Góc nhìn trẻ: Bạn có thể làm được, chỉ cần kiên trì theo đuổi…
Tiễn người em họ quay trở lại Hà Nội theo đuổi chặng cuối giảng đường học tập sau những ngày về Huế ăn tết, tôi mừng thầm cho em đã kiên trì theo đuổi ước mơ và quả ngọt chờ em gặt hái ở tương lai không xa.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đại học – ẢNH MINH HỌA: Đ.N.T
Tôi còn nhớ như in mùa tuyển sinh năm 2015, khi cả xã hội xào xáo với quy chế xét tuyển liên tục nộp, rút hồ sơ và thay đổi nguyện vọng xét tuyển. Điểm sàn liên tục thay đổi, em và bố mẹ “đáp đại” vào ngành công nghệ thực phẩm. Nhưng ước mơ lớn của cậu bé là chiếc áo blouse trắng chuyên ngành y học dân tộc cổ truyền.
Vậy nên, chẳng lạ gì câu trả lời em cất lên mỗi khi tôi quan tâm hỏi thăm chuyện giảng đường vẫn là “Học chán lắm!”. Đồng nghĩa với nó sẽ là một tâm trạng miễn cưỡng, chán chường, uể oải học. Mặc dù gia đình đã động viên, khích lệ nhưng rõ ràng quyết định học trái nguyện vọng, không đúng sở thích ấy thật sự không dễ dàng gì.
Video đang HOT
Và khi mùa tuyển sinh mới về, em lại ấp ủ ước mơ thi đại học lại, đích đến vẫn là trường y dược. Nhưng bao nhiêu câu hỏi cứ băn khoăn mãi trong đầu em và gia đình: Dự định sẽ thi lại đại học có đúng không, khi mỗi mùa tuyển sinh lại có những đổi mới? Cần có một sự khởi động sớm để ôn luyện cho kỳ thi nhưng bây giờ bắt đầu có muộn không? Con đường trở thành kỹ sư công nghệ thực phẩm đã đi gần một phần tư chặng, bỏ ngang chẳng nuối tiếc gì ư?
Tôi mở lời khuyên em hãy mạnh dạn thi một lần nữa, theo đuổi ước mơ một lần nữa. Việc học chưa bao giờ là muộn cho sự cố gắng của bản thân chúng ta.
Vì sao ư? Ước mơ ôm ấp từ lâu đã phải dập tắt để nhen lên một ước mơ mới một cách gượng ép. Liệu mơ ước ấy có méo mó đôi chút không? Học tập mà không có sự đam mê và thiếu ý chí, hao hụt động cơ học tập, chắc chắn kết quả chẳng như ý. Em chẳng thể chuyên tâm học trường này mà đôi mắt và con tim luôn hướng đến một ngôi trường khác.
Thật may là em đã can đảm rẽ ngang để tìm lại giấc mơ vừa vụt tầm tay. Vừa hoàn thành chương trình học năm thứ nhất vừa ôn luyện cho kỳ thi đại học sắp diễn ra, nỗ lực của cậu bé đã được đền đáp xứng đáng khi cổng Trường đại học Y Hà Nội mở rộng cánh cửa đón người con xứ Huế ra Bắc.
6 năm trường y dài đằng đẵng em nhỉ, nhưng có hề gì đâu một khi ta chạm tay vào giấc mơ và quyết tâm theo đến cùng ngành nghề ao ước! Giảng đường sẽ thú vị bao nhiêu nếu mỗi thời khắc trôi qua ta làm bạn với tri thức, thực hành chuyên môn và nhích từng tí một tiến về đích với đủ đầy đam mê cùng nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Ngược lại, một khi đại học là “học đại” thì con đường đó sẽ rải đầy sỏi đá cản bước chân, ngăn tấm lòng và mài mòn khí thế dấn thân, khám phá, cống hiến của người trẻ. Thanh xuân khi đã bỏ lỡ một giấc mơ, cơ hội quay về tìm lại mơ ước nhọc nhằn biết bao nhiêu.
Nhìn cậu bé tuổi 18 ngày trước ỉu xìu nhắc về việc học, nay chín chắn, trưởng thành, điềm đạm định hình hành nghề bác sĩ trong tương lai không xa nữa, tôi mừng vì nỗ lực của em đã được đền đáp xứng đáng!
Còn bạn, bạn cũng có thể làm được, chỉ cần kiên trì theo đuổi…
Khi sinh viên không mặn mà cơ sở ngoại thành!
Có thể nói việc các trường ĐH xây dựng cơ sở mới ở khu vực ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận là thực hiện đúng với chủ trương di dời hệ thống trường học ra xa khu vực trung tâm để giải quyết tình trạng quá tải về giao thông nội thành.
Cơ sở mới của trường đại học phải thuận lợi về giao thông, đầy đủ tiện ích cho học tập, sinh hoạt mới thu hút sinh viên - Ảnh: N.T.
Điều dễ nhận thấy là các cơ sở mới xây dựng ấy đều khang trang, đầy đủ trang thiết bị phục vụ việc dạy và học cũng như có nhiều không gian cho hoạt động ngoại khóa. Do đó, việc sinh viên không thích học ở các cơ sở này (Tuổi Trẻ ngày 20-1) là điều khá lạ lùng nhưng sẽ là dễ hiểu nếu chúng ta tính đến các yếu tố khác.
Quả vậy, cuộc sống ĐH của sinh viên không hề chỉ gói gọn trong khuôn viên trường ĐH mà là một cuộc sống với đầy đủ các khía cạnh của nó như giải trí, học hỏi thêm các kỹ năng và vấn đề việc làm thêm. Không khó khi quan sát các cơ hội học tập thêm kỹ năng, trau dồi thêm kiến thức, xây dựng các mối quan hệ xã hội đều diễn ra ở khu vực nội thành.
Chẳng hạn các hoạt động học thuật, tọa đàm khoa học gần như chỉ diễn ra ở khu vực nội thành vì như vậy mới có khả năng thu hút được sự tham gia của nhiều người; các hoạt động vui chơi giải trí đa số cũng diễn ra ở những địa điểm thuộc khu vực trung tâm của đô thị; cơ hội việc làm của sinh viên cũng tập trung chủ yếu ở vùng nội ô.
Do đó, nếu xây dựng một cơ sở học tập khang trang, hiện đại ở cách xa vùng trung tâm, thiếu vắng các yếu tố khác cần có cho cuộc sống trọn vẹn của sinh viên thì việc họ không mặn mà đến học ở những cơ sở ấy là điều dễ hiểu.
Song song với việc thiếu vắng quá nhiều những yếu tố "bên ngoài" học đường ở các cơ sở học tập ngoại thành, tình trạng giao thông khó khăn, không thuận tiện cũng là một trở ngại vô cùng lớn khiến sinh viên không mặn mà với việc học ở vùng ngoại thành.
Khó rớt đại học! Đây là nhận định chung của nhiều chuyên gia trước xu hướng tuyển sinh ĐH hiện nay. Bởi nhìn vào các phương thức xét tuyển ĐH hiện nay, có thể thấy mỗi trường khi công bố phương án tuyển sinh đều có từ 3 - 5 phương thức để thí sinh xét tuyển. Chưa kể, nếu rớt trường top đầu, thí sinh còn...