Gói mì bẻ nửa ăn qua bữa, nuôi giấc mơ làm thẩm phán
11h trưa, có tiếng gõ cửa ký túc xá, tiếng người vọng vào: “Ai gọi cơm, ra nhận nhé”. Nhóm sinh viên lục tục ra nhận cơm, ở trong phòng có một cô gái lặng lẽ đến góc tủ cá nhân, lấy ra gói mì bẻ một nửa rồi nhai sống cho qua cơn đói.
Từ ngày xuống thủ đô, Long Thu Nguyệt chỉ dám ăn mì gói qua bữa – Ảnh: HÀ THANH
“Có rất nhiều việc phải lo, ăn mì gói cũng không no lắm đâu, nhưng mình khổ cũng phải chịu vì còn lo cho việc học. Cũng chỉ dám mua mì gói, mà ở đây mì cũng đắt hơn trên quê nên mình không dám ăn nhiều, chỉ ăn nửa gói thôi” – đôi tay đan chặt vào nhau, Long Thu Nguyệt, 18 tuổi, tân sinh viên Học viện Tòa án, cố ngăn giọt lệ nơi khóe mắt.
Thông tin từ cô giáo về học bổng Tiếp sức đến trường đã tiếp thêm sức mạnh cho mình bước vào đại học, để thực hiện hoài bão trở thành một thẩm phán giỏi giúp ích cho xã hội.
Trích lá thư Long Thu Nguyệt gửi đến Quỹ học bổng Tiếp sức đến trường
Không cho phép gục ngã
Mới chân ướt chân ráo từ Cao Bằng xuống Hà Nội học tập, Nguyệt đã bị rơi mất ví. Dù trong ví chỉ vỏn vẹn hơn 300.000 đồng tiền mặt, nhưng khổ nhất là mất chiếc thẻ ATM có số tiền Nguyệt dành dụm được từ việc đi làm thêm. Chỉ 300.000 đồng nhưng Nguyệt nói nếu ráng tiết kiệm cũng được 3 tuần nữa, vậy mà giờ chẳng biết xoay xở ở đâu. Không bà con thân thích, bạn bè trong phòng xúm lại cho em vay được 50.000 đồng, Nguyệt chỉ dám mua mì gói ăn tạm qua bữa.
Cô chú đi làm ăn xa để lại cho gia đình Nguyệt ngôi nhà nhỏ ở thị trấn Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Cha đi làm thuê làm mướn, đi phụ xây kiếm tiền công theo ngày, mẹ ở nhà làm 2 sào ruộng rồi chăm thêm đàn heo đặng nuôi Nguyệt cùng em trai ăn học.
Vừa học, Nguyệt vừa phụ giúp mẹ làm việc nhà, đi học về là thái rau chăm đàn heo, sáng dậy thật sớm cắt rau cho mẹ kịp bán buổi chợ ban mai. Dịch đến, đàn heo chết mất một nửa, tiền lãi chồng chất.
Đã nghèo còn gặp cái eo
Ngày nhận tin đỗ đại học, Nguyệt vỡ òa trong vui sướng, mọi mỏi mệt suốt hơn một tháng qua dường như tan biến. “Vui nhất là lúc nhận được giấy báo, bố mẹ vui lắm, mình cũng vui lây”, Nguyệt vui mừng nhớ lại.
Thấy gia đình mình không được như người ta, mình phải cố gắng thật nhiều để gia đình được tốt hơn. Những lúc được mọi người khen vì đạt điểm cao, mình thấy rất vui và càng quyết tâm nỗ lực hơn nữa.
LONG THU NGUYỆT
Mới thi xong THPT quốc gia, Nguyệt đón xe từ thị trấn Nguyên Bình qua huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) xin trông tiệm tạp hóa thuê. Tiệm tạp hóa lớn lắm, cô làm quần quật cả ngày, thậm chí sức vóc con gái chẳng nề hà nhận bốc vác từng bao gạo nặng chừng 15 – 20kg. “Tại mình làm quen rồi nên coi như mình tập thể dục. Tính ra làm ở đó cả thứ bảy, chủ nhật, có lúc tăng ca đêm là hơn một tháng trời, mình kiếm được hơn 3 triệu đồng”, Nguyệt nói.
Mẹ của Nguyệt xoay xở vay thêm 5 triệu đồng, hàng xóm láng giềng mỗi người cũng gom góp một ít, người cho 10.000 đồng, 20.000 đồng, người 100.000 đồng động viên, khích lệ cô gái dân tộc Tày bước đến giảng đường đại học.
Video đang HOT
Cả đời cha mẹ chưa bao giờ được đặt chân xuống mảnh đất thủ đô. Ngày nhập học, Nguyệt được cô ruột dẫn xuống trường cho an tâm rồi cô về vùng cao. Một mình Nguyệt ở lại giữa thủ đô với đầy rẫy lo toan cho chặng đường tương lai phía trước.
Số tiền đóng học ban đầu gần 7 triệu đồng, còn lại bỏ chút tiền mặt trong ví và giữ trong thẻ ATM đặng có việc cần đến. Mất ví tiền, giờ Nguyệt chẳng có lấy nổi một đồng, không biết xoay xở ở đâu.
Bạn bè trong ký túc xá có cha mẹ đưa đón, đồ đạc chất đầy giường. Nguyệt chỉ có vỏn vẹn tấm chăn mỏng và ít quần áo mang xuống, chút ít sách vở. “Cũng có tủi thân đôi chút, một mình mình ở đây, cũng may có các bạn cùng phòng nói chuyện cho đỡ buồn”, Nguyệt bày tỏ.
Nguyệt nói, dù phía trước sẽ còn nhiều khó khăn thử thách, bạn sẽ quyết tâm học đến cùng.
Với nỗ lực không ngừng, trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Long Thu Nguyệt đạt thủ khoa đầu vào. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Nguyệt đạt được số điểm 28,75 (tính cả điểm cộng) khối C, đỗ vào Học viện Tòa án.
Bạn đọc có thể đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ ủng hộ kinh phí học bổng, chỗ ở, phương tiện học tập… cho tân sinh viên, giúp các bạn vững tin trong học tập.
Kinh phí học bổng chuyển về: phòng tiếp bạn đọc báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ các khu vực.
Chuyển khoản vào tài khoản báo Tuổi Trẻ số 113000006100, Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 TP.HCM hoặc ví điện tử MoMo “Chung tay cùng Tuổi Trẻ”. Nội dung chuyển tiền: “Ủng hộ học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên”.
Thủ khoa Học viện Tòa án tiết lộ bí quyết để học hứng thú, hiệu quả
Với số điểm tốt nghiệp 3.46/4, chính Phan Huyền Trang cũng bất ngờ khi trở thành thủ khoa đầu ra của Học viện Tòa án.
Theo Phan Huyền Trang, thủ khoa đầu ra năm 2020 của Học viện Tòa án, để đạt được thành công, chúng ta cần tìm ra khao khát từ chính bản thân mình, và khi đã đạt được rồi thì phải tiếp tục đặt ra mục tiêu tiếp theo chứ không được "ngủ quên trên chiến thắng".
Yêu thích làm Thẩm phán từ nhỏ
Khi còn nhỏ, Huyền Trang có vô tình xem được chương trình "Tòa tuyên án" của VTV, đây cũng là lần đầu tiên cô biết đến hoạt động xét xử của Tòa án.
Trang tâm sự: "Khi xem chương trình, vị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi ấy đã làm mình rất ấn tượng. Từ trang phục, phong thái uy nghiêm đến kiến thức rộng lớn làm mình rất ngưỡng mộ. Từ hôm đó mình chưa bỏ qua bất kì tập nào của chương trình "Tòa tuyên án".
Trang đặt ra mục tiêu cho mình phải thật cố gắng để trở thành cô sinh viên của Trường đại học Luật Hà Nội. Nuôi dưỡng niềm đam mê, Trang tìm rất nhiều sách và tài liệu liên quan đến Luật.
Trang chia sẻ, hồi nhỏ cô rất ít đọc sách, thậm chí là không đọc vì rất lười, nhưng từ khi tìm được niềm đam mê của mình, việc đọc sách đối với Trang chưa bao giờ thú vị như vậy.
Đến năm lớp 12, Trang được biết Học viện Tòa án tuyển sinh khóa đầu tiên, cô vui mừng khôn xiết, "giống như định mệnh vậy, đúng năm mình thi đại học thì Học viện Tòa án bắt được thành lập, bạn không thể tượng tượng được cảm xúc của mình khi đó đâu, vui hơn khi biết mình đạt học sinh Giỏi hay bất cứ danh hiệu nào".
Từ đó Huyền Trang càng nỗ lực hơn để đi đến mục tiêu của mình. Trang tin rằng đây chính là cơ hội mở ra cho mình, và mình chỉ cần cố gắng nữa thôi, sự cố gắng giống như một chất xúc tác để Trang có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Quả thực là như vậy, nhờ sự chăm chỉ cùng với niềm đam mê Trang đã thi đỗ vào Học viện Tòa án với số điểm 28 trong niềm vui và tự hào của gia đình.
Huyền Trang trong lễ tốt nghiệp. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Phải luôn luôn đặt ra mục tiêu cho bản thân
Đỗ vào Học viện Tòa án chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường thực hiện ước mơ của mình, Trang luôn hiểu điều đó. Chính vì vậy khi mới đặt chân vào trường cô đã tự đặt ra mục tiêu cho từng năm học và mục tiêu của bốn năm học.
"Việc đặt ra mục tiêu cho bản thân rất quan trọng, vì mình từng là người chỉ biết sống hôm nay không nghĩ đến ngày mai.
Khi bản thân không có mục tiêu tức là không có phương hướng, mà khi bạn không có phương hướng thì mọi thứ bạn làm đều không có ý nghĩa cho tương lai", Trang nói.
Huyền Trang không đặt ra mục tiêu phải trở thành thủ khoa đầu ra của trường, Trang đặt ra mục tiêu trở thành một người tự tin với ước mơ của mình, tự tin với những kiến thức mình đã lĩnh hội được.
"Thứ nhất đó là làm sao lĩnh hội được tốt nhất, hiệu quả nhất những kiến thức được học tại đây.
Hơn nữa là rèn luyện, khám phá năng lực của bản thân trong các hoạt động của Học viện cũng như bên ngoài từ đó có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
Bởi trước đây tôi khá là trầm, do đó tôi thiếu nhiều kỹ năng mềm, sự trải nghiệm bên ngoài trang sách.
Trong khi đó, muốn thành công ở bất cứ lĩnh vực nào thì ngoài kiến thức chuyên môn vững chắc thì cần phải trau dồi thêm kinh nghiệm sống, các kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng", Trang cho biết.
Song song với đặt ra mục tiêu là quá trình thực hiện, đó là phương pháp học. Trang không ngại hỏi thầy cô, các anh chị đi trước, và cũng đã thất bại nhiều lần vì không hiệu quả.
Đối với Trang, việc đặt ra mục tiêu cho bản thân rất quan trọng, nếu không có mục tiêu, bạn sẽ mất phương hướng (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Qua một quá trình học hỏi và tìm hiểu, Trang rút ra được nhiều kinh nghiệm: "Mỗi người sẽ phù hợp với từng phương pháp học khác nhau nên mình đã góp nhặt những điều tôi cảm thấy ổn và thích hợp để học tập.
Theo tôi nghĩ sự quan trọng trong việc tạo ra cảm hứng để học tập là điều quan trọng, bạn có thể tạo cho mình một không gian học tập thoải mái nhất, thay đổi cách học độc lập thành học nhóm để có thể thúc đẩy nhau học tập, tăng khả năng làm việc nhóm, nhiều lúc căng thẳng trong học tập thì mình làm những công việc đơn giản như trình bày sắp xếp kiến thức mình học, sử dụng mind map ( bản đồ tư duy) hoặc một cách trình bày khác với đa dạng hình khối, màu sắc tránh đơn điệu cũng đem lại cảm hứng và hiệu quả trong học tập".
Trang nhấn mạnh thêm, việc lắng nghe thầy cô giảng bài trên lớp thực sự là cách học mà giúp Trang nhớ rất lâu và lĩnh hội được những kiến thức thực tế nằm ngoài cuốn giáo trình đang học.
Ngoài thời gian học trên lớp, nữ sinh cũng dành thời gian để tham gia các hoạt động của trường như các câu lạc bộ, các phong trào mà trường tổ chức. Trang là chủ nhiệm Câu lạc bộ Học thuật của trường và cũng là chủ nhiệm đầu tiên.
Theo Huyền Trang, những hoạt động này giúp chúng ta có cơ hội phát hiện nhiều khả năng mới về bản thân, tự tin hơn khi đứng trước đám đông, bên cạnh đó giúp mình tăng thêm các mối quan hệ trong và ngoài trường. Hơn nữa nó còn là phương pháp hiệu quả để bộc lộ tính cách, cá tính cá nhân.
Huyền Trang trong vai trò là Trưởng Ban tổ chức của cuộc thi Hùng biện "Sharp in speed" (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
"Vượt chướng ngại vật" để "về đích" thành công
Chính Huyền Trang cũng bất ngờ về thành tích thủ khoa đầu ra của mình.
Trang chia sẻ: "Thật sự là bất ngờ, đến bây giờ mình vẫn cảm thấy lạ lẫm với danh hiệu này. Bởi đối với mình thủ khoa của một trường đại học nó có một cái gì đó xa cách và rất khó để mình có thể đạt được. Nó giống như "Điều ước thứ bảy" xảy đến với mình vậy thật bất ngờ và có cả hạnh phúc nữa".
Nhưng không có điều bất ngờ nào tự nhiên mà đến, đó là cả một quá trình rèn luyện và cố gắng.
Trang chia sẻ, những môn về Luật chung, có thể sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng khi đã hiểu được cơ bản thì cần phải xuất sắc "vượt chướng ngại vật", đây chính là thời gian quan trọng để đánh giá thành tích học tập của cá nhân.
"Thầy cô luôn là "thư viện" hữu ích nhất, sẽ không có giảng viên nào từ chối khi các bạn hỏi bài. Những kiến thức và kinh nghiệm từ bậc thầy luôn quý giá mà không sách vở nào mang lại cho chúng ta được", Trang tiết lộ.
Về chiến thuật "vượt rào", nữ sinh này cho biết phương pháp chủ yếu của cô là học theo bản đồ tư duy.
Vì những vấn đề liên quan đến luật không thể sai sót được, cho dù là chi tiết nhỏ nhất.
Phương pháp này giúp chúng ta nhớ lâu, nhớ những chi tiết quan trọng. Trang còn bật mí thêm, nên dùng nhiều màu sắc để dễ hình dung, đặc biệt là những màu sắc bản thân yêu thích.
Hiện nay, Huyền Trang đang tiếp tục học lên Thạc sĩ để trau dồi và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện ước mơ của mình.
Trang nói: "Từ khi còn nhỏ cho đến bây giờ mình vẫn luôn muốn trở thành một người cán bộ Tòa án tốt. Và làm việc dù ở bất kỳ vị trí nào miễn là sống một cách trách nhiệm và có ích cho xã hội".
Điểm chuẩn Học viện Tòa án tăng so với năm ngoái Sáng 5.10, Học viện Tòa án công bố điểm chuẩn vào trường. Theo đó, điểm chuẩn cao nhất vào trường là 27,25 điểm. Ảnh minh họa Học viện Tòa án tuyển sinh duy nhất ngành Luật, điểm chuẩn dao động 21,1-27,25. Tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) đối với nữ miền Bắc cao nhất là 27,25 điểm, trong khi đó, tổ hợp D01...