Gợi ý những món ăn vừa ngon, dễ nấu lại đẹp mắt để cúng Rằm tháng Giêng
Đảm bảo với những món ăn này chị em sẽ tìm ra được nhiều ý tưởng để làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng sắp tới.
Rằm tháng Giêng (còn được gọi là Tết Nguyễn Tiêu), là Rằm lớn nhất trong năm. Trong dịp này, người dân thường chuẩn bị một mâm cỗ cúng bao gồm nhiều món ăn ngon. Mâm cỗ này có thể bao gồm các món truyền thống như mâm cỗ Tết hoặc cũng có thể là các món ăn theo sở thích của gia đình.
Dưới đây là gợi ý các món ngon để cúng Rằm tháng Giêng, chị em hãy tham khảo nhé:
XÔI NGŨ SẮC
Nguyên liệu:
- Gạo nếp ngon
- Nguyên liệu tạo màu: bột nghệ làm màu vàng, thanh long đỏ để làm mà đỏ, lá dứa để làm mà xanh lá, hoa đậu biếc để làm màu xanh dương, hoa đậu biếc nước chanh để ra màu tím nhạt
- Nước cốt dừa
Cách làm:
Gạo nếp đem vo sạch, để ráo, rồi chia làm 6 phần để lúc sau ngâm với 6 màu.
Tạo màu:
- Màu vàng: Pha bột nghệ với nước, rồi đổ một phần gạo nếp vào để ngâm.
- Màu đỏ: Xay thanh long đỏ rồi lọc lấy nước cốt, sau đó đổ gạo nếp vào ngâm với nước cốt thanh long.
- Màu xanh lá: Xay lá dứa (chọn lá dứa già màu đậm) với nước, lọc lấy nước, để nước lắng xuống, đổ phần nước trong đi, lấy phần nước xanh đậm. Phần nước này đem ngâm với gạo nếp.
- Màu xanh dương: Ngâm hoa đậu biếc với nước nóng là ra màu xanh, sau đó đem ngâm nước này với phần gạo nếp đã chia.
- Màu tím nhạt: Cũng là nước hoa đậu biếc mà em vắt vô miếng chanh là ra tím ấy.
- Màu trắng: Gạo nếp nguyên bản, chỉ ngâm với nước bình thường.
- Nước cốt dừa: Cho thêm đường, muối, dầu ăn vào nước cốt dừa, khuấy đều.
Sau khi ngâm các màu gạo nếp qua đêm để gạo nếp thấm màu. Sau đó rửa lại gạo nếp sơ qua với nước, để ráo.
Lót giấy nến dưới khay, sau đó đổ từng loại gạo nếp lên khay, ngăn lá chuối/hoặc giấy nến giữa các màu.
Bỏ vào nồi chiên không dầu, hấp 100 độ C trong 20 phút, sau đó đổ thêm hỗn hợp nước cốt dừa vào từng loại xôi, xới đảo lên cho xôi nở đều, để thêm 1 lúc là được.
Sau khi xôi chín, rắc thêm cùi dừa bào sợi.
Nếu không có nồi chiên không dầu bạn có thể sử dụng chõ đồ xôi hoặc nồi hấp bình thường để hấp xôi nhé!
CHÈ TRÔI NƯỚC
Nguyên liệu:
- 300 gr bột nếp
- 200 ml nước đang sôi
- 50 ml nước ép lá dứa
- 1/3 muỗng cà phê muối
Phần nhân:
- Đậu xanh 150 gr đậu xanh không vỏ
- 100gr đường
- 1/4 muỗng cà phê muối
- 50 ml nước cốt dừa
- 1/3 chén dừa non bào sợi
- Nấu nước cốt dừa: Cho 200 ml vào nồi 100 ml nước lạnh 1/5 muỗng cà phê muối 30 gr đường 2 lá dứa bó lại bắc lên bếp nấu sôi với lửa nhỏ.
- Pha 1 muỗng cà phê bột năng 2 muỗng cà phê nước lạnh, hòa tan, đổ vào nồi nước cốt dừa đang sôi, vừa đổ vừa khuấy cho nước cốt dừa không vón cục nhé các bạn. Làm xong rồi tắt bếp.
Thực hiện:
Nấu nước đường:
Gừng cho vào nồi 1 lít nước lạnh, 150 gr đường trắng 100 gr đường nâu 1 ít gừng thái lát mỏng nấu lửa vừa cho đường tan. Thời gian khoảng 20 phút là tắt bếp.
Phần nhồi bột:
- Cho bột nếp cho vào 1 cái tô to, sau đó cho nước nóng từ từ vào nhồi thật kĩ, tiếp theo cho nước lá dứa vào tiếp tục nhồi cho đến khi nào bột mịn và không dính tay là được. Lấy màng bọc thực phẩm bọc bột lại để bột nghỉ 30 phút. Trong khi chờ bột nở mình làm nhân.
- Đậu xanh ngâm 4-5 tiếng vo sạch hấp chín. Sau đó cho đậu xanh đường vào máy xay nhuyễn. Cho đậu xanh xay nhuyễn vào chảo không dính bắc lên bếp sên với lửa nhỏ khi đậu xanh hơi sánh cho nước cốt dừa vào sên vời lửa nhỏ.
- Tiếp tục dùng muôi khuấy đều cho đậu xanh quyện lại 1 khối không dính chảo thì tắt bếp. Bây giờ bạn hãy cho dừa non vào trộn đều và vo viên tròn. To nhỏ tùy ý.
- Lấy bột ra nhồi thêm 5 phút, sau đó chia bột ra từng phần nhỏ, lớn hơn phần nhân 1 chút.
- Lấy tay đè dẹp viên bột, cho nhân vào giữa và vo tròn lại.
Video đang HOT
- Nấu 1 nồi nước sôi cùng xíu muối. Sau đó cho viên bột vào luộc. Khi viên bột nổi lên, bạn luộc thêm vài phút nữa rồi vớt viên bột ra cho ngay vào âu nước lạnh. Bây giờ bạn vớt viên bột từ âu nước lạnh cho vào nồi nước đường gừng. Nấu sôi nước đường lại là xong.
Cho chè trôi nước ra từng chén nhỏ, chan nước cốt dừa lên rắc 1 chút mè rang vàng và dừa non bào sợi.
TRỨNG HẤP VÂN
Nguyên liệu:
- 300g thịt heo, 4 quả trứng gà lớn, 100g cà rốt, muối vừa đủ, 1 ít bột mì, dầu ăn vừa đủ.
Cách làm:
Thịt lợn rửa sạch, thái miếng vừa. Gà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc. Cho cà rốt và thịt lợn cùng 1 quả trứng, thêm chút muối, xay nhuyễn.
3 quả trứng còn lại đánh tan, thêm 1 ít bột mì vào khuấy đều.
Cho một ít dầu vào chảo, đổ một nửa chỗ trứng vào, nghiêng chảo để trứng láng đều khắp chảo. Chiên nhỏ lửa cho trứng đông lại hoàn toàn.
Lấy trứng ra, để hơi nguội, sau đó phết đều nhân thịt lên trên.
Sau đó nhẹ nhàng cuộn tròn trứng lại. Khi cuộn trứng với nhân thịt xong, hơi ép nhẹ cuộn trứng và để phần méo hở úp xuống dưới. Làm nốt chỗ trứng và nhân thịt còn lại.
Cho 2 cuộn trứng vào xửng, rồi đặt vào nồi nước, bắt đầu hấp. Sau khi nước sôi, hấp trứng thêm 15 phút là được.
Lấy trứng ra, để nguội một chút thì thái khoanh.
Xếp các khoanh trứng hấp dẫn lên đĩa. Khi ăn có thể thưởng thức cùng nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt, tương cà, hay nước tương đều ngon.
NEM RÁN
Nguyên liệu:
- Thịt xay: 300g
- Miến rong: 30g
- Mộc nhĩ: 2 tai
- Trứng vịt: 2 quả
- Giá đỗ: 80g
- Su hào: 1 củ
- Cà rốt: 2 củ nhỏ
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Vỏ bánh đa nem: 2 thếp
- Hành lá, chanh, ớt, tỏi, rau xà lách, rau thơm các loại
- Muối, tiêu, bột nêm, đường, giấm, nước mắm, dầu ăn.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
- Mộc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, rửa sạch, thái sợi sau đó cắt nhỏ.
- Miến cũng ngâm sơ qua nước lạnh cho mềm, vớt ra cho ráo nước rồi dùng kéo cắt khúc. Chú ý miến chỉ ngâm khoảng 2-3 phút cho sợi mềm, dễ cắt là được, không ngâm lâu quá miến bị nhũn, nem không ngon.
- Hành tây, bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng, sau đó cắt nhỏ.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, lấy 1 củ thái lát mỏng sau đó thái sợi.
- Giá đỗ rửa sạch, vớt ra để ráo, dùng tay bóp nát cho bớt nước để nhân nem không bị ra nước khi gói. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ.
Chú ý: để món nem ngon, không bị nát thì các nguyên liệu không xắt nhỏ quá và độ dài của các loại nguyên liệu nên dài ngắn khác nhau.
Bước 2: Trộn nhân
Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái tô lớn, trộn đều với 1/2 thìa bột nêm, xíu tiêu để khoảng 10 phút cho nhân ngấm gia vị.
Bước 3: Chuẩn bị rau sống, dưa góp
- Trong lúc chờ nhân nem ngấm gia vị, chuẩn bị rau sống và su hào chua ngọt để ăn cùng. Rau xà lách, rau thơm nhặt bỏ gốc, lá già, giập úa. Rửa sạch, ngâm nước muối loãng 30 phút rồi vớt ra rổ, vẩy sạch nước.
- Su hào, gọt vỏ, thái khúc, sau đó thái miếng vuông nhỏ, có thể tỉa răng cưa cho đẹp. 1 củ cà rốt còn lại ở trên, gọt vỏ, thái lát mỏng. Bóp sơ cà rốt, su hào với chút muối, rửa lại cho sạch, để ráo nước rồi ngâm chua ngọt với xíu muối, đường, chanh, tỏi, ớt.
Bước 4: Thêm trứng vào nem
Cho trứng vào tô chứa nhân nem ở trên trộn đều. Mục đích của việc cho trứng muộn để nhân nem không bị chảy nước.
Bước 5: Gói nem
- Lấy bát nước thêm khoảng 1 thìa giấm gạo, khuấy đều, hỗn hợp này dùng để làm mềm bánh khi gói và có tác dụng giúp nem giòn, đẹp hơn khi rán.
- Trải 1 cái bánh đa nem ra thớt, dùng hỗn hợp nước giấm ở trên để làm mềm bánh trước khi gói. Lấy 1 thìa nhân đặt vào vị trí khoảng bánh từ dưới lên, dàn đều nhân sang hai bên tùy theo kích thước của cuốn nem mà bạn muốn. Sau đó, gấp 2 mép và cuộn kín. Không nên cuốn chặt tay, nếu cuốn chặt quá khi bạn rán nem dễ bị bục.
- Thực hiện lần lượt cho đến khi hết nhân.
Bước 6: Rán nem
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, lượng dầu sao cho ngập nem hoặc khoảng 2/3 cái nem là được. Dầu sôi, thả nem vào rán cho đến khi nem chín vàng đều là được. Để nem tròn, màu đẹp bạn phải đun dầu thật nóng già, vặn nhỏ lửa, thả nem vào rán và khi bạn thả nem vào chảo dầu, chú ý lăn đều sao cho xung quanh nem vỏ bánh se lại sau đó mới rán chín từng mặt.
Nem chín, vớt ra đĩa đã lót sẵn giấy thấm dầu.
Bước 7: Làm nước chấm
Trong lúc rán nem trang thủ chuẩn bị nước chấm nem.
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó băm nhỏ. Ớt rửa sạch và cũng băm nhỏ. Chanh gọt vỏ, bổ đôi, vắt lấy nước cốt.
- Bạn pha nước chấm nem theo tỷ lệ 1 mắm: 1 đường: 1 nước cốt chanh và 4-5 nước tùy thuộc vào độ mặn của nước mắm bạn dùng.
- Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trên, sau đó cho tỏi, ớt đã bằm nhỏ vào trộn đều. Để có một bát nước chấm ngon, tỏi ớt nổi đẹp mắt thì tỏi chỉ bằm nhỏ, không được đập giập, chanh trước khi vắt nên gọt vỏ.
Những chiếc nem rán giòn, vàng đều, thơm phức chấm cùng bát nước mắm chua ngọt, ăn cùng chút rau xà lách, rau thơm và su hào, cà rốt chua ngọt thực sự ngon tuyệt và cũng là món ăn chống ngán cho những dịp Lễ Tết.
GIÒ GÀ NẤM
Nguyên liệu:
- 2 cái đùi gà công nghiệp.
- 250g giò sống.
- 15-20 chiếc nấm hương khô.
- Hạt tiêu (nếu nhà có con nhỏ bạn hãy bỏ qua hạt tiêu nhé).
Cách làm:
- Đùi gà đem rửa sạch rồi lọc bỏ xương. Sau đó dùng dao khía dọc chéo ngang lớp thịt bên trong hoặc dùng cây đập tỏi để đập lớp thịt. Mục đích là để cho thịt mềm, dàn đều bọc sẽ dễ và tròn đẹp.
- Quét lớp giò sống vào trong lớp thịt thật đều.
- Xếp nấm hương đã ngâm mềm, vắt khô nước, theo chiều dọc của đùi gà.
- Để gà có màu đẹp mắt thì pha 1 thìa bột nghệ nước quét lên bề mặt da gà.
- Trải màng bọc thực phẩm ra thớt sau đó đem bọc miếng giò gà lại đều đẹp (nếu có lá hoặc bọc bằng lá chuối đẹp thì bọc sẽ là ngon nhất).
- Đem hấp giò trong 30 phút là giò chín.
- Để da gà săn và giò chắc nhất thì sau khi hấp, dóc hết nước, bỏ lớp nilon ra.
- Chờ giò nguội hoàn toàn thì cất vào ngăn mát 1-2 tiếng cho giò khô chắc lại.
- Khi ăn, lấy giò ra cắt khoanh rồi xếp lên đĩa.
Ăn giò đùi gà hấp nấm chấm với mắm tiêu lá mùi ta cực ngon.
GÀ LUỘC
Chuẩn bị:
- Gà ta (trống hay mái tùy ý): Khoảng 1.5kg – 1.8kg
- Gừng, hành khô, mỡ gà đã rán chín, ít nghệ tươi
Cách làm:
- Sơ chế: Thông thường, để có một con gà cúng đẹp, dù là chặt miếng hay cúng nguyên con thì cũng nên mổ moi. Gà sau khi mổ xong, đem xát chút muối xung quanh da gà và bên trong bụng rồi rửa sạch lại nhiều lần với nước.
- Buộc chéo cánh: Buộc gà chéo cánh trước khi luộc. Cách buộc gà chéo cánh như sau: Dựng đứng phẩn cổ gà lên rồi ép nó về phía mình (lưng) gà. Đan chéo 2 cánh gà về phía trước sao cho phần khớp chạm nhau sau đó phải dùng dùng dây để buộc cố định lại cánh gà. Bạn có thể chọn dây dù hoặc dây len để buộc. Tiếp theo, bạn dùng dao khứa nhẹ 1 đường ở phần khuỷu chân gà rồi bẻ quặt vào bụng hoặc cho lên lưng. Như vậy, lúc này con gà đã có dáng rất đẹp và tự nhiên.
- Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà. Lưu ý không dùng nước nóng để luộc gà vì làm như vậy gà sẽ bị nứt da, thịt khô không ngon. Cho nồi gà lên bếp, bật lửa, đun sôi lăn tăn thì để lửa nhỏ, không để sôi sùng sục làm gà bị nứt da. Thỉnh thoảng hớt bọt, để như vậy khoảng 7-8 phút.
- Lúc này nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập dập rồi thả vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp 5 phút nếu là gà non để cúng, 10 phút với gà luộc để ăn. Tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút (để kiểm tra xem gà chín chưa có thể dùng đầu đũa hoặc tăm nhọn chọc vào gà, nếu đũa/tăm đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là đã chín). Thực tế, thời gian luộc gà tùy theo cân nặng, bạn sẽ phải ước lượng thời gian luộc phù hợp với con gà nhà mình nhé!
Giã nát củ nghệ rồi vắt lấy nước trộn mỡ gà đã rán vàng. Khi thấy gà đã ráo nước thì quét một lớp hỗn hợp này dàn đều lên phần da gà khi đã ráo nước. Đảm bảo gà luộc sẽ trông thật vàng ươm, bóng bẩy và căng mượt nhìn thật hấp dẫn. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều nghệ sẽ làm ảnh hưởng tới hương vị của gà luộc. Sau đó tháo dây buộc gà. Nếu bạn cúng ván xôi với gà thì để nguyên con. Còn nếu làm mâm cỗ mặn thì có thể chặt miếng rồi bày ra đĩa nhé.
BÁNH CHƯNG
Bánh chưng bóc lá, dùng lạt cắt thành các miếng đều nhau.
CANH NẤM
Nguyên liệu:
- 5 cái nấm đông cô khô (có thể dùng nấm đông cô tươi), 50g thịt nạc xay, một miếng gừng nhỏ, một nhánh hành lá, và lượng muối thích hợp.
Lưu ý, lượng nguyên liệu có thể tăng lên tùy theo khẩu phần ăn.
Cách làm:
Cho nấm đông cô khô vào nước ấm ngâm cho nở mềm rồi rửa sạch, vắt kiệt nước.
Sau đó thái nấm đông cô thành các lát mỏng rồi để ra đĩa.
Thịt heo xay hoặc băm nhỏ, cho vào chảo có chút dầu ăn, đảo cho gần chín, thịt tơi ra không dính vào nhau.
Lúc này thêm nấm đông cô đã thái lát vào.
Thêm gừng và đảo trong 30 giây.
Thêm một bát nước lớn và đun nhỏ lửa trong 3 phút.
Sau khi nước canh sôi, bạn cho một chút muối vừa ăn vào khuấy đều rồi tắt bếp và rắc một lượng hành lá vừa đủ để trang trí cho canh nấm thịt băm thêm tươi ngon, hấp dẫn.
Canh nấm thịt băm vừa thơm ngon, thanh ngọt, dễ ăn và bổ dưỡng chắc chắn ai cũng sẽ thích.
Chúc các bạn thành công!
Rằm tháng Giêng nấu ngay món chè này để cả năm thuận lợi, vạn sự hanh thông
Món chè trôi nước nhân vừng đen đơn giản mềm ngại thơm mát, ngọt thanh sẽ khiến mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thêm ý nghĩa.
Rằm tháng Giêng là ngày Rằm vô cùng quan trọng trong một năm. Vào ngày này, ngoài mâm cỗ cúng tổ tiên, người ta còn chuẩn bị thêm món chè trôi nước. Những viên bánh trắng tròn có vỏ gạo nếp dẻo thơm, nhân bên trong có thể là đỗ xanh, đường hoặc vừng đen được đắm mình trong bát nước dùng dịu ngọt... chính là thể hiện ước mong mọi sự cả năm được trôi chảy như tên gọi của món bánh và hạnh phúc của gia đình cũng tròn đầy như hình dáng của viên bánh.
Nguyên liệu:
Nhân bánh trôi:
- 1 chén vừng đen rang khoảng 100g.
- 1/4 chén lạc rang.
- 1 chén đường bột khoảng 100g.
- 1/3 muỗng cà phê muối.
- 5 muỗng canh mỡ lợn hoặc bơ.
- 3 muỗng canh nước.
Phần vỏ bánh trôi:
- 2 chén bột nếp.
- 1 cốc nước ấm khoảng 50 đến 60 độ C.
- Bột màu thực vật tự nhiên: bột khoai lang tím, bí ngô, cà rốt và rau cải bó xôi.
Cách làm:
Bước 1: Làm nhân bánh vừng đen
Rang vừng đen bằng chảo cho đến khi chín.
Sau đó, cho vừng đen, đường bột, muối, lạc rang vào máy xay sinh tố. Xay nhỏ.
Thêm mỡ lợn và nước vào, xay thêm 1 xíu cho hỗn hợp hoà quyện. Cho hỗn hợp vừng đen ra bát, để ngăn mát tủ lạnh cho cứng lại rồi vo 1/2 thìa nhân thành những viên tròn. Đậy các viên nhân bằng màng bọc thực phẩm và làm lạnh trong tủ lạnh một lần nữa.
Bước 2: Làm vỏ bánh
Khuấy nước ấm với bột gạo nếp rồi nhào thành một khối mịn. Chia bột thành 6 phần. Che 4 phần bằng vải ướt cho khỏi khô, để lát nữa tiếp tục dùng.
Chia đôi 2 phần còn lại để thành 4 phần. Trộn các phần bột màu tự nhiên riêng với các phần bột trắng (để tạo bề mặt có vân như đá cẩm thạch). Bạn hãy thêm nước bất cứ khi nào cần thiết. Làm lần lượt cho đến khi hết bột màu và bột nếp trắng.
Lấy một phần bột 20g rồi vo thành viên tròn nhỏ, cho viên nhân vào và bọc kín. Lần lượt bóp đều viên bột bằng hai tay để đảm bảo không có vết nứt trên bề mặt. Nếu bạn cảm thấy bột khó cầm, hãy làm ướt tay trước khi nhồi nhân. Làm tương tự cho đến khi hết. Rắc nhẹ lên các viên bánh bằng bột gạo nếp để chống dính.
Đun nước sôi trong nồi (nước phải cao hơn các viên bột ít nhất 2 cm). Tiếp tục nấu thêm 1-2 phút sau khi chúng nổi lên trên bề mặt.
Nồi nước luộc đang sôi, bạn có thể thêm xíu đường với vài lát gừng tạo thành nước dùng ngọt nhẹ và thơm.
Cho viên bánh trôi ra bát, múc nước dùng chan lên, bạn có thể rắc thêm chút quế hoa (hoa mộc khô) lên cho thơm.
Món chè trôi nước nhân vừng đen đơn giản mềm ngại thơm mát, ngọt thanh sẽ khiến mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thêm ý nghĩa.
Chúc các bạn thành công!
Tận dụng gà luộc thừa nấu 3 món súp gà thơm ngon bổ dưỡng khiến cả nhà chấm 10 điểm Chị em có thể tận dụng món gà luộc để chế biến những món súp gà khai vị bổ dưỡng nữa đó! Súp gà ngô nấm Nguyên liệu: 1/2 con gà mái ta 1 bắp ngô ngọt 10 - 15 quả trứng cút 2 lòng trắng trứng gà 3-4 cái nấm rơm (hoặc nấm hương) tùy chọn 1 củ cà rốt 1/2 chén...