Gói cước Data Roam giá rẻ – giải pháp cho người thường xuyên đi công tác, du lịch nước ngoài
Chuyển vùng quốc tế hay data roaming là dịch vụ phổ biến dành cho những ai thường xuyên di chuyển ra nước ngoài công tác hay đơn giản là đi du lịch.
Công tác nước ngoài và những hạn chế về mạng viễn thông
Trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế, hồi phục sau đại dịch, xu hướng di chuyển quốc tế được dự đoán sẽ tăng cao trở lại. Với khu vực ASEAN, tình hình dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát và hướng tới tới lỏng cho hoạt động du lịch và giao thương hàng hoá. Đây là điểm đến được nhiều người Việt Nam lựa chọn do không phải quá cảnh qua đó giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch khi di chuyển, đồng thời không cần đến VISA.
ASEAN thu hút bởi những điểm du lịch hấp dẫn, trải nghiệm ẩm thực độc đáo, chi phí vừa phải đáp ứng được nhu cầu du lịch sau một thời gian “buồn chân, buồn tay” vì ở nhà quá lâu. Các nước trong khu vực cũng là lựa chọn đầu tư của nhiều doanh nghiệp nhờ giao thương thuận tiện và giàu tiềm năng. Do đó, nhu cầu sử dụng mạng viễn thông tăng cao để duy trì liên lạc, đặc biệt là sử dụng data tốc độ cao, đảm bảo kết nối và tính linh hoạt trong công việc hay đi du lịch.
Khi di chuyển sang nước ngoài, du khách Việt thường sẽ có nhiều lựa chọn với các nhà mạng sở tại nhưng cước phí hòa mạng cũng như chi phí sử dụng data 4G/5G quá đắt đỏ. Thông thường, mức phí dành cho 2GB data lên tới hàng trăm ngàn đồng.
Anh Việt – Trưởng bộ phận kinh doanh một công ty startup về logistics tại Hà Nội, người thường xuyên đi lại giữa Thái Lan, Singapore, Myanmar chia sẻ về mức phí khi dùng dịch vụ di động tại các nước.
Video đang HOT
“Không thể lúc nào cũng phụ thuộc vào Wi-Fi khi ra nước ngoài, trong khi công việc của mình thì gấp, lại di chuyển nhiều. Gọi thì mình đã quen sử dụng trọn gói, cũng không quá đắt nhưng data tốc độ cao thì đúng là tốn, mỗi lần đi công tác dài ngày, mình mất cả tiền triệu cho 4G.”
Bạn Tuấn – travel blogger cùng quan điểm khi cho rằng sử dụng 4G là nỗi ám ảnh khi đi du lịch. Chi phí cao, dung lượng ít, khó kiểm soát và hạn chế về thời gian sử dụng là những gì mà bạn trẻ này phải đối mặt và mong muốn có một giải pháp nào đó, không phải đổi SIM khi qua các nước trong khu vực.
Data Roam – giải pháp dễ chịu dành cho người thường xuyên đi nước ngoài
Chuyển vùng quốc tế hay roaming đang là lựa chọn hàng đầu dành cho những người phải di chuyển thường xuyên đảm bảo được nhu cầu liên lạc thông suốt khi đang ở nước ngoài. Người dùng dịch vụ Viễn thông Di động không cần thay đổi SIM mà vẫn có thể sử dụng SIM cũ của mình để gọi điện, truy cập internet. Bên cạnh đó là các gói cước ưu đãi về data để đáp ứng khả năng tra cứu nhanh hay duy trì liên lạc qua các ứng dụng OTT với người thân, đối tác, gia đình hay phục vụ công việc.
MobiFone với chiến lược Data Roam Like Home đã cung cấp nhiều gói cước hấp dẫn với chi phí chỉ bằng một nửa ở hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới. Roam Care là gói cước chia sẻ khó khăn trong giai đoạn Covid, có giá rẻ nhất ở thời điểm hiện tại, chỉ 68.000 đồng, có 1GB data dùng trong 7 ngày tại 30 quốc gia bao gồm các nước ASEAN.
Gói Super Data Roam (500.000 đ/ 10GB/10 ngày sử dụng) hoặc các gói Roam Combo giá chỉ từ 250.000 – 1.000.000 đồng cho cả 3 dịch vụ Thoại, SMS, Data. MobiFone cũng cung cấp cách thức đăng ký dễ dàng, có thể làm mọi lúc mọi nơi với ba hình thức với kênh USSD, qua ứng dụng My MobiFone hoặc đăng ký trực tiếp trên website www.mobifone.vn. Tất nhiên, để đảm bảo sử dụng dịch vụ tốt nhất khi chuyển vùng quốc tế tại nước ngoài, người sử dụng nên đăng ký sẵn dịch vụ khi còn ở Việt Nam.
Với các gói cước Data Roam đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, MobiFone chung tay cùng chia sẻ khó khăn trong giai đoạn Covid-19 và xu hướng di chuyển ở trạng bình thường mới, đặc biệt là các nước ASEAN. Việc lựa chọn các gói cước chuyển vùng ở Việt Nam giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều chi phí, quẳng bớt gánh lo về giá cước và nỗi ám ảnh vì hết data khi đi du lịch hay công tác.
Việt Nam và nhiều nước nhóm họp về quy hoạch tần số cho 5G
Nhiều nước ASEAN đang tìm phương án quy hoạch tần số mạng 5G. Điều này diễn ra trong bối cảnh mỗi quốc gia có một sự lựa chọn riêng, các nhà làm chính sách vì vậy cần có giải pháp để hài hòa phổ tần trong khu vực.
Buổi hội thảo thu hút sự quan tâm của các chuyên gia hàng đầu thế giới về thông tin di động đến từ GSMA, Ericsson, Huawei, NSN, Nokia, Axiata, Công ty tư vấn Windsor Place, cơ quan quản lý tần số các nước ASEAN và các cơ quan đơn vị thuộc Bộ TT&TT.
Hiện nay, các nước ASEAN đang triển khai cấp phép băng tần cho 5G. Việc hài hòa phổ tần dành cho 5G cũng như các dịch vụ khác đang là vấn đề cấp thiết nhằm giảm thiểu can nhiễu giữa các quốc gia và giúp đạt hiệu quả sử dụng phổ tần tốt nhất.
Băng tần 3.5 GHz đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của 5G. Nhiều quốc gia trên thế giới đã cấp phép cho doanh nghiệp triển khai 5G trong bối cảnh hệ sinh thái thiết bị 5G tương đối phát triển.
Tuy nhiên, đa số các nước ASEAN đều gặp thách thức chung khi quy hoạch tần số 5G ở băng tần 3.5 GHz. Nguyên nhân bởi băng tần này đang được nhiều nước sử dụng cho hệ thống cố định qua vệ tinh. Việc xem xét sử dụng rộng rãi mạng 5G trên băng tần 3.5GHz vì thế cần có giải pháp kỹ thuật để tránh nhiễu có hại cho các trạm mặt đất.
Để giải quyết vấn đề băng tần cho 5G khi chưa thể sử dụng băng tần 3,5 GHz, nhiều quốc gia xem xét quy hoạch băng tần 2.6 GHz bởi hệ sinh thái thiết bị 5G hỗ trợ băng tần này đã sẵn sàng. Điểm hạn chế của phương án này là sự không hài hòa về mặt quy hoạch băng tần khi một số quốc gia đang sử dụng băng tần trên cho 4G. Điều đó dẫn đến thách thức về việc phải làm sao để phối hợp, xử lý nhiễu đường biên giới.
Đây chính là những bài toán lớn đã được các chuyên gia mang ra "mổ xẻ", thảo luận trong buổi hội thảo về hài hòa phổ tần cho 5G.
Theo ông Nguyễn Đức Trung - Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, 5G có thể đẩy nhanh sự phát triển của cơ sở hạ tầng số và đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Hiện tại, Việt Nam và các nước ASEAN đã tiến hành thử nghiệm 5G hoặc triển khai các dịch vụ 5G thương mại.
Các nước ASEAN đang hành động để cung cấp phổ tần cho các dịch vụ 5G. Tuy nhiên, điều mà cả khu vực phải đối mặt đó là những thách thức trong việc quy hoạch tần số dùng cho 5G.
Ông Nguyễn Đức Trung - Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ Thông tin & Truyền thông).
Vị chuyên gia này cho biết, Việt Nam và một số quốc gia khác đã tiến hành các thử nghiệm về việc dùng chung băng tần 3.5GHz cho cả dịch vụ vệ tinh và di động, đồng thời chuẩn bị thêm băng tần khác cho 5G.
Hội thảo này chính là cơ hội để các quốc gia cùng chia sẻ thông tin về kết quả thử nghiệm, hiện trạng và kế hoạch triển khai 5G trong tương lai. Thông qua đây, cơ quan quản lý và các nhà khai thác dịch vụ di động của mỗi nước có thể cùng nhau trao đổi, thảo luận và có cái nhìn toàn diện về xu hướng phát triển 5G của khu vực và trên thế giới.
Việt Nam vào nhóm 25 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu Thuộc nhóm 25 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020, song Việt Nam vẫn cần duy trì vị trí xếp hạng cao trong dài hạn để đạt mục tiêu trở thành cường quốc an ninh mạng. Việt Nam xếp thứ 4 ASEAN về an toàn, an ninh mạng Báo cáo xếp hạng an...