Gỏi lá Kon Tum: Một lần cuốn tới hơn 30 loại lá rừng của Tây Nguyên
Ở Kon Tum, có một loại gỏi sử dụng tới hơn 30 loại rau lá để cuốn với tôm, thịt. Người ta hay kháo nhau rằng đến Kon Tum thì phải thưởng thức gỏi lá bởi đây là món ăn mang đậm chất núi rừng Tây Nguyên.
Nếu thuộc hội mê các món cuốn với đầy đủ rau thơm, rau sống thì món gỏi lá Kon Tum thực sự là thiên đường ẩm thực dành cho bạn bởi ước tính mỗi mâm sẽ có từ 30 – 70 loại lá khác nhau.
Mâm gỏi lá vô cùng chất lượng với hơn 30 loại lá của Tây Nguyên. (Ảnh minh họa)
Một số loại chỉ có ở vùng đất Tây Nguyên mới có như lá trâm, ngành ngạnh đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi… hay các loại lá dễ tìm hơn như chùm ruột, ngũ gia bì, lá sung, lá ổi, lá xoài, đinh lăng, càng cua, tía tô, lá mơ, lá cải…
Ngoài rau sống thì thịt ba chỉ luộc, tôm và bì heo là những món ăn kèm không thể thiếu. (Ảnh: @thiennguyen1012)
Ăn gỏi lá Kon Tum cũng cần phải học từng bước. Trước tiên, người ta sẽ dùng một chiếc lá mơ cuốn thành cái phễu nhỏ rồi cho tiếp khoảng 5 – 7 loại lá khác nhau vào, đặt lên một lát thịt luộc, bì lợn, tôm rồi chan nước chấm lên, thêm chút ớt xanh hoặc tiêu xanh. Sau khi đưa lên miệng thưởng thức, người ta sẽ ăn tiếp các loại lá khác trong mâm.
Video đang HOT
Cuốn lá mơ cùng các loại nhân rồi sau đó mới ăn lần lượt các loại lá khác. (Ảnh: @tungngv07)
Chỉ nên cuốn từ 10 lá để tránh cuốn quá lớn, không vừa miệng. (Ảnh: Nguyễn Hoàng Nam)
Đặc sản của Kon Tum có vị béo bùi của thịt ba chỉ và tôm, vị chua của nước chấm, vị chát của các loại lá rừng và vị cay nồng của ớt xanh. Chính sự kết hợp hài hòa đó khiến người ăn cứ muốn cuốn gỏi ăn mãi mà không ngán. Nếu có dịp lên đây, bạn hãy nhớ thử ăn món gỏi cuốn với hơn 30 loại lá khác nhau này một lần cho biết nhé!
Gỏi lá Kon Tum - món ăn đặc sắc của người Ba Na với hơn 30 loại lá rừng
Sử dụng thịt, tôm và nước chấm, thế nhưng món gỏi đặc biệt ở Kon Tum lại sử dụng hơn 30 loại lá rừng để cuốn khiến ai một lần lỡ ăn thì vương vấn cả đời!.
Gỏi lá Kon Tum là món đặc sản nổi tiếng mà bất cứ ai đến đây đều phải thưởng thức.
Giữa cái thời tiết se lạnh của núi rừng Kon Tum, còn gì đặc biệt khi được ngồi quay quần bên nhau thưởng thức món gỏi lá của người Ba Na.
Chẳng ai biết món gỏi lá Kon Tum có từ bao giờ. Chỉ nghe mọi người nói với nhau rằng, mãi khi người kinh đặt chân khám phá mảnh đất này, người đồng bào bản địa - người Ba Na đã tiếp đãi các thượng khách món ăn với hàng chục loại lá rừng.
Hơn 30 loại lá rừng tươi rói được sắp đặt khéo léo trên bàn.
Vậy bên trong món gỏi lá Kon Tum có gì đặc biệt khiến bao người mê mẩn. Có lẽ, sự cuốn hút nằm ở chính các loại lá rừng mà bạn sẽ đếm không xuể.
Nào trâm, ngành ngạnh đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi... hay các loại lá dễ tìm hơn như chùm ruột, ngũ gia bì, lá sung, lá ổi, lá xoài, đinh lăng, càng cua, tía tô, lá mơ, lá cải... Tất cả được xếp chung trên một cái mẹt một cách khéo léo.
Gỏi lá Kon Tum không thể thiếu thịt heo, tôm và bì lợn.
Và dĩ nhiên, gỏi lá Kon Tum không thể thiếu thịt heo mọi, tôm và thứ nước chấm bí mật làm nên cái vị đặc biệt của gỏi lá.
Cách thưởng thức gỏi lá khá thú vị. Đầu tiên, người ăn chọn vài chiếc lá xếp chồng lên nhau. Tiếp đến, đặt lát thịt luộc, bì lợn, tôm rồi chan nước chấm.
Từng chiếc lá được xếp chồng lên nhau, cuốn thêm vài lát thịt heo, tôm và bì lợn.
Mỗi miếng cuốn thêm trái ớt xanh hoặc tiêu xanh. Tất cả sau đó mới đưa vào miệng thưởng thức.
Nước chấm gỏi lá được chế biến theo công thức riêng, có mùi vị đặc biệt.
Tùy theo khẩu vị của thực khách, mỗi chiếc lá lại chứa một vị cay, thơm, chua, ngọt đắng. Cứ như thế, người ăn sẽ lựa chọn và thưởng thức toàn bộ những chiếc lá có trên bàn.
Nhớ hoài hương vị độc đáo của hủ tiếu cua tồn tại hơn 70 năm giữa lòng Sài Gòn Món hủ tiếu cua với thâm niên hơn 70 tuổi ở một góc nhỏ Sài Gòn đã trở thành quán ăn thân thương của rất nhiều người nhờ hương vị đậm đà, truyền thống. Cùng Bách hóa XANH khám phá những điều thú vị từ quán hủ tiếu cua đã và đang là thanh xuân của rất nhiều người dân Sài Gòn, gây...