Góc nhìn từ Iran về lý do chính quyền Assad từ bỏ quyền lực ở Syria
Chính quyền Assad ở Syria đã sụp đổ do phớt lờ cảnh báo từ Iran về mối đ.e dọ.a ngày càng gia tăng từ lực lượng đối lập ở Idlib, cùng với những tính toán sai lầm và sự dụ dỗ bởi những lời hứa suông về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Các thành viên lực lượng đối lập Syria SDF sau khi chiếm quyền kiểm soát thành phố Deir el-Zor, miền Đông Syria ngày 7/12/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo bình luận của hãng thông tấn MEHR (Iran), hôm 8/12 đã trở thành một bước ngoặt trong lịch sử Syria. Sau 54 năm cai trị của Đảng Baath và gia đình Assad, chế độ đã bị lật đổ chỉ trong 10 ngày sau khi các lực lượng đối lập chiếm được các thành phố lớn như Aleppo, Hama, Homs, Daraa và cuối cùng là Damascus.
Sự sụp đổ tại Damascus đã dẫn đến việc tất cả các cơ quan chính phủ và cơ sở quân sự rơi vào tay lực lượng lượng đối lập. Theo hãng thông tấn TASS của Nga, Tổng thống Syria Bashar al-Assad và gia đình đã đến Moskva và được cấp quy chế tị nạn chính trị. Những câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào phe đối lập có thể tiến vào thủ đô Damascus mà không gặp phải sự kháng cự từ quân đội hoặc người dân Syria?
Những nguyên nhân chính
Giữa lúc phe đối lập đang hoạt động tại Idlib và tình hình quân đội Syria trở nên hỗn loạn, một nhóm cố vấn quân sự Iran đã đến thăm Damascus để cảnh báo về những diễn biến nguy hiểm tại quốc gia này. Thông tin từ các cơ quan an ninh cho thấy những nhóm đối lập ở Idlib đã bắt đầu huấn luyện lực lượng và trang bị cho họ nhiều loại vũ khí tấ.n côn.g và phòng thủ. Các cố vấn quân sự Iran lo ngại về hoạt động tấ.n côn.g ở Idlib và cần Tổng thống Assad bật đèn xanh để hành động nhằm khôi phục lực lượng quân sự tại đây.
Trong chuyến thăm của phái đoàn Iran, họ nhận thấy sự bất mãn ngày càng tăng trong công chúng đối với Chính phủ Syria do thiếu tái thiết cơ sở hạ tầng và các vấn đề kinh tế kéo dài. Người dân tỉnh Suwayda, từng ủng hộ chính quyền Assad, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình vì nạn đói lan rộng, thiếu dịch vụ công cộng và sự mất giá của đồng tiề.n Syria. Sự bất mãn tương tự cũng xuất hiện ở nhiều khu vực khác. Các quan chức Iran, là “đồng minh thực sự” của Syria, đã cố gắng giải thích những thách thức mà Chính phủ Syria phải đối mặt trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế và dư luận để hối thúc giải quyết.
Video đang HOT
Thay vào đó, ông Assad đã từ chối hành động để giải quyết những thách thức này. Ông tuyên bố rằng lực lượng đối lập không có khả năng tham gia vào một cuộc chiến tranh quy mô lớn và sẽ tự chiến đấu nếu một động thái quân sự bắt đầu. Phân tích này có phần sai lệch, phản ánh một cái cớ để giảm bớt vai trò của Iran hơn là kết quả của tình báo.
Trước đó, ông Assad đã yêu cầu nhiều chỉ huy cũ của Iran chấm dứt nhiệm vụ tại Syria theo yêu cầu của các nước Arab. Sự thay đổi thái độ của Tổng thống Assad đối với cảnh báo từ Iran cho thấy ông đã bị ảnh hưởng bởi những lời hứa từ các bên khác đang hoạt động tại Syria.
Để giải quyết các vấn đề kinh tế nghiêm trọng và tái thiết đất nước sau cuộc nội chiến, chính phủ Syria đã quyết định dần rời xa Iran để quay sang Mỹ và các đồng minh khu vực của Washington.
Mặc dù một số quốc gia từng hứa hỗ trợ cho chính quyền Assad trong những ngày đầu của cuộc tấ.n côn.g Aleppo, nhưng không bên nào thực hiện lời hứa cho đến ngày 8/12.
Theo Reuters, vào ngày 2/12, Mỹ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã thảo luận về khả năng dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Tổng thống Assad nếu ông “tách mình khỏi Iran và cắt đứt các tuyến đường vũ khí đến Hezbollah ở Liban”. Mỹ đã cố gắng thuyết phục ông Assad rằng lệnh trừng phạt Caesar (Đạo luật bảo vệ dân thường Syria của Mỹ năm 2019) sẽ không được gia hạn vào ngày 20/12 và sẽ nhận được hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên, họ đã không giữ lời hứa và chính phủ Assad cuối cùng đã sụp đổ.
Quyết định sai lầm
Với các hoạt động quân sự ban đầu của phe đối lập tại Idlib, Iran đã chủ động liên hệ với Tổng thống Assad để bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ toàn diện cho Damascus. Tuy nhiên, ông Assad đã nói rõ rằng lực lượng chính phủ không thể kiểm soát được chiến trường chống lại phe đối lập vũ trang và yêu cầu Iran phải đưa lực lượng của mình vào cuộc chiến ở Syria.
Nói cách khác, thay vì gửi yêu cầu chính thức xin giúp đỡ tới Iran, Tổng thống hợp pháp của Syria đã quyết định xem xét các đề xuất quan trọng từ những đối tác mới của mình. Theo thời gian, quyết định này đã chứng minh là sai và không có thời gian để sửa đổi.
Mặc dù ông Assad phớt lờ trước cảnh báo từ Iran, lực lượng vũ trang Iran vẫn trong tình trạng báo động và sẵn sàng hướng về phía mặt trận từ Damascus sau khi được “bật đèn xanh”. Trong những giờ cuối cùng trước khi sụp đổ, ông Assad đã liên lạc lần cuối với Iran; tuy nhiên, do sự thiếu sẵn sàng của ông cùng với thành tích kém cỏi của quân đội và sự bất mãn lan rộng trong dân chúng, Iran kết luận rằng điều kiện để hỗ trợ quân sự cho chính quyền Assad là không thực tế.
Tóm lại, hãng thông tấn MEHR cho rằng, với việc Syria (tạm thời) rời khỏi “Trục Kháng chiến”, mối liên hệ giữa các phe phái khác nhau trong “Mặt trận Kháng chiến” gặp phải nhiều bất ổn. Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi xét đến tầm quan trọng của mối liên hệ với phong trào Hezbollah. Những diễn biến nhanh chóng trong khu vực cùng với sự phối hợp giữa Mỹ, Israel và các quốc gia khu vực khác cho thấy sự thay đổi “cán cân quyền lực” đang có lợi cho Trục Israel – Arab – phương Tây. Tuy nhiên, “cuộc cạnh tranh” vẫn chưa kết thúc!
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được lợi gì từ sự biến động chính trị ở Syria?
Sự hỗn loạn chính trị tại Syria đang mở ra cơ hội mới cho Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực năng lượng.
Với vị trí chiến lược, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phát triển các tuyến vận chuyển dầu khí qua Syria, góp phần củng cố vai trò trung tâm năng lượng khu vực.
Người dân Syria tại thủ đô Damascus ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Thổ Nhĩ Kỳ có thể hưởng lợi từ sự bất ổn ở Syria, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Theo tờ Izvestia (Nga) ngày 10/12, tình hình chính trị tại Syria có thể định hình lại các tuyến đường cung cấp năng lượng cho Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.
Việc thiết lập một tuyến đường trực tiếp để vận chuyển dầu khí qua Syria sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho Ankara. Trước đây, các tuyến đường dài hơn và tốn kém hơn đi vòng qua Syria đã được cân nhắc do do tình trạng bất ổn chính trị tại quốc gia Arab này. Dù Syria không phải là nhà cung cấp dầu khí lớn, vị trí địa lý chiến lược khiến nước này trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng năng lượng.
Những biến động chính trị ở Syria hiện nay diễn ra đồng thời với khả năng dừng hoạt động quá cảnh khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine. Đặc biệt, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch thành lập một trung tâm giao dịch khí đốt mới tại Istanbul vào đầu năm tới.
Dự án này được đề xuất nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt và sự cố đường ống Nord Stream, có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trung tâm năng lượng chủ chốt trong khu vực. Nếu Ankara phát triển một tuyến vận chuyển năng lượng từ Qatar qua Syria, điều này sẽ củng cố vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ như một trung tâm khí đốt lớn trong khu vực.
Trong bối cảnh chính trị đang thay đổi, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang chuẩn bị hỗ trợ nhu cầu năng lượng của Syria sau khi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad sụp đổ. Bộ trưởng Năng lượng Alparslan Bayraktar đã nêu bật tình trạng tồi tệ của cơ sở hạ tầng năng lượng của Syria, vốn đã bị tàn phá bởi hơn 10 năm nội chiến. Ông Bayraktar nhấn mạnh rằng nước này hiện phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu từ Iran.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cũng tái khẳng định cam kết của Ankara trong việc hỗ trợ tái thiết Syria bằng mọi cách có thể. Ông Erdoğan cho rằng điện là nhu cầu thiết yếu và cơ sở hạ tầng đang thiếu trầm trọng. Mặc dù chưa có yêu cầu chính thức nào từ phía Syria, nhưng Bộ trưởng Bayraktar cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng hỗ trợ.
Tuy nhiên, chuyên gia Vladimir Chernov từ Freedom Finance Global giải thích rằng tình hình chính trị ở Syria có thể làm gián đoạn các tuyến đường hậu cần và thương mại khu vực, vì đây là một liên kết quan trọng giữa Trung Đông, châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng bị tàn phá và các lệnh trừng phạt đã khiến Syria trở nên kém khả thi cho các dự án quá cảnh quy mô lớn.
Syria đã không xuất khẩu dầu kể từ cuối năm 2011 do các lệnh trừng phạt quốc tế và phải phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu từ Iran để duy trì nguồn cung cấp điện. Theo phân tích trước đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu của Syria đã giảm mạnh từ khoảng 383.000 thùng mỗi ngày xuống còn 40.000 thùng/ngày vào năm 2023.
Sản lượng khí đốt tự nhiên cũng giảm từ 8,7 tỷ mét khối vào năm 2011 xuống còn 3 tỷ mét khối vào năm 2023. Miền Bắc Syria hiện đang chịu sự chiếm đóng của nhóm dân quân khác nhau, những nhóm này đã lợi dụng khoảng trống quyền lực do cuộc nội chiến tạo ra để kiểm soát một phần ba lãnh thổ Syria. Họ cũng kiểm soát các giếng dầu lớn nhất ở Syria và buôn bán dầu bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nhìn chung, sự biến động ở Syria có thể mang lại nhiều cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, để tận dụng những cơ hội này, Ankara cần phải vượt qua nhiều thách thức liên quan đến an ninh và ổn định khu vực.
Cơ hội và mất mát của các cường quốc tại Syria Trong nhiều thế kỷ qua, các cường quốc đã chiến đấu để tranh giành ảnh hưởng ở vùng lãnh thổ ngày nay được gọi là Syria, mỗi bên đều tìm thấy phầ.n thưởn.g ở vị trí chiến lược của mình. Cuộc đấu tranh đó vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các thành viên lực lượng đối lập sau khi giành quyền kiểm...