Gọi lớp trưởng là chủ tịch thì buồn cười quá!
Trong lớp có chủ tịch, phó chủ tịch thì giống… UBND chứ không phải là lớp học.
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Điều lệ trường tiểu học thay thế điều lệ ban hành năm 2010. Chung quanh vấn đề này, chiều 16-7, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng dự thảo quy định một lớp có lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh (theo hướng mô hình trường tiểu học mới – VNEN) là câu chuyện hơi buồn cười.
Đừng để các cháu đóng vai cán bộ sớm quá
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng thông tư này đưa trẻ con vào hệ thống quan chức sớm quá, cho trẻ con đóng vai cán bộ sớm quá. Không nên trao quyền khi các em còn ở độ tuổi quá non nớt.
“Trong lớp có chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh, mỗi lớp học chia thành các ban có trưởng ban, phó ban, rồi thư ký… Cái này giống như… UBND chứ không phải là lớp học nữa. Chuyện này quá nặng nề đối với học sinh tiểu học. Các cháu tiểu học còn nhỏ lắm, đừng đưa các cháu vào hệ thống quan chức rối ren” – GS Thuyết nói.
GS Thuyết cho rằng vẫn nên giữ tên gọi lớp trưởng, lớp phó và chia thành các tổ, còn việc có tổ trưởng, tổ phó không thì để các trường tự giải quyết.
GS Thuyết đồng tình quan điểm cử các cháu là lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó thì nên luân phiên, không nên để các cháu làm mãi. Các cháu khác không có điều kiện để rèn luyện kỹ năng tổ chức, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm.
“Một cháu có khi làm lớp trưởng, lớp phó mãi thì có thể cháu đó chủ quan, dẫn đến nhiều cái không hay. Bởi trẻ nắm giữ chức vụ quá lâu sẽ quen với chức quyền, hình thành tâm lý ra oai” – GS Thuyết bình luận.
Với học sinh tiểu học, dùng những từ lớp trưởng, lớp phó là hợp lý, gần gũi. Ảnh: HUY HÀ
Tuy nhiên, GS Thuyết cho rằng giáo viên nên quán triệt rõ từ đầu mỗi chức danh nắm giữ trong bao lâu để tránh tình trạng trẻ sốc khi “mất chức”.
Đồng quan điểm này, một giáo viên tiểu học ở Hà Nội (đề nghị không nêu tên) chia sẻ tên gọi chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản trong nhà trường là không gần gũi với học sinh. “Từ trước tới nay, từ lớp trưởng, lớp phó giản dị, dễ hiểu, gần gũi với học sinh, chỉ đúng chức năng vai trò của lớp trưởng, lớp phó trong một lớp học. Chủ tịch là từ chỉ những vị trí ở ngoài xã hội. Dùng những từ này có thể tạo cho học sinh tâm lý chức tước, quyền hành ngay từ nhỏ” – giáo viên này nói.
Tuy nhiên, TS Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục tiểu học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, lại đồng tình với cách gọi chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản. Theo bà Hương, chức danh này giúp các cháu tự tin, mạnh dạn và làm được nhiều việc hơn. Nếu lớp trưởng, chỉ đơn thuần kiểm soát các bạn, mách cô thì chủ tịch giúp trẻ làm được nhiều việc hơn về ý thức tự quản, đánh giá các bạn.
35 học sinh/lớp có khả thi?
Theo dự thảo Điều lệ trường tiểu học, quy định lớp học chỉ có tối đa 35 học sinh. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, nhiều ý kiến đồng tình với quy định này. GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng đưa ra quy định như vậy thì mới có điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học và tiến tới là thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
“Tôi nghĩ lớp học cứ 50-60 học sinh không thể nào thay đổi được phương pháp dạy học, mà vẫn phải sử dụng phương pháp truyền thụ một chiều theo kiểu đọc chép. Tuy nhiên, chỉ sợ khó thực hiện điều này bởi điều lệ trước đây đã đưa ra quy định sĩ số lớp nhưng ở các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM thì vẫn quá tải, mỗi lớp 50 học sinh. Để như hiện tại thì căng quá” – GS Thuyết nói.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Kế Hào, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT), cho rằng phải có quy định lớp học dưới 35 học sinh vì không có quy định thì các địa phương không có trách nhiệm.
“Nơi nào không làm được thì cần phải suy nghĩ và giải quyết vấn đề đó chứ không thể để dai dẳng. Theo tôi nghĩ thì 35 học sinh vẫn là nhiều” – ông Hào nói.
Cũng theo đánh giá của ông Hào thì dự thảo điều lệ lần này giảm sổ sách cho giáo viên là hợp lý, bởi nếu mất thời gian quá nhiều với sổ sách thì giáo viên sẽ không có thời gian để đầu tư cho bài giảng.
Đừng gán quyền lực cho các em quá sớm Trong Điều 20 và 21 của dự thảo có quy định hiệu trưởng phải tham gia giảng dạy bình quân hai tiết/tuần và hiệu phó dạy bốn tiết/tuần là rất hình thức, đối phó. Đây là những quy định cũ còn giữ lại nhưng rõ ràng không khả thi trong thực tế lâu nay. Theo tôi, Bộ GD&ĐT nên mạnh dạn đừng quy định điều này, thay vào đó nên quy định hiệu trưởng, hiệu phó dự giờ bao nhiêu tiết của một giáo viên trong một tuần hoặc một tháng thì đúng hơn. Ở Điều 22 quy định tổng phụ trách là giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh cũng rất không thực tế. Vì với giáo viên tiểu học, trong trường sư phạm không dạy về công tác đoàn, đội. Chúng ta có thể thay đổi là cán bộ đoàn được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học thì sẽ thu hút những người có chuyên môn hơn, rồi trong quá trình làm họ có thể học nâng cao hơn. Trong dự thảo này, tôi rất không đồng tình với Điều 17 dùng các từ chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban, phó ban trong một lớp học. Chúng ta nên dành cho các em những từ ngữ, khái niệm thân thuộc, dễ mến, dễ hiểu nhất. Với học sinh tiểu học, dùng những từ như lớp trưởng, lớp phó là hợp lý, gần gũi nhất. Từ “lớp trưởng” nó đã bao hàm sự quản lý, tự chủ, dân chủ với vai trò một học sinh trong lớp học rồi. Nếu chúng ta dùng từ chủ tịch thì nó bao hàm cả một xã hội. Bình thường các em đã nghe rất nhiều từ này bên ngoài như chủ tịch phường, chủ tịch quận, rồi khi vào lớp học lại nghe từ này sẽ cảm thấy nó rất uy quyền. Từ đó về sau học sinh sẽ nặng uy quyền, chức vụ, nó sẽ không hay trong nhận thức của các em. Chúng ta không nên gán cho các em quyền lực quá lớn ngay từ lúc nhỏ, mà chỉ nên giao cho các em nhiệm vụ nào đó trong lớp để các em thấy được trách nhiệm của mình đối với lớp học. Đừng làm phức tạp môi trường học đường hơn nữa. Bà VÕ NGỌC THU, nguyên Trưởng phòng
GD&ĐT quận 5 (TP.HCM) PHẠM ANH ghi
Theo Huy Hà ( phapluattp.vn)
Phải xử tử hình những kẻ có "máu tham nhũng"
Ông Vũ Quốc Hùng: "Chúng ta nói rằng Nhà nước của dân, do dân và vì dân thì dứt khoát phải hành động mạnh mẽ vì lợi ích của dân".
Kiểm tra nội bộ, vì sao Hà Nội không phát hiện tham nhũng?Đại biểu Quốc hội và những phát ngôn "chấn động" nghị trường
LTS: Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đang được thảo luận trong đó đáng chú ý có đề nghị, đối tượng phạm tội tham nhũng nếu khắc phục ít nhất hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra cho Nhà nước thì có thể được xem xét giảm án từ tử hình xuống chung thân.
Trả lời Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, nếu là lỗi cố ý và gây hậu quả nghiêm trọng thì vẫn phải xét xử nghiêm minh với hình phạt cao nhất.
Phạm tội nặng thì phải tử hình
Bỏ tử hình để nhằm thu hồi tài sản cho nhà nước là một giải thích rất hợp lý, xu hướng này nhiều nước thế giới đã và đang hướng đến. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nếu nói bỏ tử hình là đồng nghĩa thỏa hiệp với tham nhũng thì cũng chẳng sai. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?
Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi có nghe chuyện này qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây đúng là vấn đề không đơn giản khi phải đặt ra lựa chọn giữa việc thu hồi tài sản cho nhà nước hay dứt khoát xử tử hình kẻ tham nhũng.
Quan điểm của tôi rất rõ ràng, không thể bỏ hẳn hình phạt tử hình với những kẻ phạm tội tham nhũng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên cứng nhắc, mà cần có cách ứng xử phù hợp trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Nếu phạm tội do quá trình kinh doanh có những thiếu sót không phải là sự chủ ý, mà do cơ chế khiến người ta không thể thoát khỏi thì có thể vận dụng những biện pháp khác nhau để xử đúng người, đúng tội; đồng thời cũng thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi tài sản cho nhà nước. Đối với những trường hợp như vậy thì nên tạo điều kiện để người mắc sai lầm có cơ hội chuộc tội.
Nếu cứng nhắc, cực đoan trong xét xử thì sẽ có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc về sau.
Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. ảnh: Ngọc Quang.
Còn với những trường hợp phạm tội có chủ đích, gây ra thiệt hại lớn không chỉ cho đơn vị ấy mà còn làm ảnh hưởng tới nhiều ngành khác thì sao, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Hùng: Đối với những trường hợp ấy thì yêu cầu thu hồi tài sản đặt ra cũng chỉ là một phần của quá trình xét xử, nhưng dứt khoát phải nghiêm khắc, phải xử tử hình.
Tôi lấy thí dụ, có những kẻ tham nhũng giống như một thứ bệnh đã ăn vào máu. Để thực hiện cho được hành vi tham nhũng thì những kẻ ấy thậm chí dùng luật rừng với những ai chống lại hoặc có ý định nói ra sự thật. Với những kẻ như vậy thì dứt khoát không thể dành cho nó sự sống.
Trong những trường hợp cụ thể, cơ quan chức năng phải xác định cho được, tội ấy đi kèm với động cơ ra sao, và tác hại gây ra như thế nào, đến mức nặng thì vẫn phải xử tử hình. Còn việc thu hồi tài sản về cho nhà nước lại là một câu chuyện khác mà các nhà chức trách phải thực hiện cho được.
Như vậy đặt ra vấn đề làm thế nào để đo được động cơ phạm tội? Để đo được chính xác không khó, nhưng khó là phải thượng tôn pháp luật. Sống và làm việc phải theo pháp luật, ai làm trái pháp luật thì người đó phải chịu tội.
Mất lòng tin là mất tất cả
Thưa ông, những tổng kết của Đảng ta trong thời gian qua đã chỉ rõ rằng, tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp và công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt được hiệu quả thực sự đáp ứng được mong muốn của nhân dân. Báo cáo của Chính phủ trình ra Quốc hội những năm gần đây cũng tiếp tục khẳng định nội dung này. Tuy nhiên, số vụ bị khởi tố, xét xử án tham nhũng thì lại giam đi. Ông có lo ngại trước những mâu thuẫn này không?
Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi rất lo ngại trước tình hình này. Tôi tin rằng nếu hỏi bất cứ một người dân chân chính nào thì cũng sẽ nhận được câu trả lời là chưa hài lòng với kết quả chống tham nhũng.
Điều nguy hiểm là không chỉ có tham nhũng lớn gây thiệt hại nặng nền cho doanh nghiệp nhà nước, mà còn có tham nhũng chính sách, tham nhũng vặt tràn lan trong đời sống xã hội. Có lần, tôi nghe một Đại biểu Quốc hội ví von là tham nhũng vặt tràn lan khắp các ngõ ngách.
Chúng ta phải thấy rằng, tham nhũng không chỉ gây ra ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế mà còn làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng. Và từ đó, những kẻ phá hoại tìm cách lợi dụng chia rẽ nội bộ, ở nhiều nơi còn bị lợi dụng làm rối loạn đời sống xã hội. Nhưng trên thực tế xử lý các vụ việc ấy quá chậm chạp, nhiều khi vì lý do này, lý do khác nên không làm cho đến nơi, đến trốn.
Tôi lấy thí dụ như vừa rồi việc khai thác mỏ than ở Yên Bái. Xã thì bảo là có chỉ đạo từ cấp trên, nhưng cấp trên thì lại trả lời là không. Chuyện ấy đâu có phải là con kiến, mà là những chiếc máy xúc, những chiếc xe tải cỡ lớn chạy suốt đêm ngày. Chẳng lẽ chính quyền địa phương lại không hay biết? Hay là biết rồi nhưng làm ngơ vì có quyền lợi gì ở đó?
Đối với những trường hợp như vậy, tôi cho rằng phải xử lý hết sức nghiêm minh thì mới mong giữ vững niềm tin trong nhân dân. Phải tìm cho được đối tượng nào, nhóm lợi ích nào bảo kê cho những việc làm phi pháp ấy.
Chúng ta nói rằng Nhà nước của dân, do dân và vì dân thì dứt khoát phải hành động mạnh mẽ vì lợi ích của dân.
Nói xa hơn nữa thì đó phải là sự gương mẫu của những người đứng đầu trong đời sống chính trị quốc gia, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Hùng: Gương mẫu đã đành nhưng chưa đủ, mà còn phải sắc sảo, phải gần dân, sát dân và phải có đòi hỏi cao đối với đạo đức cán bộ, năng lực của cán bộ.
Tham nhũng ngân sách là câu chuyện phổ biến ở Việt nam. Ảnh minh họa: Thời báo kinh tế Việt Nam.
Nhưng thưa ông, trong đời sống xã hội từ xưa tới nay luôn tồn tại nhiều mối quan hệ đan xen chằng chịt, nó là một thách thức với công tác cán bộ. Theo kinh nghiệm của ông thì làm thế nào để chọn được cán bộ có phẩm chất năng lực và đạo đức tốt, đồng thời cũng giúp cho họ không bị sa chân vào cám dỗ?
Ông Vũ Quốc Hùng: Ở ta, chuyện nể nang, né tránh, sợ sệt, sợ liên lụy là khá phổ biến. Với những lực cản như vậy thì công tác chống tham nhũng không đạt được kết quả như mong muốn cũng là điều dễ hiểu.
Và nguy hiểm hơn là bây giờ ma lực của đồng tiền lại quá mạnh, khiến cho cán bộ có thể bị mờ mắt mà làm liều. Còn những người tử tế thì lại càng e ngại, bởi vì nhiều vụ sai phạm thì quá rõ ràng nhưng xử lý không nghiêm minh, như vậy thì làm sao phát động được phòng chống tham nhũng?
Có khi biết cán bộ sai phạm rồi, nhưng vì lo ảnh hưởng tới uy tín của tổ chức nên xử kín, cách chức là xong. Nhưng các cụ ta đã có câu "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra", với thời buổi công nghệ hiện nay thì chẳng thể dấu được chuyện gì.
Không minh bạch đấy chính là một vấn đề đáng lo ngại làm sứt mẻ niềm tin của nhân dân. Mất lòng tin là mất tất cả. Tôi mong rằng các nhà lãnh đạo luôn ghi nhớ điều này.
Chúng ta có luật phòng chống tham nhũng; có luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Đảng cũng rất chú trọng tới việc xây dựng các cơ quan phòng chống tham nhũng.
Điều đó cho thấy các đồng chí lãnh đạo cấp cao cũng đã nhìn thấy những vấn đề còn tồn tại với nạn tham nhũng.
Nhưng nếu chỉ là quyết tâm của một số người thì rất khó đi đến thành công, mà cần sự quyết tâm của cả hệ thống, mà trước tiên vẫn phải là những người đứng đầu. Đối với các tổ chức Đảng, chính quyền nếu không kiên quyết chống tham nhũng thì dứt khoát phải xử lý cán bộ, không để cho họ giữ những vị trí quan trọng nữa.
Nạn tham nhũng lan tràn cũng đồng nghĩa với sự suy yếu của một số tổ chức Đảng cơ sở, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Hùng: Đối với các tổ chức Đảng cơ sở thì đã có nghị quyết nâng cao năng lực và tính chiến đấu. Nhưng đúng là trong bối cảnh có quá nhiều tiêu cực như hiện nay thì đã có những tổ chức Đảng cơ sở chưa phát huy được sức mạnh lãnh đạo.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, tôi cho rằng, nếu Trung ương gương mẫu và quyết tâm thì mọi việc vẫn trôi chảy.
Thời gian vừa qua, chúng ta đã thấy mỗi khi bàn về chính sách hay dự án này dự án khác, dư luận thường có xu hướng phản đối rất mạnh. Đấy chính là hệ quả của vấn đề giảm sút lòng tin. Nhân dân sẵn sàng đóng góp tiền của để xây dựng dân tộc này, từ bao đời nay vẫn vậy, nhưng quan trọng là tiền của họ có được dùng đúng lúc, đúng chỗ không, và có công khai không?
Trân trọng cảm ơn ông!
Ngọc Quang (Thực hiện)
Theo NTD
GS Nguyễn Minh Thuyết: Đừng để người không dạy học "chạy" chức danh GS, PGS "GS, PGS là chức danh của nhà giáo ở các cơ sở đào tạo đại học. Vì thế, không nên để những quan chức cả đời không dạy học, không hề gắn bó với cơ sở giáo dục đại học nào "chạy" chức danh GS, PGS". GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: Điều quan trọng không phải số lượng mà là chất lượng...