Gỏi cá trích – món ăn trứ danh của Phú Quốc
Thịt cá trích phi lê mềm, tươi ngọt và không tanh pha trộn cùng hành tây, dừa nạo tạo điểm nhấn độc đáo cho đặc sản miền biển đảo.
Khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch, đến mùa gió Tây Nam thổi vào đất liền là thời điểm ngư dân Phú Quốc vào vụ cá trích lớn nhất trong năm. Muốn bắt cá trích, ngư dân phải lên tàu, đưa thuyền thúng ra xa bờ vào sáng sớm. Cách bờ chừng 10 km, ngư dân xuống thuyền thúng thả lưới mành bao vây. Đến tầm 8h, 9h sáng, thuyền đã đầy cá tươi đưa về bờ.
Thịt cá trích ngon và lành tính nên được chế biến thành nhiều món ngon như nướng lá lốt, chiên, nấu canh chua, kho lạt, sốt cà chua, làm chả… nhưng nổi bật nhất vẫn là gỏi. Theo người dân Phú Quốc, gỏi cá trích tại bãi Khem là ngon nhất.
Là món ăn dân dã, gỏi cá trích lại có khâu chế biến kỳ công. Người nấu phải lựa cá còn tươi, để phần thịt thơm, béo ngọt, ít tanh. Sau đó, cá được đánh sạch vảy, bỏ ruột, đầu, vây, đuôi. Người nấu dùng dao mỏng lóc bỏ xương, lấy phần thịt hai bên.
Phần gỏi cá trích cho 3 người ăn có giá từ 120.000 đồng/dĩa, đi kèm là rau sống, dưa leo, bánh tráng cuốn và nước chấm
Nguyên liệu ăn kèm gồm có hành tây thái mỏng, cà rốt thái sợi, dừa nạo, thêm tỏi băm phi vàng và ngò rí… Tất cả trộn đều với cá trích cùng nước sốt chua. Điểm đặc biệt của gỏi cá trích là phần nước sốt không làm từ nước cốt chanh mà được trộn dấm nuôi bằng trái ổi chín, nêm thêm ít muối và đường để món ăn mang hương vị chua thanh và có mùi thơm dịu.
Cá trích được dùng làm gỏi có kích thước vừa phải, khi phi lê lấy thịt xong vẫn còn nguyên phần da
Món gỏi cá trích ngon không thể thiếu chén nước chấm pha từ ớt tỏi băm, đậu phộng rang vàng bóc vỏ tán nhuyễn, pha với nước mắm Phú Quốc ngon, thêm ít đường, chanh…
Video đang HOT
Thưởng thức món gỏi cá trích không thể nào thiếu nước chấm chua ngọt
Khi thưởng thức, thực khách lấy miếng bánh tráng mỏng cho rau sống, dưa leo, gỏi cá, rồi cuộn tròn chắc tay, chấm cùng nước chấm chua ngọt. Vị tươi ngon của thịt cá trích ngậy béo với phần dừa nạo, mùi rau thơm hòa quyện cùng nước chấm cay nồng đậm đà sẽ làm thực khách nhớ mãi khi trải nghiệm.
Chén nước chấm được làm từ ớt, tỏi và đậu phộng rang băm nhuyễn tạo nên điểm nhấn cho món ăn
Món bún nấu với nước cốt dừa lạ miệng, đã đến Phú Quốc là phải thử một lần
Đi Phú Quốc ngoài hải sản thì ăn gì? Nhất định là phải thử ngay món bún kèn rồi. Ai cũng nghĩ du lịch biển đảo thì đích thị phải ăn tôm, cua, hải sản thì mới đúng bài.
Thế nhưng, bạn có biết ở Phú Quốc vẫn có những món đặc sản mà khó lòng tìm được hương vị tương tự ở đất liền? Nếu được gợi ý cho du khách những món ăn không thể bỏ qua khi đến với hòn đảo xinh đẹp này, chắc chắn món bún kèn sẽ nằm trong top đầu của danh sách.
Bún kèn là một trong những món ghi dấu ẩm thực Phú Quốc trong lòng du khách. (Ảnh: chopfang)
Bún kèn Phú Quốc còn được gọi là bún khèn Phú Quốc. Khi nhìn vào tô bún, nhiều người hẳn sẽ thắc mắc về sự liên quan của tên gọi lạ lẫm này với món ăn. Theo như thông tin được ghi chép lại thì "kèn" trong tiếng Khmer dùng để chỉ về các món ăn được nấu từ nước cốt dừa và có màu vàng của nghệ.
Bún kèn còn có tên gọi khác là bún khèn. (Ảnh: nhtt.95)
Bún kèn là một món ăn hấp dẫn của ẩm thực miền Tây với nguyên liệu chính là cá. Thực chất, du khách hoàn toàn có thể tìm thấy món ăn này tại một số khu vực ở Châu Đốc, Hà Tiên hoặc Cần Thơ. Tuy nhiên, nếu như bún kèn ở các vùng khác sử dụng cá lóc, cá bông, cá rô xắt thành tiếng miếng thì Phú Quốc lại sử dụng nguyên liệu mà chỉ có thể tìm thấy ở khu vực vùng đảo này, đó là cá biển Phú Quốc.
Tô bún kèn đặc trưng Phú Quốc thường ít nước và có phần cá giã nhuyễn. (Ảnh: ayuchao_nambo)
Loại cá thường được sử dụng trong món bún kèn ở Phú Quốc là cá nhàu hoặc cá ngân. Thay vì dùng nguyên miếng thì cá sẽ được xay nhuyễn mịn, phần nước dùng cũng chỉ xâm xấp, sền sệt chứ không nhiều như tô bún ở đất liền.
Do là linh hồn của món ăn nên khâu làm cá phải được thực hiện rất kỹ càng. Cá làm sạch xong sẽ được đem đi luộc với một ít muối đến khi mềm. Tiếp theo, phần cá sẽ được lọc bỏ xương, dùng chày đâm nhuyễn, đánh tơi lên rồi xào cùng tỏi, ớt, sả cho đến khi khô lại và dậy mùi thơm.
Phần thịt cá nhuyễn mịn hòa với nước dùng cốt dừa béo ngậy hấp dẫn. (Ảnh: tony_khoa)
Công đoạn cuối cùng là cho vào nước cốt dừa và nước luộc cá ban đầu, bỏ thêm ngũ vị hương, nêm nếm gia vị và nấu cho đến khi đạt được thành phẩm nước dùng sền sệt. Vậy là bún kèn đã có thể sẵn sàng để phục vụ thực khách.
Những tô bún kèn bình dị nhưng mang đủ hương vị và không kém phần bắt mắt. (Ảnh: _nttienn01_)
Bún kèn được dùng kèm với gỏi đu đủ hoặc bắp chuối, thêm chút rau thơm và dưa leo, giá đỗ. Mùi béo ngậy của nước cốt dừa hòa cùng thịt cá thơm ngọt cộng với vị thanh nhẹ của rau, giá giúp cân bằng món ăn, tất cả tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo khiến người dùng không thể dừng đũa.
Các loại rau thơm, giá đỗ giúp tăng thêm hương vị khi ăn kèm bún kèn. (Ảnh: secretchefnyc)
Một lần thử món bùn kèn Phú Quốc, chắc chắn nhiều du khách sẽ muốn tiếp tục thưởng thức thêm lần 2, lần 3... (Ảnh: _nttienn01_)
Hè này nếu có dịp đến Phú Quốc, đừng quên thêm vào danh sách những trải nghiệm nhất định phải thử là một tô bún kèn nóng hổi tươi ngon nhé!
Ăn gỏi cá trích, xin miễn... xích mích Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ) là ngôi làng ven biển, một trong những vựa cá phong phú của tỉnh Quảng Ngãi. Cá nhiều, nên các món gỏi được làm từ cá cũng vô cùng phong phú. Dân làng chài hay nói "cá không đá", hoặc "cá đi biển mới vô" để chỉ cá tươi. Đó là những mẻ cá vừa lên bờ, da cá...