Google bước chân vào cuộc đua công nghệ điện toán đám mây
Nhận thấy công nghệ điện toán đám mây đang trở thành xu hướng của tương lai, giám đốc điều hành Thomas Kurian tiết lộ rằng Google Cloud đang lập kế hoạch để chiếm lĩnh thị trường.
Công nghệ điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây (Cloud computing) là các nguồn điện toán như phần mềm, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu… sẽ thực hiện trên máy chủ ảo (đám mây) thay vì sử dụng máy tính bàn, laptop.
Với các dịch vụ điện toán đám mây, doanh nghiệp không phải tốn chi phí để mua sắm, duy trì, bảo dưỡng, thuê người quản lý. Tất cả các doanh nghiệp có thể truy cập vào tài nguyên trên đám mây, tại bất kỳ đâu thông qua hệ thống mạng Internet.
Thị trường điện toán đám mây trên thế giới có sự phát triện mạnh mẽ trong quý 4 năm 2018, tổng số tiền chi cho điện toán đám mây năm 2018 đã vượt 80 tỷ đô la Mỹ, so với 55 tỷ đô la Mỹ năm 2017, tăng 46% (Theo phân tích dữ liệu của Canalys). Điều này chứng minh thấy công nghệ điện toán đám mây trở nên quan trọng trong ngành công nghệ thông tin.
Theo thống kê, Amazon Web Services (AWS) vẫn là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đứng đầu quý 4 năm 2018, thị phần chiếm 32%. Còn Microsoft Azure tăng thị phần từ 13,7% lên tới 16,5%, và Google Cloud lần đầu tiên đạt mốc thị phần là 9,5%. IBM, Salesforce, Oracle, NTT Communications, Tencent Clound và OVH thuộc TOP 10 nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Video đang HOT
Danh sách các công ty cung cấp công nghệ điện toán đám mây trên thế giới
IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám mây tại Việt Nam vào tháng 9.2008. Sau đó, Microsoft là một trong những “đại gia” tiếp bước cung cấp điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam.
Google mong muốn trở thành thủ lĩnh trong thị trường công nghệ điện toán đám mây
Với số lượng doanh nghiệp chuyển sang đám mây ngày càng tăng, Google Clound nghiên cứu phần mềm Anthos. Công nghệ đám mây Anthos sẽ điều hành các nhiệm vụ điện toán của các doanh nghiệp và chính phủ tại trung tâm dữ liệu của Google.
Anthos dựa trên nền tảng dịch vụ đám mây được công bố lần đầu tiên tại Google Cloud Next năm 2018 và được phát hành dưới dạng beta vào đầu năm 2019.
Anthos sẽ cho phép các tổ chức quản lý khối lượng công việc bằng cùng một giao diện trên Google Cloud Platform (GCP), GKE On-Prem và thậm chí trên các nền đám mây đối thủ như AWS của Amazon và Azure của Microsoft.
Giám đốc điều hành Google Cloud Thomas Kurian
Dịch vụ đám mây Anthos sẽ giải phóng khối lượng công việc của bộ phận công nghệ thông tin, “làm hộ” việc quản lý các cơ sở hạ tầng như bảo trì hệ thống, kiểm tra, soát lỗi của hệ điều hành máy chủ.
Giám đốc điều hành Google Cloud Thomas Kurian cam kết với khách hàng: Chúng tôi là nhà cung cấp đám mây duy nhất mã hóa dữ liệu của bạn mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi sẽ không tự động truy cập dữ liệu thông tin của chính phủ, doanh nghiệp. Chúng tôi chỉ truy cập dữ liệu khi được khách hàng yêu cầu và khách hàng có thể thấy thông tin chi tiết khi chúng tôi truy cập. Để đảm bảo minh bạch thông tin, bảo mật dữ liệu, khách hàng theo dõi Nhật ký truy cập của Google Cloud.
Theo Người Lao Động
Amazon và Microsoft cạnh tranh giành hợp đồng 10 tỉ USD với Lầu Năm Góc
Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo Amazon và Microsoft đã được chọn vào vòng tiếp theo, để đấu thầu dự án cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho Lầu Năm Góc .
AWS hay Microsoft sẽ là kẻ nở nụ cười sau cùng và cầm trong tay bản hợp đồng trị giá 10 tỉ USD?
Theo Reuters, đại diện của Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận AWS (Amazon Web Services) và Microsoft là những công ty đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong tài liệu mời thầu. Lầu Năm Góc cho biết đã gửi lời mời đến các nhà thầu vào năm ngoái và hạn chót để nộp hồ sơ đấu thầu là tháng 10.2018.
Được biết, đơn vị chiến thắng sẽ giành về hợp đồng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho Bộ Quốc phòng trong dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng Quốc phòng (Joint Enterprise Defense Infrastructure), gọi tắt là JEDI. Hợp đồng này là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin của Lầu Năm Góc, và có thể trị giá tới 10 tỉ USD trong khoảng thời gian 10 năm.
AWS, IBM, Microsoft và Oracle đã được xem là những ứng cử viên sáng giá trong cuộc đua giành thầu. Tại thời điểm đó, AWS là công ty duy nhất được chính phủ Mỹ phê duyệt cho quyền xử lý dữ liệu bí mật và tối mật nên rõ ràng họ có lợi thế hơn.
Tuy nhiên, Microsoft đã rất nỗ lực để rút ngắn khoảng cách. Giới chuyên gia nhận định, nếu công ty của CEO Satya Nadella đoạt được hợp đồng, điều này có thể thay đổi hoàn toàn diện mạo của ngành công nghiệp điện toán đám mây.
Công ty nào đấu thầu thành công dự án chắc chắn sẽ đạt được nhiều lợi ích lâu dài theo kiểu hiệu ứng domino. Thứ nhất, họ nhiều khả năng sẽ giành về thêm các hợp đồng khác của chính phủ Mỹ trong tương lai. Các nhà phân tích nói rằng chính phủ Mỹ có khả năng chi đến 20 tỉ USD cho dịch vụ điện toán đám mây. Tiếp đó, khách hàng dạng doanh nghiệp khó lòng mà từ chối đề nghị hợp tác kinh doanh từ một công ty đã được chính phủ chính thức lựa chọn.
Theo thanh niên
Kỹ thuật số, AI và điện toán đám mây đem lại cơ hội cho chăm sóc khách hàng Sự hội tụ của kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây đã mở ra cơ hội lớn trong thị trường giải pháp trải nghiệm khách hàng... Chia sẻ này đã được đại diện của Genesys đưa ra tại lễ vinh danh các đối tác châu Á Thái Bình Dương. Genesys (www.genesys.com) là hãng công nghệ chuyên về các...