và không muốn tiếp tục tham gia.
Theo VNExpress
Nhìn lại lịch sử Google theo mốc thời gian
Sự xuất hiện của Google năm 1998 đã thay đổi cả thế giới Web.
Ngày 4/9/1998, Larry Page và Sergey Brin đã nhận được 100.000 USD từ 1 nhà đầu tư để thành lập Google Inc. và họ đã nộp đơn thành lập Google Inc. để có thể rút số tiền đó và bắt đầu kinh doanh.
Video đang HOT
Từ đó đến nay Google đã trở thành trang chủ của hàng tỉ người. Gmail, Google Search, Android, Chrome... và mới đây nhất là Google , các sản phẩm của Google phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Nhưng bạn biết gì về nhà khổng lồ tìm kiếm này?
1996 - 1997: BackRub
Ban đầu Google có tên là BackRub. Sau đó 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin đăng ký tên miền Google.com vào tháng 9 năm 1997. Tên gọi này có nguồn gốc từ "googol" - con số toán học biểu thị cho số 1 và 100 số 0 đằng sau. Tên gọi này nhấn mạnh mục đích tạo ra vô hạn tài nguyên web.
1998: Trang chủ đầu tiên của Google
Bản mẫu trang chủ Google ra mắt tháng 11 năm 1998. Hồi đầu năm đó Google đã nhận được tài khoản 100.000 USD từ nhà đầu tư đầu tiên của công ty - Andy Bechtolsheim.
Tháng 9 năm 2008, 2 nhà sáng lập thành lập cửa hàng tại ga ra của Susan Wojcicki ở Menlo Park, CA, ký gửi tiền và thuê nhân viên đầu tiên - Craig Silverstein.
1999: Trang chủ Uncle Sam
Ngoài việc thêm Uncle Sam vào trang chủ, năm 1999 Google đã nâng cấp văn phòng và chuyển trụ sở sang Mountain View, California. Trong thông cáo báo chí đầu tiên, Google công bố vốn cổ phần 25 triệu USD từ Sequoia Capital và Kleiner Perkins.
2000: Google trở thành nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm mặc định của Yahoo
Năm 2000, Google trở thành đối tác với Yahoo và công bố dữ liệu của hãng có đến hơn 1 tỉ URL - trở thành bộ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới.
Google cũng ra mắt AdWord - dịch vụ quảng cáo cho phép khách hàng mua từ khóa để hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
2001: Dịch vụ tìm kiếm hình ảnh
Dịch vụ tìm kiếm hình ảnh của Google ra mắt vào tháng 7 năm 2001 với dữ liệu 250 triệu hình ảnh. Cũng trong năm đó Google mua lại Deja Usenet và sát nhập vào cơ sở dữ liệu của Google tạo thành Google Groups.
2002: Google Search Appliance
Đầu năm 2002, Google giới thiệu phần cứng đầu tiên do hãng sản xuất - Google Search Appliance - 1 thiết bị cắm vào máy tính và cho phép tìm kiếm dữ liệu trong máy. Tháng 5 năm đó, Google công bố Labs - nơi dành cho những người thích dùng thử các chương trình thử nghiệm của nhóm Nghiên cứu Phát triển của Google. Sau đó Google ra mắt dịch vụ News - cung cấp liên kết từ hơn 4000 nguồn tin.
2003: AdSense
Google cho ra mắt chương trình quảng cáo lớn nhất thế giới. Chương trình này mang tên AdSense sau khi Google mua lại Applied Semantics.
Đầu năm 2003 Google mua lại Pyra Labs - công ty sáng lập Blogger.
2004: Gmail
Gmail ra mắt vào ngày Cá tháng tư năm 2004 nhưng phiên bản thử nghiệm cần có thư mời để được tham gia. Tháng 1 năm đó Orkut ra mắt như 1 cố gắng của Google nhằm bước chân vào thị trường mạng xã hội. Đến tháng 8 Google bắt đầu cổ phần hóa với 19.605.052 cổ phiếu hạng A có giá 85 USD mỗi cổ phiếu.
2005: Google Maps
Tháng 2 năm 2005 Google Maps ra mắt và xuất hiện trên iPhone đầu tiên năm 2007. Hơn nữa, trang code.google.com cũng được ra mắt để cung cấp tài nguyên cho các nhà phát triển (bao gồm cả API của Google). Google cũng đã mua lại Urchin - công ty giúp tạo ra Google Analytícs ra mắt sau đó.
Vào tháng 6, Google ra mắt Google Earth - dịch vụ bản đồ theo vệ tinh. Tháng 10 năm 2005, Google Reader xuất hiện.
2006: Youtube
Với giao dịch cổ phiếu trị giá 1,65 tỉ USD, Google mua lại YouTube tháng 10 năm 2006. Cũng trong năm 2006, Google ra mắt Trends - công cụ cho phép người sử dụng đánh giá các tìm kiếm phổ biến nhất.
Đầu năm đó Google cũng cho ra mắt Gchat - dịch vụ nhắn tin nhanh trên nền Gmail. Sau đó là Google Checkout giúp khách hàng thanh toán trực tuyến.
2007: Android
Tháng 11 năm 2007, Google công bố dự án dành cho điện thoại đầu tiên của hãng - Android - hệ điều hành mà công ty này gọi là "Hệ điều hành mã nguồn mở đầu tiên cho các thiết bị di động".
2008: Google Chrome
Tháng 9 năm 2008, Google giới thiệu Chrome - hệ điều hành mã nguồn mở đầu tiên của hãng. Cuối tháng 9, T-Mobile ra mắt điện thoại Android Google đầu tiên - Google G1.
Cũng năm 2008, Google thêm tính năng gợi ý và tìm kiếm trang web cho bộ máy tìm kiếm của mình.
2009: Google Wave
Google ra mắt dịch vụ Google Wave - 1 công cụ giao tiếp trực tuyến cho người dùng nhưng Wave không được nhiều chú ý. Cũng năm đó, Google ra mắt ứng dụng chỉnh sửa ảnh trên nền Mac Picasa.
2010: Google Apps Marketplace
Năm 2010 Google ra mắt Google Apps Marketplace - 1 cửa hàng ứng dụng cho phép các hãng thứ 3 bán sản phẩm của họ. Google cũng cho ra mắt Google Buzz - 1 cố gắng khác nhằm tiến vào thị trường mạng xã hội và hợp tác cùng Intel, Sony, Logitech để cho ra mắt Google TV.
2011: Google
Mạng xã hội thành công nhất từ trước đến nay của Google - Google - ra mắt tháng 6 năm 2001 với lượng đăng ký giới hạn bằng thư mời. Và Google cũng thực hiện vụ mua bán lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử của công ty này khi mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỉ USD.
Theo Bưu Điện VN
Google đóng cửa 10 doanh nghiệp con Giám đốc điều hành của Google - Larry Page tuyên bố đóng cửa 10 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ tìm kiếm xã hội cho tới phần mềm máy tính cho công cụ bảo mật Web.Trong thông báo chính thức, Phó Chủ tịch Google-Alan Eustace-gọi đó là "cuộc dọn dẹp xuân-thu", Eustace viết rằng: "Việc cắt giảm này sẽ đơn...