Gỏi sứa Minh Châu
Sứa biển, trong tưởng tượng của nhiều người là loài vô dụng, có thể gây hại, thế nhưng người vùng biển đã khéo léo chế biến thành món ăn hấp dẫn, nhất là gỏi sứa.
Gỏi sứa lấy từ chân và mũ sứa, khi ăn chấm với mắm và các loại rau, gia vị.
Tới Minh Châu dịp tháng 3, chúng tôi được thưởng thức món ăn ngon khó quên này. Có lẽ đây cũng là món lạ miệng mà ít nơi chế biến theo cách này.
Anh Nguyễn Văn Linh (thôn Nam Hải, xã Minh Châu) ngư dân địa phương có nhiều năm đi biển kể: Sứa biển vốn là loài thuỷ sinh, thân hình tán như chiếc ô, có nhiều tua, trong suốt, chứa nhiều nước, chúng sống trôi nổi trên biển. Trước đây rất ít người vớt sứa về ăn nhưng nay thì khác. Mùa sứa biển về, người dân đi vớt rất đông. Sứa trở thành “vàng trắng” – quà từ biển. Nếu không vớt, hết mùa sứa cũng chết, tan ra trong nước biển.
Ở Minh Châu, sứa nhiều, ngon nhất là vào giữa vụ, dịp tháng 3-4 dương lịch. Vào những ngày trời ấm, lặng gió là lúc sứa nổi rất nhiều, ngư dân chọn con nước đi vớt. Sứa có thể chế biến nhiều món nhưng lạ miệng và thú vị nhất có lẽ là món gỏi sứa theo cách của người dân biển.
Phân chân sưa va mu sưa gion, ngon đươc sư dung lam goi sưa rât hơp.
Video đang HOT
Để chế biến món này, sứa khi bắt về vẫn còn mùi tanh, nhiều nước, cát nên quan trọng là làm sạch sứa. Cách truyền thống người dân Minh Châu hay làm là ngâm sứa với nước chè đặc hoặc lá ổi đun kỹ cùng các gia vị khác cho hết nhớt, ép cho hết nước mặn, vị nồng. Thế nhưng cách này rất tốn công, mất thời gian. Gần đây người dân áp dụng kỹ thuật mới bằng cách quay li tâm, ngâm sứa với muối từ 3-4 ngày.
“Sau khi làm sạch, sứa được mang đi ngâm cho nhạt bớt, trần bằng nước ấm, vớt để cho ráo nước rồi thái nhỏ. Sau đó tiếp tục ngâm sứa trong nước với vài củ gừng đập dập, chút rượu trắng cho tới khi miếng sứa hơi se lại. Việc này sẽ loại bỏ nốt vị tanh, đồng thời làm trắng, giòn miếng sứa. Lúc này sứa có thể ăn gỏi, gói với đa nem và các loại rau, gia vị mang vị chua, cay, chát như: Ớt, dứa, rau thơm, chuối xanh, đặc biệt không thể thiếu lá mui biển. Nước chấm có thể là mắm cá nguyên chất, mắm pha hoặc xì dầu mù tạt tùy khẩu vị mỗi người” – anh Linh chia sẻ.
Để có món gỏi sứa ngon cần sơ chế sứa thật kỹ.
Thật thú vị khi thưởng thức gỏi sứa giòn sần sật với mùi thơm của lá mui biển, vị chát của chuối, cay của ớt hòa làm một tan trong miệng. Cái ngon của món gỏi sứa là vừa có cảm giác mát, vừa có độ tươi, giòn. Gỏi sứa ăn nhiều không có cảm giác ngán, trái lại càng ăn càng thích.
Chết thèm... gỏi sứa
Chỉ bằng vài động tác thuần thục, những đàn sứa dập dìu trên mặt nước trong xanh trong phút chốc đã nằm gọn lọn trong mẻ lưới của các ngư dân lão luyện.
Chỉ bằng vài động tác thuần thục, những đàn sứa dập dìu trên mặt nước trong xanh trong phút chốc đã nằm gọn lọn trong mẻ lưới của các ngư dân lão luyện.
Một số người dân quê tôi, thỉnh thoảng khi đến ngày chủ nhật lại lục tục rủ nhau bơi thúng ra các ghềnh đá quanh vịnh Đà Nẵng để câu cá. Họ coi đây là một thú vui giúp đầu óc thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng.
Không chỉ được đắm mình trong không gian yên bình của biển cả, mà cánh đàn ông còn có thể tranh thủ kiếm vài con cá cho vợ góp vào làm phong phú thêm bữa cơm gia đình.
Trong những chuyến đi câu kiểu lãng tử như thế, nhiều lần trên đường vào bờ, đám đàn ông thường cho thúng cặp sát những chiếc thuyền của ngư dân thả lưới đánh bắt sứa, vừa xem họ đánh bắt sứa ra sao, vừa tranh thủ hỏi mua một ít về làm mồi nhậu lai rai khi hoàng hôn buông xuống.
Chỉ bằng vài động tác thuần thục, những đàn sứa dập dìu trên mặt nước trong xanh trong phút chốc đã nằm gọn lọn trong mẻ lưới của các ngư dân lão luyện. Những con sứa trắng muốt tung tẩy, uốn éo nhẹ nhàng dưới ánh chiều trông thật là thích mắt.
Đem bịch sứa về nhà trao cho vợ, không cần nói nhiều, chỉ một lát sau mấy ông đã có ngay đĩa gỏi sứa nằm chễm chệ trên chiếc chiếu trải sẵn trước hiên. Ánh hoàng hôn lịm tắt là cũng đúng lúc đĩa gỏi sứa và những chung rượu ấm tình xóm giềng rôm rả một góc sân.
Trong đám bạn nhậu thân tình ấy, vợ của anh Ba xóm dưới nổi tiếng chế biến món gỏi sứa tuyệt cú mèo, nên hầu như lần nào kiếm được mớ sứa tươi, đám chiến hữu chúng tôi cũng lục tục kéo đến nhà anh để... hưởng sái.
Sứa đem từ biển về rất nhiều nước và có vị tanh tanh của biển, nên khâu đầu tiên là phải đánh bay mùi tanh. Ngâm sứa vào hỗn hợp lá ổi đập dập cùng với nước ấm trong khoảng 10 phút, vớt ra ép cho bớt nước, rửa sạch, mùi tanh sẽ không còn.
Bước tiếp theo, lấy miếng thịt heo ba chỉ cho vào nồi luộc chín, rồi vớt ra để ráo, xắt mỏng, đem trộn chung với sứa cùng nước mắm tỏi ớt, vắt thêm vài lát chanh.
Cho thêm vào nắm đậu phộng rang giòn, một ít dưa leo, cà rốt bào sợi, rau thơm, rau quế, hành lá, tía tô xắt nhỏ... trộn đều lên và đặt bên cạnh vài cái bánh tráng nướng xứ Quảng là món ăn trông hớp hồn ngay.
Lúc này, chỉ cần bẻ một miếng bánh tráng nhỏ xúc từng miếng gỏi sứa nhẹ nhàng cho vào miệng, âm thanh sừn sựt giòn tan của sứa cùng với hương vị the the của chanh, béo béo của thịt, bùi bùi của đậu phụng và mùi thơm của các loại gia vị khác khiến đám chiến hữu chúng tôi khó lòng cưỡng lại việc ăn miếng thứ hai.
Còn gì thú vị bằng, khi mỗi chiều cuối tuần cùng với bạn bè đưa cay bên đĩa gỏi sứa với những câu chuyện buồn vui trong âm thanh rì rào của sóng biển.
Theo Thanhnien
Ẩm thực Nha Trang giữa lòng Sài thành. Nhà hàng Khoái, nơi hội tụ gần như đầy đủ những món ăn Nha Trang từ những món đặc sản truyền thống đến những hải sản tươi ngon, an toàn. Nhà hàng Khoái nói không với thực phẩm đông lạnh, không rõ nguồn gốc và cẩu thả trong việc bảo quản. Với mong muốn đưa ẩm thực Nha Trang đến gần hơn thực...