Góc thắc mắc: Tại sao Bộ GD-ĐT không thu học phí tiểu học nhưng phụ huynh vẫn phải đóng tiền học 2 buổi/ngày?
Ngoài các khoản tiền đầu năm học như phục vụ bán trú, bảo hiểm y tế, học phẩm… thì phụ huynh phải đóng thêm TIỀN HỌC 2 BUỔI/NGÀY.
Trong Luật Giáo dục năm 2019 (gồm 9 chương, 115 điều) có điều 99 về học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo ghi rõ: học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.
Và theo Quyết định 51/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội, học sinh các trường công lập tại Hà Nội sẽ đóng góp những khoản tiền vào đầu năm học là:
- Tiền phục vụ bán trú
- Tiền học phẩm
- Tiền học phẩm
- Tiền nước uống học sinh
Video đang HOT
- Tiền bảo hiểm y tế học sinh
- Tiền quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu
Ngoài ra, mặc dù theo quy định không thu học phí cấp tiểu học nhưng hiện tại trong các trường học vẫn thu một khoản tiền có tên là “TIỀN HỌC 2 BUỔI/NGÀY”.
Ngoài việc dạy đủ số tiết, số buổi theo quy định, giáo viên hiện nay phải dạy tăng tiết và đi dạy cả ngày – Ảnh minh họa.
Tại sao miễn học phí lại thu TIỀN HỌC 2 BUỔI/NGÀY?
Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết TIỀN HỌC 2 BUỔI/NGÀY là khoản tiền gì và tại sao phải đóng khi học sinh được miễn học phí… Khoản tiền này được giải thích như sau:
Hiện nay, thay vì học 1 buổi thì học sinh các cấp gần như học cả 2 buổi trên trường. Vì thế, ngoài việc dạy đủ số tiết, số buổi theo quy định, giáo viên phải dạy tăng tiết và đi dạy cả ngày. Thế nên các địa phương đã thống nhất thu tiền hỗ trợ từ phụ huynh.
Với học sinh tiểu học: Tối đa 100.000 đồng/học sinh/tháng.
Với học sinh trung học cơ sở: Tối đa 150.000 đồng/học sinh/tháng.
Số tiền này sẽ được chi trả cụ thể như sau:
1. Chi cho giáo viên tham gia dạy 2 buổi/ngày: 60%
2. Chi bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và phúc lợi tập thể: 20%.
3. Chi mua sắm văn phòng phẩm, đồ dùng dạy học, vật rẻ mau hỏng, điện nước, vệ sinh, tăng cường cơ sở vật chất…17%.
4. Phục vụ công tác chỉ đạo thanh kiểm tra: 3%. Trong đó nộp Phòng Giáo dục 2%, nộp Sở Giáo dục và Đào tạo 1% (nộp qua Phòng Giáo dục).
Như vậy, TIỀN HỌC 2 BUỔI/NGÀY sẽ dùng để bồi dưỡng giáo viên trực tiếp tham gia dạy 2 buổi/ngày, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và phúc lợi tập thể, mua sắm văn phòng phẩm, đồ dùng học tập, điện, nước, vệ sinh…
Năm học mới, TPHCM tiếp tục không tăng học phí
Theo Sở GD&ĐT TPHCM, mức học phí hiện tại phù hợp với tình hình đời sống xã hội nên năm học 2020-2021, TPHCM sẽ không tăng học phí ở tất cả các bậc học từ mầm non cho đến THPT.
Sở GD&ĐT TPHCM đã có báo cáo gửi UBND TPHCM, đưa ra đề xuất giữa nguyên học phí năm học 2020-2021 ở tất cả các bậc học.
Theo Sở, mức học phí hiện tại phù hợp với tình hình đời sống xã hội đang áp dụng theo Nghị định 86 của Chính phủ đối với các bậc học trên địa bàn thành phố là phù hợp với tình hình thực tế đời sống xã hội.
TPHCM giữ nguyên học phí năm học 2020-2021 ở tất cả các bậc học
Cụ thể, học phí tại TPHCM chia theo theo 2 nhóm như sau:
Nhóm 1 bao gồm 19 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Tân. Mức học phí mỗi tháng của nhà trẻ là 200.000 đồng; mẫu giáo 160.000 đồng; tiểu học không thu; THCS 60.000 đồng và bổ túc THCS cùng mức 60.000 đồng; THPT và bổ túc THPT 120.000 đồng.
Nhóm 2 gồm 5 huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ. Mức học phí mỗi tháng của nhà trẻ là 120.000 đồng; mẫu giáo 100.000 đồng; tiểu học không thu; THCS và bổ túc THCS đều 30.000 đồng; THPT và bổ túc THPT 100.000 đồng.
Từ đầu năm 2019, TPHCM đã thực hiện giảm học phí cho lớp nhà trẻ ở nhóm 2, từ 120.000 đồng xuống 100.000 đồng/tháng.
Với học sinh bậc THCS và bổ túc THCS tại các trường công lập cũng đã giảm học phí từ 100.000 đồng xuống là 60.000 đồng/học sinh/tháng tại 19 quận nội thành và giảm từ 85.000 đồng xuống còn 30.000 đồng/học sinh/tháng đối với 5 quận ngoại thành.
Tin vui: Học sinh tiểu học chính thức được miễn đóng học phí bắt đầu từ ngày 1/7, học sinh ngoài cơ sở công lập được hỗ trợ học phí Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Theo đó, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí. Luật Giáo dục năm 2019 (gồm 9 chương, 115 điều), thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009....