Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đơn giản, đầy đủ
Ngày 23 tháng Chạp, người Việt thường làm mâm cơm tiễn Táo quân lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong năm của gia chủ. Dưới đây là gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đơn giản, đầy đủ độc giả có thể tham khảo.
Theo GS. Trần Lâm Biền – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần thiết phải quá sang trọng, mâm cao cỗ đầy hay cúng bái những món vàng mã đắt tiền.
Hiện có gia đình đốt nhiều vàng mã, có cả điện thoại iPhone giấy, xe ôtô giấy, sắm cá chép quý, đắt tiền với hy vọng lễ vật càng nhiều thì càng thiêng. Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền cho rằng việc làm này không chỉ tốn kém tiền của mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống. Theo ông, khi cúng ông Công ông Táo, quan trọng nhất là sự thành tâm kính cẩn khi hành lễ.
Trước khi làm cỗ cúng, các gia đình nên dọn dẹp nhà cửa, ban thờ cho gọn gàng, sạch sẽ.
Dưới đây là gợi ý lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch):
Lễ vật
Lễ vật cúng ông Công ông Táo ở các miền có khác nhau một chút.
Ngoài bộ mũ áo và đôi hia bằng giấy người miền Bắc thường cúng cá chép sống, người miền Trung thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.
Ở miền Nam thì đơn giản hơn, người dân thường chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Mâm cỗ
Mâm cỗ mặn:
- Một đĩa gạo
- Một đĩa muối
- Một đĩa thịt lợn luộc (để nguyên miếng) hoặc gà luộc cả con ngậm hoa hồng
- Món canh: canh măng, canh khoai hoặc canh mọc
Video đang HOT
- Món xào: Các gia đình có thể tuỳ ý lựa chọn các món rau xào thịt (không cho tỏi khi xào)
- Một đĩa giò
- Một đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
- Mâm cỗ ngọt:
- Một đĩa chè kho
- Một đĩa hoa quả
- Một đĩa trầu cau
- Một đĩa chè thuốc, rượu
- Một bình hoa
Thời gian, cách thức cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo thường được cúng vào ngày 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp.
Gia chủ dù vướng bận công việc quan trọng cũng phải hoàn thành lễ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên thiên đình.
Luộc thịt heo nên quấn chặt hay để tự nhiên, đầu bếp chỉ kinh nghiệm này
Luộc thịt heo (lợn) ngọt thơm, hấp dẫn không khó nếu biết bí quyết cho thêm thứ này, thịt chín đậm đà, ngon mềm hết mức, ai cũng trầm trồ.
Để có món thịt heo luộc mềm như ý, lại trắng và thơm, không bị thâm xỉn là cả một "công phu tu tập" của những cô nàng còn vụng về việc bếp.
Khi nhắc đến món luộc, thì thịt ba chỉ và phần bắp chân của heo là hai nguyên liệu thường được sử dụng nhiều nhất.
Những phần này vừa có nạc, vừa có mỡ, nên tránh gây cho bạn cảm giác mau ngán lúc thưởng thức. Tuy vậy, mỗi bộ phận luôn có khâu xử lí khác nhau.
Món thịt lợn luộc tưởng đơn giản hóa ra không phải. Để có đĩa thịt lợn luộc thơm ngon, bạn đừng bỏ qua bí quyết dưới đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 miếng thịt lợn (thịt ba chỉ, thịt chân giò hoặc bất cứ phần thịt lợn nào mà bạn thích).
1 thìa giấm, 1 nhánh gừng, 1 củ hành khô.
Lạt hoặc dây chỉ để buộc thịt.
Cách chế biến
Thịt lợn rửa sạch, loại bỏ phần lông còn sót lại trên da. Sau đó dùng muốt hạt (muối trắng) chà xát xung quanh miếng thịt, thêm một chút giấm để rửa thịt. Cuối cùng rửa lại thịt bằng nước sạch để loại bỏ chất bẩn và khử mùi hôi.
Cuộn tròn miếng thịt theo dọc thớ (khi luộc xong sẽ thái theo thớ ngang), để phần da hướng ra ngoài.
Dùng chỉ quấn nhiều vòng quanh miếng thịt. Đầu bếp lâu năm khuyên nên buộc chặt để sau khi luộc miếng thịt vẫn giữ được hình dạng và độ săn chắc, giữ độ ngọt thơm của thịt.
Việc quấn thịt bằng dây tuy khiến cho bước luộc thịt mất thời gian hơn nhưng miếng thịt ngọt thơm, đậm vị, rất ngon.
Để thịt luộc thơm ngon hơn, bạn nên luộc 2 lần. Lần 1 luộc thịt sôi được khoảng 2-3 phút thì vớt bọt và cho thêm vài giọt giấm (hoặc nước chanh).
Lưu ý: Cách làm này có tác dụng khử mùi hôi và giúp thịt có màu trắng đẹp sau khi luộc.
Tiếp theo vớt thịt ra, rửa lại bằng nước ấm rồi cho vào nồi nước ấm sạch, luộc tiếp. Khi luộc lần 2 thì cho thêm vài hạt muối, vài lát gừng, 1 củ hành.
Muối giúp nước sôi đều, gừng, hành khử mùi hôi và tăng thêm mùi vị thơm ngon cho miếng thịt.
Để kiểm tra xem thịt chín chưa, bạn hãy lấy một chiếc đũa nhọn xuyên qua miếng thịt. Nếu không thấy nước hồng chảy ra thì là thịt đã chín.
Khi thịt chín, vớt thịt ngâm vào bát nước nguội (hoặc nước đá). Cách này giúp miếng thịt co lại một chút, giữ phom, thịt không bị khô và thẫm màu kém hấp dẫn.
Khi thịt nguội bớt bạn có thể gỡ dây buộc và thái thịt ra để ăn. Nếu muốn miếng thịt săn chắc hơn, hãy lấy màng bọc thực phẩm gói kín miếng thịt (đã nguội) và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng.
Khi ăn thì lấy ra thái miếng mỏng. Như vậy miếng thịt sẽ săn chắc và thái cũng dễ hơn, không bị vỡ nát.
2 loại gia vị không nên cho vào khi luộc thịt
Hạt tiêu
Hạt tiêu là loại gia vị tăng thêm hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn nhưng nó lại không hợp với món thịt luộc.
Khi luộc thịt, bạn đừng cho hạt tiêu vào nồi bởi mùi vị của hạt tiêu có thể lấn át mùi thơm tự nhiên của thịt, khiến món ăn không còn hương vị đặc trưng.
Sơn trà (sơn tra, táo gai)
Loại quả này được bán nhiều ở cửa hàng Đông y hoặc hàng bán đồ khô. Cho sơn trà vào hầm cùng thịt sẽ giúp thịt mềm nhanh. Tuy nhiên, nó chỉ thích hợp với những phần thịt dai như gân bò.
Nếu chỉ luộc thịt lợn, bạn đừng cho sơn trà vào nấu cùng. Ngoài ra, loại quả này có vị chua cũng có thể làm món ăn có vị lạ, không còn thơm ngon nữa.
Gìn giữ kỹ thuật chế biến rượu cần độc đáo của dân tộc S'Tiêng Cách phối trộn độc đáo giữa các men lá với nguyên liệu như lúa, gạo của dân tộc S'Tiêng tạo ra sản phẩm rượu cần mang sự khác biệt về hương vị, độ đậm đà, chất lượng. Sản phẩm rượu cần của dân tộc S'Tiêng tại sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước: (Ảnh: K GỬIH/TTXVN) Mới đây,...