Gỏi bưởi khô cá sặc nướng – mồi bén của quý ông lai rai mỗi chiều
Ở miền Tây sông nước có thiếu gì đâu cá với tôm, nhiều quá ăn tươi không hết thì đem phơi khô, lại có nhiều món lai rai thực bắt miệng, chẳng hạn như món gỏi bưởi khô cá sặc nướng.
“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh/ Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm” là câu thơ thể hiện rõ nhất đặc trưng miền sông nước trù phú màu mỡ với những sản vật sẵn có được thiên nhiên ban tặng.
Người ta hay nói ở miền Tây chẳng sợ đói hay ở miền Tây không làm cũng có ăn bởi chỉ cần ra sông giăng chài một hồi đã có đủ cả tôm cá cho một bữa ăn ngon. Cũng vì thế mà từ xưa tới nay, người miền Tây cũng luôn hào sảng rộng rãi y như cách thiên nhiên ưu ái vùng đất này vậy.
Thả lưới, mưu sinh và cũng là thú vui của người miền Tây. Ảnh: BHG
Ở miền sông nước này, tôm cá rất phong phú, khi nhiều quá ăn tươi không hết phải đem làm khô, để dành cho những ngày mưa chẳng thể đi ra ngoài. Đó cũng là những món mồi nhậu bén.
Cá sặc là một loại cá thuộc họ cá tai tượng phân bố nhiều tại Thái Lan, Campuchia hay Việt Nam, sặc dễ sống và phát triển nhất là những nơi như kênh rạch, ao hồ, ruộng lúa… Do đó ở Việt Nam cá sặc rất phù hợp sinh sôi tại các lưu vực vùng châu thổ Mekong, người dân đánh bắt và làm ra những món ăn cực kỳ hấp dẫn.
Video đang HOT
Đến bữa mà nhà chưa có gì ăn, chạy ra rạch chài mớ cá sặc chiên giòn còn nếu có thời gian sẽ làm mắm ăn hao cơm phải biết. Nếu có nhiều sẽ lựa con bự hơn chút làm khô để dành làm mồi nhậu hoặc để ăn ngày mưa, nhưng thiệt tình lạ không hiểu sao ăn cơm với mắm với khô vậy mà ngon miệng đến nỗi hết cả cơm cháy.
Đã được ưu ái nguồn thủy sản lại được thêm cái địa lợi cho cây ăn trái nhiệt đới, xứ miệt vườn biết bao nhiêu loại trái cây mà nói. Khéo cho sự kết hợp trái cây với sản vật từ sông nước tạo ra những món ăn mà nơi khác chẳng bao giờ có được nếu không thử ít nhất một lần tới miền Tây và học hỏi giống như món gỏi bưởi khô cá sặc vậy.
Gỏi bưởi khô cá sặc – mồi bén của quý ông lai rai mỗi chiều. Ảnh minh họa
Trái bưởi tưởng chừng chỉ là loại trái cây ăn giải nhiệt tốt cho sức khỏe, thông thường chỉ ăn trực tiếp không cầu kỳ, ấy vậy mà ở miền tây lại đem làm gỏi được với loại trái mọng nước thế. Bưởi năm roi hay bưởi da xanh đều có thể đem làm gỏi nhưng có lẽ bưởi năm roi được lựa chọn nhiều hơn bởi nó có vị chua thanh nhiều còn bưởi da xanh lại thiên ngọt.
Không màu mè, chỉ cần vài con cá sặc khô đem nướng than rồi ra vườn hái trái bưởi còn tươi nguyên vô lột vỏ tách múi, cá đã nướng được xé ra trộn với những tép bưởi năm roi căng mọng thêm chút gia vị sẽ có ngay món ngon đãi khách. Món mồi đơn giản mà bén ngót, bắt miệng vậy lại có vài xị rượu lai rai cũng hết cả buổi chiều.
Cá sặc khô nướng trên than hồng thơm nức mũi, bưởi năm roi mọng nước ngọt ngọt chua chua thanh thanh vô cùng kích thích vị giác và trên bàn ăn hay bàn nhậu món gỏi đều thường là món hết sớm nhất. Một món ăn đơn giản nhưng đậm chất quê hương không phải nơi đâu cũng có, ai đi xa rồi cũng phải nhớ về.
Mận nhồi thịt - món canh 'lạ đời' ở miền Tây, đến người khó tính cũng khen ngon
Việc kết hợp trái cây với các món mặn không còn xa lạ ở miền Tây nhưng món mận nhồi thịt thì vẫn khiến dân tình hoang mang.
Các tỉnh miền Tây nước ta nổi tiếng với các món ăn kết hợp với trái cây như ăn cơm với chuối, dưa hấu với thịt - cá kho,... Nhưng độc lạ như món canh chua nấu từ... quả mận (hay quả roi) thì chắc hẳn ai nghe đến cũng phải mắt chữ A miệng chữ O.
Món canh đang khiến dân tình bất ngờ. (Ảnh minh họa)
Mận xanh có vị chua nhẹ thường được người miền Tây hái xuống, đem nhồi với thịt bằm hoặc cá để nấu canh. Để ra được đúng hương vị canh chua truyền thống, người nấu còn bỏ thêm một ít nước cốt me và các loại rau thơm như ngò gai (mùi tàu), rau ngổ, một vài lát ớt. Nhờ vậy mà món này rất dễ ăn chứ không lạ đời như nhiều người nghĩ.
Mận xanh bỏ ruột, khoét một lỗ vừa đủ để chuẩn bị nhồi thịt. (Ảnh: Lê Bảo Miền Tây)
Tiến hành nhồi thịt đã nêm nếm gia vị. (Ảnh minh họa)
Vị chua ngọt của mận hòa với vị bùi béo của thịt hay cá rất được người miền Tây ưa chuộng. Mặc dù không được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội nhưng đây là món ăn khá phổ biến ở những tỉnh thành này. Những ai từng ăn qua đều khen tấm tắc hương vị thanh mát không thể nhầm lẫn với món nào khác.
Một lưu ý khi nấu canh chua mận là phải chọn quả còn xanh, thịt cứng để khi nấu lên, mận vẫn có vị chua, không bị nhũn hay chảy nước. Thịt hay cá dùng để nhồi nên được nêm gia vị trước, bỏ thêm một ít hành ngò cho dậy mùi.
Mận nấu canh chua có hương vị thanh mát thơm ngon, đến người khó tính cũng phải khen ngon. (Ảnh minh họa)
Món ăn ra đời nhờ sự sáng tạo của người miền Tây, kết hợp các nguyên liệu cây nhà lá vườn có sẵn nên mang đậm nét dân dã, bình dị của vùng miệt vườn. Canh chua mận không quá phức tạp, nếu tò mò về hương vị của món ăn này, bạn có thể tự chế biến tại nhà ngay và luôn.
Canh chua cá linh bông điên điển chuẩn vị miền Tây Quê tôi ở miền Tây Nam Bộ, vùng đất hiền hoà ở phía nam Tổ Quốc nơi có những con người hiền lành chất phác, nơi mà những cơn mưa chợt đến rồi lại chợt đi. Mỗi năm quê tôi lại được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho mỗi năm một mùa lũ tràn đầy phù sa kéo theo đó là những sản...