Gợi ý 5 thực đơn tiết kiệm mùa dịch dưới 100.000 đồng
Trong mùa dịch này, việc tiêu xài cân đối sao cho thật hợp lý cũng là một điều cần lưu ý.
Nhất là trong khi tình hình dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp. Đồng thời sẽ có nguy cơ kéo dài thời gian giãn cách xã hội. Thì việc cân đối thu chi lại càng quan trọng kể cả trong những bữa ăn hàng ngày. Cùng amthucvietnam365 tham khảo thực đơn món ngon mùa dịch tiết kiệm dưới 100.000 đồng nhé.
Thực đơn 1: Cá bạc má kho tiêu, Canh bí đao, Su hào xào thịt bò
Cá bạc má 200gr
Thịt bò 200gr: 35.000 đồng
Su hào 300gr
Bí đao 500gr
Thịt ba chỉ 100gr
Cà rốt 1 củ
Tỏi, hành lá, ớt
Cá bạc má kho tiêu
Với món cá bạc má kho tiêu thơm ngon cùng với thịt cá mềm. Nhưng lại không hề bị bở và ăn cùng với thịt ba chỉ. Thêm vào đó là một ít tiêu thơm ngon cùng gia vị được nêm nếm rất vừa phải và vô cùng rất đậm đà. Món ngon mùa dịch này dùng cùng với cơm nóng nữa thì còn gì bằng.
Su hào xào thịt bò
Từng miếng su hào và cà rốt giòn, ngon ngọt kết hợp với thịt bò mềm và thơm. Đặc biệt là thấm vị sẽ tạo nên món su hào xào thịt bò rất thơm ngon và đưa cơm.
Canh bầu sao
Món canh bí đao đơn giản dễ gặp. Hương vị vô cùng thanh đạm mà lại bắt cơm vô cùng. Cùng với nước canh trong veo, vị ngọt thanh nhẹ nhàng ăn cùng miếng bầu mềm, bùi bùi thật hấp dẫn.
Thực đơn 2: Bao tử cá ba sa xào cải chua và món rau dền luộc cùng canh dưa bò
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 200gram thịt bò: 35.000 đồng
- Tỏi, ớt: khoảng 5.000 đồng
- 200gram bao tử cá ba sa làm sạch: 27.000 đồng
Video đang HOT
- Cải chua: mua 20.000 đồng
- 500gram rau dền: 12.000 đồng
Món 1: Bao tử cá ba sa xào cùng cải chua
Bao tử cá ba sa được xào cùng cải chua hấp dẫn là nhờ ở vị cải chua đậm đà. Thêm chút vị chua chua, cay nhẹ và kết hợp cùng bao tử cá giòn dai lạ miệng.
Cách chế biến các món ăn cũng khá là đơn giản. Những cũng không quá cầu kỳ. Đặc biệt sau khi sơ chế các nguyên liệu thì bạn chỉ cần cho lên bếp và xào. Trong khoảng thời gian chờ bao tử cá ba sa cùng xào cải chua chín thì bạn cũng có thể chuẩn bị những nguyên liệu cho các món ăn khác.
Món 2: Rau dền luộc
Món rau dền luộc cũng có hương thơm đặc trưng cùng với màu đỏ bắt mắt. Chúng không mang hương vị quá hấp dẫn nhưng khị có sự hiện diện của món ăn luộc nằm trong thực đơn. Thì chúng sẽ giúp cân đối các khẩu vị, khiến cho bữa cơm thêm ngon miệng và cũng đầy đủ dinh dưỡng hơn. Chúng còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong những ngày giãn cách.
Món 3: Canh dưa bò
Cuối cùng món canh dưa bò sẽ là một điểm nhấn thực sự ấn tượng cho loại thực đơn này cùng với vị ngon hấp dẫn. Đối với tín đồ ẩm thực và đặc biệt là khi dùng chung cùng với cơm nóng. Cách chế biến món canh này cũng rất đơn giản và dễ thực hiện cũng như không tốn nhiều nhiều thời gian chế biến.
Thực đơn 3: Bò kho cà rốt cùng Canh nghêu rau muống
Bò gân 300gram: 45.000 đồng
Hành, tỏi và sả: 5.000 đồng
Cà rốt 2 củ: khoảng 5.000 đồng
Gói bột gia vị nấu bò kho: 8.000 đồng
Rau muống 500gram: 10.000 đồng
Nghêu 500gram: 20.000 đồng
Chỉ sử dụng với 2 nguyên liệu mà chủ yếu là thịt bò và cà rốt. Thì bạn đã có ngay món bò kho cà rốt vô cùng hấp dẫn rồi.
Món ăn thơm lừng với hương thơm từ sả, hành tím và tỏi cùng với thịt bò mềm thật thấm vị. Cà rốt dẻo, bùi cùng với nước sốt đậm đà và lôi cuốn. Món ăn này cũng có thể ăn kèm cùng với bánh mì, hủ tíu thay cơm cũng vô cùng ngon
Canh nghêu với rau muống
Canh được nấu vừa đạt chín tới và vẫn giữ được độ tươi, giòn của rau muống. Bên cạnh cùng vị ngọt tự nhiên của thịt nghêu thơm ngọt. Thêm chút vị cay nồng của ớt và gừng càng làm món ngon mùa dịch thêm bắt vị và thật thơm ngon.
Thực đơn 4: Cánh gà sốt me, đậu que luộc và canh bí đỏ đậu phộng
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 400g cánh giữa gà: 40.000 đồng
- 500g đậu que: 17.000 đồng
- Tỏi, ớt: 5.000 đồng
- Me: 5.000 đồng
- 400g bí đỏ: 8.000 đồng
- Đậu phộng: 5.000 đồng
Cánh gà sốt me
Cánh gà mềm cùng với phần thịt dai dai. Món ăn kết hợp cùng với vị sốt me chua chua mang đến một hương vị rất đậm đà
Đậu que luộc
Đậu que là một nguyên liệu thực phẩm quá quen thuộc trong các bữa cơm hằng ngày. Nó không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng và đậu que còn khá ngon miệng. Chúng có thể được chế biến theo các cách khác nhau. Nhưng lại vẫn giữ được độ ngọt thanh đầy hấp dẫn và bắt khẩu vị.
Để kết hợp cùng với món cánh gà sốt me và món đậu que luộc. Với món canh bí đỏ nấu đậu phộng sẽ là một lựa chọn hàng đầu bởi một hương vị thanh đạm.
Thịt viên rim tỏi ớt – Lòng gà xào mướp – thực đơn mùa dịch
Thịt heo xay 400gram: 60.000 đồng
Mướp 500gram: 11.000 đồng
Hành lá, tỏi, ớt: 6.000 đồng
Lòng gà tươi 300gram: 18.500 đồng
Thịt viên rim tỏi ớt
Nếu như bạn đang muốn thay đổi một khẩu vị gia đình thêm đa dạng. Thì món thịt viên rim tỏi ớt đúng là sự lựa chọn tốt. Cùng với viên thịt to, thơm lại còn mềm bó. Bên cạnh đó thật ẩm và thấm đẫm nước sốt đậm đà, mặn mặn vừa ngọt ngọt. Thịt được rim cùng với tỏi ớt nên càng tăng thêm hương vị cho món ngon mùa dịch.
Mướp có chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng chúng rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó cùng với các món ăn từ mướp cũng vô cùng đa dạng và rất thơm ngon. Đặc biệt là có món lòng gà xào mướp. Mướp mềm và xanh mướt với vị ngọt nhẹ cùng lòng gà giòn và sần sật. Cả 2 kết hợp lại tạo nên món ngon mùa dịch thơm ngon, bổ dưỡng vô cùng.
Rau luộc thực đơn mùa dịch bệnh
Cơm không rau như đau không thuốc". Rau là món ăn thiết yếu cho mỗi bữa cơm gia đình. Thật khó tưởng tượng là trong mỗi bữa ăn của người Việt ta lại không có rau.
Bây giờ đi ăn tiệc (tiệc lớn tiệc nhỏ, tiệc thành phố tiệc nông thôn...) nhìn mâm cỗ mà sợ. Xung quanh toàn những món thịt, cá, tôm, hải sản chế biến cầu kì, chất đầy. Rất ít rau mà nếu có cũng chỉ "chạy qua hàng rau" cho phải phép.
Rau có thể được chế biến thành nhiều món: xào, nấu canh, luộc, chần, nộm, rau ghém (ăn sống),... Trong những món ấy, luộc là cách ăn truyền thống của người Việt bao đời nay.
Nói thế vì rất nhiều dân tộc trên thế giới không ăn món luộc. Họ chỉ dùng rau để ăn sống (dưa chuột, xà lách, cà chua), nấu xúp, xào hay muối thành dưa (bắp cải chẳng hạn).
Khoa học dinh dưỡng khuyên người ta nên ăn thực phẩm càng trực tiếp càng tốt. Tất nhiên gạo phải nấu, thịt, cá phải rán, kho, nướng. Nhưng nói chung, các món ăn (nhất là rau) thì không nên qua quá nhiều công đoạn "sao, rán, tẩm, hấp" vì như thế, chất dinh dưỡng dễ bị hư hao, mất mát.
Vì vậy, luộc chính là giải pháp đơn giản, ít tốn công, ít tốn nhiên liệu, ít gia vị... Chả cứ gì rau, thịt lợn, thịt gà, thịt ngan, thịt vịt... đem luộc vẫn rất ngon lành, hấp dẫn. Lòng lợn luộc chấm mắm tôm chanh ớt, gà luộc chấm muối chanh ớt xem. Vẫn là những món rất quen thuộc mà ta ăn mãi không thấy chán.
Ngày xưa, ở nông thôn (quê tôi) chỉ luộc rau muống, rau cải, rau rút, rau lang, su hào, bắp cải... Bây giờ, người ta luộc đa dạng hơn. Rau mồng tơi, rau ngót, rau bí, rau má, rau tập tàng, tầm bao, tầm bóp, bò khai, mướp hay bí bầu, đều luộc tất. Nhà hàng đặc sản cũng có nhiều thực đơn luộc. Một đĩa rau lang, rau bò khai, rau tầm bao, rau má, lặc lày... luộc chấm nước mắm, xì dầu hay kho quẹt sẽ bị nhà hàng, khách sạn tính "giá trên trời" đó.
Luộc rau rất dễ. Nhưng luộc sao cho có được một đĩa rau ngon không dễ. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố; chọn nguyên liệu: rau bánh tẻ tươi non, không dập nát; lượng nước luộc vừa phải (ít quá rau sẽ đỏ, mất màu, nhiều nước sẽ nhạt); muối nêm cho trước, điều chỉnh lửa hợp lí (đun sôi mới cho rau, khi cho rau vào giữ lửa to, sôi bốc, sôi rồi thì không đậy kín, để lửa vừa phải, không nhỏ quá vì như thế rau lâu chín, dễ nát và đỏ rau).
Có những món luộc rau hỗn hợp, như rau dền lẫn rau mồng tơi, rau muống lẫn rau rút, thì hoặc là luộc riêng, hoặc luộc cho một rau đã chín (nếu rau đó lâu chín) rồi mới cho rau kia vào (muống luộc với rau rút chẳng hạn). Nói chung, không nên để nồi luộc quá đầy. Ngay cả khi luộc một loại, nếu lượng rau nhiều cũng nên chia thành nhiều mẻ thì rau mới ngon và xanh. Nên nhớ, nước rau tuy là một món "sản phẩm phụ", nhưng sẽ làm bữa ăn ngon hơn (bát nước rau tráng miệng hơn hoa quả đấy). Không gì hấp dẫn hơn, những ngày hè nóng nực, khi ta đi làm về mệt nhọc, nhìn mâm cơm mới dọn, có đĩa tôm rang đỏ au (hay đĩa thịt gà kho lá chanh), đĩa rau muống luộc chần rau rút, bát tương vàng tươi, ít cà pháo và bát nước rau vắt chanh (hay dầm sấu, lá me) thật là quyến rũ.
Có những rau nên luộc vừa phải, hơi tái hoặc chần qua (như rau muống, rau cần, lá hành, tỏi) mới giòn và ngon. Ở quê tôi, có những bãi rau muống bị hạn, ít nước, sẽ hơi cằn và già, gặp mưa rào to ngập nước (như vừa rồi), ngọn đua non xanh, đem luộc chín tái giòn rất thú vị...
Nhưng rau ngon còn phải nước chấm ngon. Nước chấm là "một phần không thể thiếu" để hoàn tất món rau. Có nhiều loại nước chấm để chọn lựa sao cho phù hợp: nước mắm, nước tương, mắm tép, mắm cáy, mắm cua, mắm cáy, xì dầu và cả mắm tôm. Nước nào thì nước, cứ phải loại nguyên chất, không pha chế lung tung (trừ thêm các vị như chanh, ớt nếu cần), không đun nấu lại. Có người thích phi hành mỡ rồi cho nước mắm, tương, mắm tôm đun lên, cũng là một sở thích. Nhưng ngon nhất vẫn là sản phẩm "mộc". Nước mắm quê làm thủ công (hơi nặng mùi, mặn nhưng đậm đà), tương ngấu đựng trong cong để ngoài vườn, mắm cáy đựng trong hũ đỏ tươi... rót ra chấm rau, nhẩn nha nhai kĩ mới thấy "cuộc đời vẫn đẹp sao".
Muống luộc chấm mắm tôm chanh
Cho mai với trúc, cho anh với nàng.
Vườn rau nhà tôi hiện chỉ còn rau mùng tơi được đưa vào thực đơn luộc và nấu canh. Rặng mùng tơi thật giản dị, cần cù, bền bỉ, đúng chất nhà nông. Mùng tơi cứ đua ngọn lên xanh bất chấp nắng táp mưa sa. Hệt như "niêu cơm Thạch Sanh", ngày nào tôi cũng hái, hái hôm trước hôm sau cây lại đâm lá đua chồi mới như thách thức. Mùng tơi luộc chấm tương Thái Nguyên (do cô Đào Vân, Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên vừa gửi tặng) đã làm cho bữa cơm nhà tôi đậm đà hương vị.
Mặc cho giãn cách kéo dài
Mùng tơi vẫn cứ ăn hoài không vơi
Mời em đến thăm nhà tôi
Rau xanh xanh cả bầu trời Lạc Trung.
Món khổ qua xào mới lạ vừa ngon vừa lạ miệng Món khổ qua xào mới lạ vừa ngon vừa lạ miệng ngon tuyệt không còn bị đắng mà trở thành món ngon lành mạnh, tốt cho sức khỏe của cả gia đình. Món khổ qua xào mới lạ vừa ngon vừa lạ miệng Nguyên liệu làm món khổ qua xào ngon lạ miệng: 3 trái khổ qua. Gia vị các loại. Thịt heo,...