Google chi hàng tỷ USD mua công ty an ninh mạng
Google cho biết sẽ mua lại cổ phiếu của hãng bảo mật Mandiant với giá 23 USD/cổ phiếu, tương đương 5,4 tỷ USD.
Động thái của Google nhằm bảo vệ tốt hơn khách hàng đám mây của mình. Mandiant thành lập năm 2004. Nếu các nhà chức trách thông qua thương vụ, đây sẽ là vụ thâu tóm lớn thứ hai trong lịch sử Google, sau vụ mua lại Motorola Mobility giá 12,5 tỷ USD năm 2012. Dù vậy, chỉ hai năm sau đó, gã khổng lồ tìm kiếm đã bán rẻ Motorola cho Lenovo lấy 2,9 tỷ USD. Vụ mua sắm lớn thứ ba của Google là nhà sản xuất sản phẩm smarthome Nest, trị giá 3,2 tỷ USD năm 2014.
Mandiant sẽ gia nhập bộ phận điện toán đám mây của Google, nơi đang cạnh tranh với Microsoft Azure và Amazon Web Services.
Trong một tuyên bố, CEO Google Cloud Thomas Kurian chỉ ra các tổ chức khắp thế giới đang đối phó với các thách thức an ninh mạng chưa từng có. Các vụ tấn công tinh vi trước đây nhằm vào chính phủ nay hướng đến các doanh nghiệp trong mọi ngành công nghiệp. Thu nạp Mandiant sẽ giúp Google Cloud nâng cao hoạt động bảo mật và dịch vụ tư vấn, giúp khách hàng giải quyết được những vấn đề lớn. Thương vụ dự kiến khép lại vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Mandiant có giá trị vốn hóa khoảng 5,25 tỷ USD, trước đây từng thuộc FireEye. FireEye đã giúp Microsoft phát hiện vụ tấn công mạng SolarWinds vào các hệ thống chính phủ năm 2019 và 2020. Theo nhà phân tích Dan Ives, Google tập trung vào an ninh mạng là quyết định đúng lúc, Mandiant sẽ giúp họ tạo sự khác biệt so với Microsoft và Amazon. Ông dự đoán thương vụ tạo hiệu ứng gợn sóng trong ngành, gây áp lực M&A cho hai đối thủ.
Tấn công mạng tại Việt Nam giảm mạnh
Số liệu của Kaspersky cho thấy số vụ tấn công trực tuyến lẫn ngoại tuyến tại Việt Nam giảm mạnh trong năm 2021 so với năm trước.
Báo cáo mới nhất của Kaspersky cho thấy số lượng các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam trong năm 2021 giảm đi rất nhiều. Hãng bảo mật nhận định việc này cho thấy nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc tạo không gian mạng an toàn.
Thông qua mạng lưới Kaspersky Security Network, công ty bảo mật cho biết đã phát hiện và chặn tổng cộng 63.482.728 vụ tấn công mạng khác nhau lây lan qua Internet trên máy tính người dùng tại Việt Nam. Đây là con số thấp nhất trong vòng 5 năm qua, giảm 871.402 vụ so với năm 2020.
Tỷ lệ người dùng Việt Nam bị tấn công bởi các mối đe dọa từ Internet trong giai đoạn này là 41,5%, tương ứng vị trí thứ 32 trên toàn cầu về số lượng các cuộc tấn công trực tuyến.
Trong khi đó, Philippines là quốc gia có số lượng người dùng bị tấn công trực tuyến cao nhất Đông Nam Á, với 51,5%, tương ứng vị trí thứ 4 trên toàn thế giới.
Xét về các mối đe doạ ngoại tuyến, số liệu từ Kaspersky cũng cho thấy số vụ trong năm 2021 tại Việt Nam giảm đáng kể so với các năm trước, với tổng số 162.913.157 mối đe dọa liên quan đến phần mềm độc hại phát tán qua USB, CD, DVD và các phương thức ngoại tuyến khác.
So với năm 2020, số lượng các mối đe dọa ngoại tuyến ở Việt Nam đã giảm 38,3% (268.515.947 vụ). Theo báo cáo này, 56,7% người dùng Việt Nam bị tấn công bởi phần mềm độc hại lây lan, xếp thứ 31 trên toàn cầu và giảm 23 bậc so với năm trước.
Số vụ tấn công trực tuyến (bên trái) và ngoại tuyến tại Việt Nam do Kaspersky ghi nhận qua từng năm.
Một trong những đóng góp to lớn về việc giảm số lượng các cuộc tấn công mạng vào năm 2021 là những nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo ra một không gian mạng an toàn - đánh giá của Kaspersky.
Tại Việt Nam, bảo mật trên không gian mạng được xác định là một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương đã cơ bản hoàn thành việc triển khai các Trung tâm điều hành, giám sát an ninh mạng và được kết nối với hệ thống của Trung tâm An ninh mạng quốc gia (NCSC).
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á, nhận xét: "Các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh. Họ cũng biết cách khai thác lợi thế và chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình chuyển đổi số. Bất chấp thách thức do tác động của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư vừa qua, Việt Nam vẫn đạt được kết quả tích cực về an ninh mạng, cùng với những dấu hiệu chuyển biến tích cực trong nhận thức về an ninh mạng của người dùng".
Dù vậy, ông Yeo cho rằng số vụ tấn công thấp hơn không có nghĩa là an toàn 100%. Ông cho rằng tội phạm mạng hiện nay ưu tiên chất lượng hơn số lượng, đó là lý do đã có các vụ vi phạm dữ liệu cấp cao và các cuộc tấn công ransomware hồi năm ngoái trên toàn cầu và ở khu vực Đông Nam Á.
"Chúng tôi khuyến khích tất cả các bên liên quan và người dùng ở Việt Nam tiếp tục giữ vững và xây dựng một không gian mạng an toàn hơn cho mọi người", ông Yeo nhận định.
Hãng bảo mật email Mimecast 'bán mình' với giá 5,8 tỉ USD Permira Advisers đã đồng ý mua lại Mimecast trong một thỏa thuận hoàn toàn bằng tiền mặt trị giá 5,8 tỉ USD, đánh dấu thương vụ thâu tóm lớn thứ hai trong lĩnh vực an ninh mạng. Theo Bloomberg, Mimecast có trụ sở tại Lexington, Massachusetts (Mỹ) và với khoảng 1.765 nhân viên. Mimecast cung cấp các dịch vụ quản lý rủi ro...