Gỏi tôm sống vừa ăn vừa xuýt xoa
Cái ngọt thanh của thịt tôm, hương thơm của hành tây, của sả hòa trong vị cay nồng của mù tạt khiến bạn phải xuýt xoa khi thưởng thức.
Gỏi tôm sống hay còn gọi là gỏi tôm ngũ vị là một món ăn hoàn toàn. Không như các món gỏi tôm phổ biến như: gỏi tôm ngó sen, gỏi rau muống tôm thịt, gỏi vả trộn tôm… được làm từ tôm luộc chín. Tôm sử dụng trong món gỏi này được để sống, trộn chung với các loại rau và ăn kèm với mù tạt (wasabi).
Gỏi tôm sống là sự pha trộn của rất nhiều hương vị, đem đến món ăn lạ miệng cho bạn. Ảnh: K.H.
Nguyên liệu chính và quan trọng nhất của món ăn là tôm. Muốn có món gỏi vừa thơm ngon, vừa có vị thanh ngọt thì bạn phải chọn những con tôm sú còn tươi sống, thịt tôm săn chắc. Lưu ý không nên chọn tôm to quá, vì sẽ khó thấm gia vị, nhưng cũng không nên chọn tôm nhỏ quá vì lột vỏ tôm sẽ rất khó, thịt tôm ít nên không hấp dẫn khi ăn. Lý tưởng nhất là chọn những con tôm to bằng ngón tay người lớn.
Video đang HOT
Thịt tôm được trộn với hỗn hợp mù tạt nên săn chắc và mất đi mùi tanh. Ảnh: K.H.
Tôm mua về bóc hết vỏ, bỏ đầu. Rửa lại tôm với nước sạch, để ráo nước sau đó dùng dao thái dọc con tôm thành hai phần, điều này vừa giúp tôm dễ thấm gia vị lại vừa đẹp mắt. Nguyên liệu để trộn gỏi gồm có hành tây, sả, gừng, húng thơm và ớt xanh, tất cả được thái nhỏ. Gỏi tôm sống không thể thiếu hỗn hợp mù tạt pha kèm với nước tương, nếu bạn không phải là người ăn cay giỏi thì chỉ nên pha một lượng mù tạt vừa đủ. Chính vị cay nồng của hỗn hợp này làm tôm chín tái, mất đi mùi tanh, đem lại sự ngon miệng cho người ăn.
Cho tất cả các nguyên liệu vào một chiếc thau nhỏ, cho tôm vào, rưới đều hỗn hợp mù tạt lên, trộn thật đều cho ra đĩa và thưởng thức. Gắp một miếng gỏi cho vào miệng để cảm nhận hương thơm của các loại rau hòa trong vị cay nồng của mù tạt đem đến một hương vị hoàn toàn mới, khiến bạn phải xuýt xoa.
Theo Vnexpress
Về Châu Đốc thưởng thức gỏi lạ sầu đâu
Món ăn là sự pha trộn giữa vị đắng của lá sầu đâu, cái mằn mặn của khô cá sặt, chua của xoài, hương thơm nồng các loại rau rất hấp dẫn.
Sầu đâu là loại cây hoang dã, mọc nhiều nhất ở Châu Đốc (An Giang), Kiên Giang, Bạc Liêu... Không như cây sầu đâu (sầu đông) phổ biến ở miền Trung, có hoa màu tím, lá độc không ăn được. Cây sầu đâu ở miền Tây có hoa màu trắng, lá có vị đắng, thường được người dân ở đây chế biến thành món gỏi sầu đâu ngon miệng.
Lá và hoa cây sầu đâu. Ảnh: K.L.
Hàng năm, vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 Âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa. Nếu có dịp ghé chợ Tri Tôn (Châu Đốc - An Giang) vào thời gian này, bạn có thể thấy từng bó lá và hoa sầu đâu được bán đầy trong chợ. Người dân thường mua lá và bông sầu đâu về, trộn chung với các nguyên liệu khác như khô cá sặt, thịt ba chỉ, dưa leo, xoài sống, các loại rau thơm... tạo nên món gỏi sầu đâu đặc trưng nổi tiếng ở vùng đất này.
Gỏi sầu đâu nổi tiếng của vùng Châu Đốc - An Giang. Ảnh: K.L.
Lá sầu đâu có vị đắng nên sau khi lặt những lá non, rửa sạch, người ta thường cho lá vào nồi chần với nước sôi cho bớt vị đắng. Các nguyên liệu khác được chế biến đơn giản, thịt ba chỉ luộc chín và thái sợi, tôm luộc chín bóc bỏ vỏ. Khô cá sặt nướng chín và xé nhỏ, xoài xanh gọt vỏ, thái sợi nhỏ, dưa leo rửa sạch, thái sợi.
Trộn tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau, rưới đều nước mắm ớt tỏi pha chua ngọt lên trên, trộn lại thật đều cho thấm gia vị là được. Gắp một miếng gỏi sầu đâu chấm và thưởng thức. Vị béo của thịt, ngọt của tôm, chua của xoài hòa lẫn vị hơi đắng của lá sầu đâu thấm dần vào vị giác tạo nên một cảm giác lạ miệng và thơm ngon rất khó diễn tả.
Theo Vnexpress
[Chế biến] - Gỏi đu đủ tôm thịt Món gỏi đu đủ tôm thịt thật hấp dẫn nhờ độ giòn của cọng đu đủ non cùng vị chua chua ngọt ngọt dễ ăn của nước chấm sẽ là món ngon tuyệt vời cho hè này! Chuẩn bị: - 1 trái đu đủ xanh - 2 củ cà rốt, 1 củ hành tây - 1 quả chanh - 300g thịt ba chỉ...