Google bắt đầu thực thi các quy tắc công nghệ mới của EU
Hãng công nghệ Google cho biết, kể từ ngày 19/7, công ty này sẽ giảm phí từ mức 15% xuống còn 12% đối với các nhà phát triển ứng dụng không phải là trò chơi trên Cửa hàng ứng dụng Google Play khi các nhà phát triển này sử dụng hệ thống thanh toán bên ngoài hệ thống của Google.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Google bắt đầu thực thi các quy tắc công nghệ mới của Liên minh châu Âu (EU).
Biểu tượng của Google trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Google nêu rõ việc cắt giảm phí chỉ áp dụng đối với người tiêu dùng tại châu Âu. Động thái này cho thấy sự thay đổi trong chiến lược của Google kể từ năm ngoái khi hãng này bày tỏ thiện chí với các quy định của các cơ quan quản lý và liên tục vướng vào các vụ rắc rối liên quan đến chống độc quyền.
Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) dự kiến có hiệu lực vào năm tới, theo đó yêu cầu các “gã khổng lồ” công nghệ cho phép các nhà phát triển ứng dụng sử dụng nền tảng thanh toán bên ngoài hệ thống của các hãng công nghệ để bán ứng dụng hoặc phải chịu mức phạt 10% tổng doanh thu của công ty trên toàn cầu. Apple và Google bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quy định này.
Bà Estelle Werth, Giám đốc chính sách công và các vấn đề chính phủ tại EU của Google, cho biết hãng sẽ công bố một chương trình để hỗ trợ các sự lựa chọn thay thế cho khách hàng ở Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) như một phần trong nỗ lực tuân thủ các quy tắc mới của EU.
Bà nhấn mạnh sự điều chỉnh mới của Google đồng nghĩa với việc các nhà phát triển ứng dụng không phải trò chơi có thể cung cấp cho khách hàng của mình tại EEA một giải pháp thanh toán thay thế cho hệ thống thanh toán trên Google Play khi họ thanh toán cho các dịch vụ và nội dung kỹ thuật số. Bà Werth cho biết khi khách hàng sử dụng hệ thống thanh toán thay thế, phí dịch vụ mà nhà phát triển phải trả sẽ giảm 3%, từ mức 15%.
Trong một thập kỷ qua, Google đã phải chịu nhiều mức phạt của EU liên quan đến các hoạt động cạnh tranh không công bằng và cáo buộc độc quyền trước các đối thủ nhỏ hơn tại châu Âu với tổng mức phạt lên tới hơn 8 tỷ euro (8,19 tỷ USD).
Nga điều tra Apple vi phạm luật chống độc quyền
Cơ quan chống độc quyền Liên bang của Nga (FAS) ngày 19/7 xác nhận tập đoàn Apple vi phạm luật chống độc quyền do đã cấm các nhà phát triển ứng dụng thông báo cho khách hàng về khả năng thanh toán mua hàng bên ngoài App Store.
Biểu tượng Apple tại cửa hàng ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá trị khoản tiền phạt đối với Apple sẽ được xác định trong quá trình điều tra hành chính. Thông báo cho biết Apple lạm dụng vị thế thống trị của mình trên thị trường ứng dụng dành cho hệ điều hành iOS. Thực tế, Apple cấm các nhà phát triển ứng dụng cho iOS thông báo cho khách hàng trong ứng dụng về khả năng thanh toán mua hàng bên ngoài App Store cũng như sử dụng các phương pháp thanh toán khác.
Theo FAS, Apple yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng cho iOS phải loại bỏ đường dẫn đến tài nguyên Internet của họ và thay đổi ứng dụng để hình thức đăng ký không dẫn đến các trang ngoài. Trong trường hợp ngược lại, Apple không cho phép ứng dụng có mặt trên App Store.
Tháng 8/2021, FAS đã cảnh báo Apple lạm dụng vị thế thống trị trên thị trường sau khiếu nại của người dùng các thiết bị dùng iOS và các nhà phát triển. Tháng 11 cùng năm, FAS khởi kiện vụ vi phạm luật chống độc quyền đối với Apple vì tập đoàn này không thực hiện theo cảnh báo.
Trung Quốc phạt Alibaba, Tencent cùng hàng loạt doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đã phạt Alibaba, Tencent cũng như hàng loạt doanh nghiệp khác vì không chấp hành quy định chống độc quyền về tiết lộ các giao dịch. Ủy ban quản lý nhà nước về Điều tiết thị trường (SAMR) vừa công bố danh sách 28 thương vụ vi phạm các quy định chống độc quyền. 5 vụ liên quan đến các đơn...