Góc nhìn khác về ‘lớp trưởng’ là ‘chủ tịch’

Theo dõi VGT trên

(PLO) – Những ngày qua, dư luận bàn tán xôn xao xung quanh Dự thảo Điều lệ trường tiểu học có quy định “lớp học có lớp trưởng, lớp phóhoặcchủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học”. Phần lớn mọi người chê trách. Người nghiêm túc hơn lo sợ trẻ sẽ hống hách, lạm quyền.

Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu đến bạn đọc những ý kiến, góc nhìn khác về hình ảnh “chủ tịch trẻ con” đến từ các chuyên gia nghiên cứu giáo dục, những nhà giáo trong đó có cả những giáo viên trực tiếp tham gia Dự án trường học mới VNEN, nơi đang thực hiện mô hình lớp học có Hội đồng tự quản, có Chủ tịch, các phó chủ tịch và các trưởng ban.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Góc nhìn khác về lớp trưởng là chủ tịch - Hình 1

Đổi mới giáo dục, rốt cuộc chúng ta quan tâm “vỏ” hay “ruột”?

Tôi đã đọc hết dự thảo Điều lệ mới, lẫn Điều lệ cũ và tôi thấy Dự thảo Điều lệ mới có nhiều thứ đáng hoan nghênh, nếu làm được. Tôi có thể điểm vài điều:

Thứ nhất, bổ sung thêm cách thức tổ chức quản lý lớp bằng hội đồng tự quản HS với các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký…bên cạnh cách thức tổ chức lớp bằng ban cán sự với các chức danh lớp trưởng, lớp phó…Thực chất mô hình hội đồng tự quản đã thực hiện 3 năm nay ở các nơi triển khai mô hình trường học mới – VNEN. Đánh giá chung là khá ổn. Vấn đề nếu có không nằm ở cái tên chức danh mà nằm ở cách giáo viên tiến hành việc bầu cử, tổ chức và hỗ trợ HS điều hành các hội đồng này như thế nào kìa. Giáo viên không công bằng, chỉ định đại, không giải thích rõ nhiệm vụ các chức danh, không bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho HS…mới khiến trẻ nhận thức sai lầm về chức vụ, quyền hạn chứ tôi tin, nếu GV thực sự hiểu giá trị của mô hình này thì ko cần phải lăn tăn về ‘bệnh tham quyền’ của trẻ. Ngay mô hình Ban cán sự với chức danh lớp trưởng, GV cứ ‘nhè’ những em có ba mẹ đóng góp sổ vàng nhiều rồi cho làm lớp trưởng, lớp phó, rồi GV giao quyền cho lớp trưởng được ghi tội bạn, khẻ tay bạn…thì cũng cổ vũ ‘bệnh lạm quyền’ và ‘tham quyền’ của trẻ, chả cứ gì đến ‘Hội đồng tự quản’ với lại chủ tịch.

Ý kiến riêng của tôi, có thể thay bằng tên ‘Ban tự quản’ cho nó nhẹ nhàng, ít vị trí thôi cho đỡ cồng kềnh, luân phiên 1 tháng/ lần, mà cỡ lớp 2 hãy bắt đầu.

Thứ hai, một lớp có 35 HS. Cái này cần được thực hiện rốt ráo. Điều lệ cũ cũng có nhưng dường như “để cho vui” chứ tới nay, vô vàn trường 40-50 HS/ lớp, GV không có đãi ngộ gì khi dạy lớp đông. Vậy bây giờ Bộ có quyết sách gì không? Tăng phụ cấp? Tuyển trợ giảng

Video đang HOT

Thứ ba, Hiệu trưởng không được ngồi tại vị quá hai nhiệm kỳ. Điều này cũng đã có quy định nhưng không thực hiện nghiêm. Nhiều hiệu trưởng ‘cố vị’ tới hơn chục năm. Không thấy điều lệ ‘mở ngoặc đơn’ cho những trường hợp đặc biệt này.

Thứ tư, nhà trường được tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình kế hoạch các hoạt động giáo dục. Thực sự, từ ‘tự chủ’ rất quý giá, rất đáng hoan nghênh, nhưng tự chủ tới đâu? Có nên nói cụ thể hơn trong điều lệ hay cần có thông tư hướng dẫn thì Bộ cũng nên tính cho kỹ lưỡng.

Thứ năm, phần sách giáo khoa trong dự thảo Điều lệ tôi lại không thấy có sự thay đổi gì ngoài việc bắt các trường ‘chịu trách nhiệm’ tài liệu tham khảo. Vậy sao không quy định luôn các trường ‘chịu trách nhiệm lựa chọn sách GK và tài liệu tham khảo’ theo các tiêu chuẩn đã được ban hành của Bộ hoặc đã qua thẩm định của Bộ cho đúng với tinh thần của Đề án đổi mới GD đã được phê duyệt?

Thứ sáu, việc Bộ thay ‘hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” bằng ‘hoạt động giáo dục trải nghiệm’, phải nói là rất ý nghĩa. Tôi chỉ mong các trường chú ý ý nghĩa của từ ‘trải nghiệm’ để HS được tham gia và tiến hành các hoạt động đa dạng, tích luỹ các kinh nghiệm sống phong phú chứ không phải chỉ là những giờ học các môn trên lớp.

Thứ bảy, đã giảm bớt sổ sách cho GV nhưng Sổ sách của GV tôi nghĩ chỉ cần giáo án, sổ chủ nhiệm (nếu là giáo viên chủ nhiệm, ghi rõ sổ giấy hoặc sổ điện tử) còn sổ chuyên môn không nên bắt buộc, đó là ý thức tự giác của mỗi GV.

Thứ tám, bổ sung quyền HS ‘được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình’, ‘ được trực tiếp bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về việc xây dựng nhà trường và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của học sinh’. Những quy định này thể hiện rõ tư tưởng tôn trọng và phát huy quyền dân chủ của HS. Đây là những tư tưởng rất mới trong Dự thảo Điều lệ trường tiểu học mà Bộ Giáo dục – Đào tạo đang tổ chức lấy ý kiến.

Đổi mới giáo dục, rốt cuộc chúng ta quan tâm đến “vỏ” hay “ruột”? Chúng ta mải mê tranh luận lớp trưởng hay chủ tịch mà quên mất rằng bản Dự thảo Điều lệ này còn rất nhiều đều phải bàn luận. Tôi thiết nghị, điều cần hỏi là Bộ đã chuẩn bị những gì để các chính sách này được thực thi có hiệu quả?

Và điều cuối cùng, tôi đề nghị kéo dài thời gian lấy ý kiến của Dự thảo nên dài hơn. Bộ chỉ cho phép trong vòng 15 ngày trong khi đây đang là thời gian nghỉ hè thì liệu có tập hợp được các giáo viên, một đối tượng không thể thiếu để lấy ý kiến giáo viên?

Cô Lê Hoàng Phương, giáo viên tiểu học ở huyện Củ Chi, TP.HCM

Góc nhìn khác về lớp trưởng là chủ tịch - Hình 2

Học sinh hoạt động nhóm theo mô hình VNEN tại trường tiểu học Tân Thông, Củ Chi

To tát hay không là do cách truyền đạt của giáo viên

Trường tôi đã áp dụng dạy mô hình trường tiểu học mới từ hơn ba năm nay nên cả cô và trò đều đã quen với các tên gọi trong lớp như chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban, phó ban…. Nghe qua, ai cũng thấy những từ ngữ đó sao to tát, không giống trong lớp học nhưng thực ra với các em lại rất bình thường vì nhiệm vụ của các em được bầu vào những chức danh đó không gì khác cả, chỉ là hỗ trợ cô giáo dặn dò lớp, theo dõi, nhắc nhở và giúp đỡ các bạn. Người lớn đừng liên hệ những khái niệm đó với các tổ chức ngoài xã hội để thấy ghê gớm. Thực ra, to tát hay không là do cách giáo viên truyền đạt, giải thích đến các em như thế nào để các em hiểu nhiệm vụ của mình là những gì, hội đồng đó là gì.

Ở lớp tôi, một năm sẽ có ba lần luân phiên những vị trí này cho các bạn trong lớp, nhiều em như thế lại rất tự tin, mạnh dạn đề cử hoặc tự ứng cử vì nhiều lí do rất trẻ con như giọng bạn ấy nói hay, bạn ấy hay giúp đỡ bạn yếu, bạn ấy hay cười nói…. Vì thế có năm dù ba lần luân phiên nhưng rồi cũng chỉ một em được bầu làm chủ tịch, cả lớp vỗ tay rần rần. Rồi có khi tự nhiên có em đứng lên xin cô thôi làm chủ tịch vì bạn này không nghe lời, vì em chưa ngoan…

Thật ra giữ các từ như lớp trưởng, lớp phó cũng được vì vai trò là như nhau nhưng đã đổi mới theo mô hình này thì tôi nghĩ phải thay đổi tất cả mới phù hợp. Cả cô lẫn trò đều thấy mới mẻ thì sẽ thích thú hơn. Quan trọng là các em rất hồn nhiên, tự tin, vẫn hiểu theo những gì thầy cô nói và theo lứa tuổi chứ không liên quan từ ngữ đó là gì.

Chủ tịch thì đã sao?

Từ kinh nghiệm của tôi qua những năm theo dõi mô hình trường học VNEN, tôi thấy phần lớn chỉ trích chỉ mới dựa trên câu chữ chứ chưa tìm hiểu thực tế mô hình này. Tôi thấy ở những trường học thí điểm mô hình này, từ lớp 3 đến lớp 5, học sinh trưởng thành rất nhanh. Các em có hai điều mà học sinh mô hình cũ chưa có được (hoặc có một cách hạn chế): tư duy độc lập, sáng tạo và tinh thần dân chủ.

Tư duy độc lập, sáng tạo: Thầy cô không rót kiến thức cho các em tiếp nhận thụ động. Thầy cô chỉ đóng vai trò gợi mở, quan sát và đánh giá, các em sẽ tự chiếm lĩnh kiến thức theo cách của mình. Các em cũng sẽ học được cách làm việc theo nhóm để hoàn thành chủ đề bài học đưa ra. Điều này còn thúc đẩy các em tìm hiểu mở rộng chủ đề bài học qua sách báo, ti vi, internet. Vì thế khi trò chuyện, những đứa trẻ bày tỏ bản sắc của chúng một cách đáng ngạc nhiên. Các em đã học được cách tôn trọng sự khác biệt của người khác và phát huy sự sáng tạo của bản thân. Điều này thật tuyệt vời.

Tinh thần dân chủ: Có lẽ với người lớn, chủ tịch là có quyền lực ghê lắm nên mới nói trẻ con làm chủ tịch không được, không hợp, sẽ lạm quyền, sẽ mất ấu thơ… Các em tự ứng cử, thành viên lớp sẽ bầu cử bằng phiếu kín hoặc giơ tay. Nếu có nhiều “đối thủ” cùng tranh cử, phần vận động bỏ phiếu mới thiệt là vui. Nhóc A kêu gọi mấy bạn bỏ phiếu cho mình, mình sẽ giúp lớp mình có góc học tập thiệt đẹp, sẽ tổ chức câu lạc bộ này kia. Nhóc B kêu gọi bỏ phiếu cho mình, mình sẽ không để bạn nào trong lớp bị bắt nạt, … Khi được bầu rồi, chủ tịch phải thực hiện lời hứa của mình với cả lớp, vì đó là trách nhiệm, là danh dự. Nhiệm kỳ thì luân phiên. Mọi người đừng lo con em lạm quyền. Các em rất tự tin, dám nói dám làm dám chịu trách nhiệm.

Và nếu các em thực sự mong muốn trở thành nhà lãnh đạo tương lai, cũng tốt chứ sao. Mong muốn làm lãnh đạo cũng không phải là điều xấu nếu các em hiểu rằng đứng đầu nghĩa là có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của mọi người, giúp đất nước phát triển. Trách nhiệm chính là danh dự bản thân. Chủ tịch (class president) chỉ là người đứng đầu một lớp tự quản thôi mà.

PGS – TS Nguyễn Hữu Hợp, Khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội:

Góc nhìn khác về lớp trưởng là chủ tịch - Hình 3

Có thể gọi là Trưởng ban tự quản

Tự quản là một phẩm chất của học sinh nói riêng và tập thể học sinh nói chung, đã được các nhà giáo dục nghiên cứu từ lâu (A. Macarenco, V. Sukhomlinsky…).

Các lớp học sinh trên thế giới và ở Việt Nam đều được khuyến khích hoạt động theo tinh thần tự quản (ở mức độ và trình độ của các em). Đã tự quản thì phải có tổ chức, tổ chức đó có thể có tên gọi khác nhau như: ban cán sự lớp, đội ngũ tự quản, ban tự quản, hội đồng tự quản… (Tên gọi hội đồng tự quản lấy theo kinh nghiệm từ dự án VNEN). Đã có hội đồng thì phải có người đứng đầu và gán cho người đó một “chức danh”, nay người ta định gọi nó là “chủ tịch”.

Mới nghe qua có thể thấy “chối” vì chưa quen, nhưng sau có thể sẽ quen(?). Trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học (mới) có nói “chủ tịch…” hay lớp trưởng. Như vậy, bản chất của nó là như nhau, vấn đề là tên gọi.

Theo tôi, có thể gọi là “trưởng ban tự quản”thì “dễ nghe” hơn (khi đó, hội đồng tự quản sẽ được gọi là “ban tự quản”), hoặc vẫn lớp trưởng như cũ. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn ở chỗ khác – ban tự quản này được tổ chức và vận hành như thế nào. Nếu có thể (học sinh lớp 4, 5 chẳng hạn), nên tạo điều kiện cho cá nhân học sinh tự “tranh cử” bằng chương trình hành động của mình (ở nước ngoài người ta đã làm được), để học sinh bầu ban tự quản, thành phần nên thay đổi theo định kì (hằng tháng chẳng hạn)…

Theo PLO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin đang nóng

Vợ bị mẹ nuôi Quý Bình chặn họng, thái độ cười đùa hậu thuỷ táng chồng tranh cãiVợ bị mẹ nuôi Quý Bình chặn họng, thái độ cười đùa hậu thuỷ táng chồng tranh cãi
21:21:35 28/04/2025
Võ Hạ Trâm hát tổng duyệt ở diễu binh, đáp trả tinh tế khi gây tranh cãiVõ Hạ Trâm hát tổng duyệt ở diễu binh, đáp trả tinh tế khi gây tranh cãi
17:13:45 28/04/2025
Đang cấp cứu bé gái sốc phản vệ, bác sĩ bị người nhà đạp vào bụngĐang cấp cứu bé gái sốc phản vệ, bác sĩ bị người nhà đạp vào bụng
17:04:44 28/04/2025
Nữ giáo viên ở Điện Biên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuýNữ giáo viên ở Điện Biên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý
21:58:40 28/04/2025
Mới về làm dâu, chị chồng đã ép tôi ký giấy từ chối quyền thừa kế, tôi đồng ý ngay nhưng "chốt" một điều kiện làm chị xám mặtMới về làm dâu, chị chồng đã ép tôi ký giấy từ chối quyền thừa kế, tôi đồng ý ngay nhưng "chốt" một điều kiện làm chị xám mặt
20:03:58 28/04/2025
Nữ ca sĩ đình đám lần đầu hé lộ gia đình có 3 người mang quân hàm Đại táNữ ca sĩ đình đám lần đầu hé lộ gia đình có 3 người mang quân hàm Đại tá
22:37:59 28/04/2025
Vụ phát hiện 573 nhãn hiệu sữa giả: Bắt tạm giam thêm 4 ngườiVụ phát hiện 573 nhãn hiệu sữa giả: Bắt tạm giam thêm 4 người
20:43:09 28/04/2025
Sau nhiều năm vướng nghi vấn bất hòa, Tạ Đình Phong bất ngờ bị tóm gọn hình ảnh ấm áp bên 2 con traiSau nhiều năm vướng nghi vấn bất hòa, Tạ Đình Phong bất ngờ bị tóm gọn hình ảnh ấm áp bên 2 con trai
17:06:19 28/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu - Phim trinh thám Việt đủ sức khiến Conan gọi bằng điện thoại

Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu - Phim trinh thám Việt đủ sức khiến Conan gọi bằng điện thoại

Phim việt

23:55:05 28/04/2025
Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu cho thấy sự trở lại ấn tượng của Victor Vũ với thể loại phim sở trường. Tuy vẫn còn sạn và kịch bản dễ đoán, nhưng chất lượng của tác phẩm là khó mà bàn cãi.
Mỹ nhân Việt sở hữu biệt thự 40 tỷ, làm chủ 4 công ty, xuất hiện vài giây ở Lật Mặt 8 vẫn bùng nổ visual

Mỹ nhân Việt sở hữu biệt thự 40 tỷ, làm chủ 4 công ty, xuất hiện vài giây ở Lật Mặt 8 vẫn bùng nổ visual

Hậu trường phim

23:50:00 28/04/2025
Mỹ nhân này chỉ xuất hiện vài giây ở nửa cuối của Lật Mặt 8 nhưng vẫn nhận được sự quan tâm rất lớn từ khán giả.
Khoảnh khắc cực đẹp của Tăng Thanh Hà trong dịp đại lễ 30/4

Khoảnh khắc cực đẹp của Tăng Thanh Hà trong dịp đại lễ 30/4

Sao việt

23:44:18 28/04/2025
Giữa không khí rợp cờ hoa của ngày 30/4, Tăng Thanh Hà chọn xuất hiện mộc mạc giữa đường phố với chiếc áo đỏ in hai chữ Việt Nam đầy tự hào và nón lá truyền thống.
Phim Netflix mới 'Weak Hero Class 2': Quy mô 'khủng' nhưng nội dung 'nhàm'

Phim Netflix mới 'Weak Hero Class 2': Quy mô 'khủng' nhưng nội dung 'nhàm'

Phim châu á

23:37:10 28/04/2025
Bộ phim được mong đợi Weak Hero Class 2 đã ra mắt trên Netflix, nhưng các nhà phê bình cho rằng phim mất đi chiều sâu cảm xúc và sức hấp dẫn đã làm nên thành công của phần 1.
Park Hyung Sik: Vươn đến đỉnh cao nhờ chọn đúng 'nền văn minh'

Park Hyung Sik: Vươn đến đỉnh cao nhờ chọn đúng 'nền văn minh'

Sao châu á

23:31:23 28/04/2025
Xuất phát điểm là thành viên một nhóm nhạc kém nổi nhưng nhờ việc lấn sân sang diễn xuất, Park Hyung Sik đã trở thành một nam thần thế hệ mới, một trong những ngôi sao có cát-xê cao nhất xứ Hàn.
Mai Tuấn 'Mưa bụi' tiết lộ về cuộc sống khi lui về làm thầy giáo dạy Toán

Mai Tuấn 'Mưa bụi' tiết lộ về cuộc sống khi lui về làm thầy giáo dạy Toán

Nhạc việt

23:19:21 28/04/2025
Ca sĩ Mai Tuấn từng nổi tiếng khi tham gia series Mưa bụi , kết hợp khá ăn ý với Yến Khoa. Sau thời gian tập trung giảng dạy, nam ca sĩ bất ngờ trở lại thị trường âm nhạc với MV Đôi đũa lệch .
Jennifer Garner sánh vai bên người yêu sau tin đồn tái hợp Ben Affleck

Jennifer Garner sánh vai bên người yêu sau tin đồn tái hợp Ben Affleck

Sao âu mỹ

23:11:16 28/04/2025
Sau những lời bàn tán về mối quan hệ thân thiết với chồng cũ Ben Affleck, Jennifer Garner được nhìn thấy bên bạn trai kém tuổi John Miller, cho thấy mối quan hệ của họ vẫn bình ổn.
Chàng nhạc công dùng tiếng đàn violin chinh phục được nữ luật sư hơn tuổi

Chàng nhạc công dùng tiếng đàn violin chinh phục được nữ luật sư hơn tuổi

Tv show

23:08:54 28/04/2025
Với tính cách hòa đồng, chân thành cùng điểm chung về sở thích và quan điểm sống, cả hai đã cùng bấm nút hẹn hò.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 28/4 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 28/4 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết

Trắc nghiệm

22:17:29 28/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 28/4 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao ngày mới.
BTS và BLACKPINK được vinh danh là nghệ sĩ Kpop được yêu thích nhất năm 2025

BTS và BLACKPINK được vinh danh là nghệ sĩ Kpop được yêu thích nhất năm 2025

Nhạc quốc tế

22:14:09 28/04/2025
Theo dữ liệu khảo sát toàn cầu năm 2025, BTS và BLACKPINK tiếp tục thống trị bảng xếp hạng mức độ phổ biến của Kpop trên khắp các châu lục.
Đang ném ma túy phi tang thì bị công an tóm gọn

Đang ném ma túy phi tang thì bị công an tóm gọn

Pháp luật

22:13:12 28/04/2025
Trân và Lộc thuê ô đi giao hơn 1kg ma túy cho đối tượng không rõ lai lịch ở huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) thì bị công an bắt quả tang và tạm giữ hình sự.