Góc khuất của Michael Phelps
Michael Phelps trải qua nhiều khó khăn để hòa nhập với cuộc sống thường nhật sau những năm tháng thi đấu đỉnh cao.
Phelps là VĐV Olympic vĩ đại nhất mọi thời. 28 huy chương đủ loại trải qua 5 kỳ Thế vận hội của anh thật sự đẳng cấp. Kình ngư người Mỹ cũng giành tới 23 huy chương vàng Olympic, nhiều nhất trong lịch sử.
Phelps thâu tóm nhiều huy chương Olympic, chiến thắng ở giải Vô địch Thế giới, giải Quốc gia và thiết lập vô số kỷ lục thế giới, vượt trội hơn bất kỳ kình ngư nào khác trong lịch sử đường đua xanh. Tuy nhiên, sự nghiệp vĩ đại không đồng nghĩa mang lại niềm vui cho Phelps.
Sau ánh hào quang, cựu VĐV người Mỹ phải đấu tranh với sức khỏe tinh thần. Anh gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cuộc sống thường nhật.
Điều chưa biết về Phelps
Suốt hàng chục năm quen với guồng quay tập luyện rồi thi đấu chinh phục các kỷ lục, đi khắp mọi nơi, Phelps thường hụt hẫng và chật vật khi trở lại cuộc sống thường ngày.
Phelps là vận động viên thành công nhất lịch sử Olympic.
Trong bộ phim tài liệu “ Weight of Gold” nói về cuộc đời mình, Phelps cho thấy góc khuất bản thân. Anh tiết lộ rằng phải vật lộn với chứng ADHD (rối loạn tăng động, giảm chú ý ở người lớn – PV) và nguy hiểm hơn là căn bệnh trầm cảm. Đó là thời điểm sức khỏe tinh thần của huyền thoại bơi lội Mỹ đi xuống.
“Trong suốt sự nghiệp của mình, xung quanh tôi có một đội ngũ luôn chú ý đến sức khỏe thể chất của tôi. Nếu tôi cần trở nên mạnh mẽ hơn, luôn có 10 người sẵn sàng tìm ra cách để tôi đạt mục đích. Nhưng về mặt tinh thần thì không như vậy”, Phelps nói với Healthline.
Năm 2004, sau khi giành 6 huy chương vàng và 2 huy chương đồng tại Thế vận hội Athens, Phelps thừa nhận lần đầu tiên anh cảm thấy “trầm cảm sau Olympic”. Ý nghĩ tự tử đôi lần xuất hiện trong đầu cựu VĐV người Mỹ.
“Bạn làm việc chăm chỉ trong 4 năm để vươn tới thành công. Sau đó giống như bạn đang ở trên đỉnh núi và tự hỏi bản thân những câu đại loại như ‘tôi làm cái quái gì vậy? Tôi phải đi đâu? Tôi là ai?’”, Phelps chia sẻ.
Để giải quyết tình trạng tồi tệ, Phelps quyết định rời xa thể thao chuyên nghiệp một thời gian ngắn để tìm lại sự cân bằng. Tuy nhiên, anh quay trở lại tập luyện ngay sau khi Thế vận hội 2004 kết thúc, tiếp tục tranh tài ở hai kỳ Thế vận hội 2008 và 2012.
Video đang HOT
Cảm tưởng những thành công liên tiếp là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho Phelps. Thế nhưng, chứng trầm cảm quay lại ám ảnh anh vào năm 2014. Phelps thừa nhận “không muốn sống nữa”. Thậm chí, huyền thoại sinh năm 1985 chẳng muốn gây phiền toái cho những người xung quanh. Do đó, việc từ bỏ cuộc đời từng có lúc là lựa chọn mà Phelps nghĩ đến.
Trong sâu thẳm của sự chán nản và tuyệt vọng, Phelps tự nhốt mình trong phòng riêng trong vài ngày, suy nghĩ xem nên làm gì tiếp theo. Với ý chí của một VĐV vĩ đại, Phelps nhận ra anh không được từ bỏ.
“Sau đó, tôi quyết định đến lúc phải thực hiện bước tiến mới để mở ra một con đường khác”, Phelps cho hay.
Phelps tìm đến các trung tâm trị liệu tinh thần. Động thái này bắt đầu mang tới hiệu quả. Erica Wickett, nhà trị liệu tâm lý tại BetterMynd, cho biết những sự trợ giúp chuyên nghiệp về mặt tinh thần là rất quan trọng đối với những người đang đấu tranh với chứng trầm cảm, lo lắng và có suy nghĩ tự tử.
Việc trị liệu giúp Phelps hiểu bản thân rõ hơn và là công cụ để đối phó với tình trạng đang mắc phải. Anh nói rằng đó là một hành trình liên tục để giữ vững tinh thần. Thay vì trốn chạy, Phelps chọn cách đối mặt.
“Chứng trầm cảm sẽ không bao giờ biến mất. Tôi không bao giờ có thể búng tay và nói: ‘Biến đi. Để tôi yên’. Nó tạo nên tôi, là một phần của tôi”, Phelps nhận ra.
Phelps học cách chung sống với căn bệnh trầm cảm và không ngừng học hỏi mỗi ngày để sống một cuộc sống bình thường như bao người khác.
Gia đình nhỏ của Phelps.
Phelps của hiện tại
Phelps thành lập thương hiệu đồ bơi và dụng cụ tập luyện mang tên mình. Anh hợp tác với HLV Bob Bowman để mang nhiều năm kinh nghiệm vào thị trường, sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất hỗ trợ các VĐV chuyên nghiệp.
Ngoài công việc kinh doanh, Phelps còn tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện. Anh sử dụng số tiền thưởng trị giá 1 triệu USD sau Thế vận hội 2008 để thành lập “Quỹ Michael Phelps”.
Trong những năm tháng sau này, “Quỹ Michael Phelps” phát triển mạnh và hiện tập trung vào việc đảm bảo an toàn nguồn nước, cuộc sống lành mạnh và dạy trẻ em theo đuổi ước mơ.
Anh cũng tham gia vào hội đồng quản trị Medibio, một tổ chức tập trung vào chẩn đoán các rối loạn sức khỏe tâm thần. Để xoa dịu tinh thần, VĐV thành công nhất Olympic duy trì các thói quen sinh hoạt tích cực. Phelps tìm niềm vui trong công việc tư vấn sức khỏe, giúp đỡ những người có vấn đề về tâm lý như anh.
Theo USA Today, Phelps hiện tại sống hạnh phúc với vợ Nicole và 3 người con – Boomer, Beckett và Maverick – trong một căn nhà trị giá 2,53 triệu USD ở thung lũng Paradise, Arizona.
Sau nhiều năm thi đấu đỉnh cao, Phelps đã có thể dành thời gian cho gia đình. Cuộc sống bình yên giúp anh phần nào ổn định tinh thần dù bản thân biết rằng căn bệnh trầm cảm có thể sẽ theo mình suốt đời.
Nguyễn Tiến Minh và những lần lập kỷ lục chấn động cầu lông thế giới
Không chỉ vượt qua huyền thoại Lin Dan để lập kỷ lục dự giải vô địch thế giới, Nguyễn Tiến Minh còn có nhiều lần làm chấn động làng cầu lông quốc tế bằng những chiến tích đáng nhớ.
Kỷ lục cầu bền thế giới với 108 lần chạm vợt sau 2 phút
Trong trận tứ kết giải cầu lông thế giới 2013, Tiến Minh cùng tay vợt cao 1m85 người Đan Mạch Jan Jorgensen đã tạo ra pha cầu đánh bền kinh điển với 108 lần chạm vợt sau 2 phút. Pha cầu kết thúc bằng một cú đập cầu ra ngoài của Tiến Minh, dù rằng tình huống đó khá nhạy cảm.
Tiến Minh trong trận đấu với Jorgensen năm 2013
Loạt rally (cầu được đánh qua lại giữa hai bên và chưa bên nào để lỡ cầu) này của Tiến Minh và Jorgensen đã được xác nhận là kỷ lục cầu bền vô tiền khoáng hậu của làng cầu lông chuyên nghiệp, qua đó giúp Tiến Minh đi vào lịch sử cầu lông thế giới. Thậm chí cho đến hiện tại ngoài Tiến Minh ra, vẫn chưa có tay vợt nào khác có thể phá được.
Cũng tại giải đấu này, Tiến Minh đã giành tấm HCĐ lịch sử khi đánh bại Jan Jorgensen sau 3 set kịch tính trước khi để thua nhà đương kim vô địch Lin Dan ở bán kết. Đây là tấm huy chương đầu tiên và duy nhất của cầu lông Việt Nam tại giải vô địch thế giới cho đến hiện tại.
Lập kỷ lục 2 set dài nhất cấp độ Super Series
Tại giải cầu lông Singapore Open 2018 thuộc hệ thống Super Series, tay vợt số 1 Việt Nam tiếp tục lập nên một kỷ lục vô tiền khoáng hậu khác. Cụ thể sau khi trận bán kết giữa Tiến Minh và tay vợt người Đài Bắc Trung Hoa Hsu Jen Hao kết thúc, ban tổ chức giải thông báo đây là trận đấu 2 set diễn ra lâu nhất ở cấp độ Super Series (đơn nam) với thời gian lên đến 79 phút.
Tiến Minh cùng Hsu Jen Hao lập nên kỷ lục tại Singapore Open 2018
Bên cạnh đó, người hâm mộ còn phát hiện Tiến Minh tự phá kỷ lục cầu bền của chính mình. Theo đó ở điểm số đầu tiên của set 2, Tiến Minh cùn Hsu Jen Hao đã cùng nhau tạo nên một đường cầu kéo dài khoảng thời gian 2 phút 30 giây với 116 lần chạm vợt, đồng nghĩa với việc Tiến Minh xô đổ kỷ lục đánh cầu bền ở giải vô địch thế giới 2013 lập cùng với Jorgensen trước đó.
Vượt Lin Đan, lập kỷ lục dự giải vô địch thế giới
Với việc có tên trong danh sách các tay vợt nam được quyền dự giải vô địch cầu lông thế giới 2022 diễn ra từ 22-28/8 tại Tokyo (Nhật Bản) của Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF), Tiến Minh có lần thứ 13 dự giải đấu danh giá này, qua đó vượt qua huyền thoại cầu lông người Trung Quốc Lin Dan (12 lần) để đi vào lịch sử giải cầu lông thế giới với tư cách VĐV dự nhiều giải VĐTG nhất.
Tiến Minh vượt Lin Dan lập kỷ lục dự nhiều giải vô địch thế giới nhất lịch sử
Ngoài giải đấu năm 2022 tới đây, Tiến Minh đã dự giải cầu lông thế giới vào các năm 2005, 2006, 2007, 2009, 2010, 2011, 2013, 2014, 2015, 2018, 2019 và 2021. Tay vợt số 1 Việt Nam vắng mặt ở giải đấu này vào năm 2017 do trùng lịch SEA Games 29.
Bên cạnh đó, Tiến Minh (39 tuổi) cũng là tay vợt lớn tuổi nhất thi đấu ở nội dung đơn nam, nhiều hơn hai người đứng sau cùng 37 tuổi là Niluka Karunaratne (Sri Lanka) và Pablo Abian (Tây Ban Nha).
VĐV Việt Nam đầu tiên tham dự 4 kỳ Olympic liên tiếp
Bên cạnh những kỷ lục đáng nể ở làng cầu lông thế giới, Nguyễn Tiến Minh còn là VĐV Việt Nam đầu tiên tham dự 4 kỳ Olympic liên tiếp vào các năm 2008, 2012, 2016 và 2021. Trước đó, Tiến Minh cũng là cái tên duy nhất của thể thao Việt Nam có thể tham dự 3 kỳ Olympic liên tiếp.
Tượng đài vĩ đại của cầu lông nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung
Năm 2019, Tiến Minh ở tuổi 36 tuổi vẫn ngoạn mục giành tấm HCĐ châu Á lịch sử, trước khi để thua ở bán kết trước siêu sao Kento Momota (Nhật Bản). Đây cũng là huy chương lịch sử của cầu lông Việt Nam tại giải vô địch châu Á. Với những gì đã làm được, tay vợt từng đứng hạng 5 thế giới xứng đáng là huyền thoại của thể thao nước nhà.
Những siêu sao thể thao có chế độ dinh dưỡng đặc biệt Không chỉ ăn uống khoa học hợp lý, một số ngôi sao sân cỏ nói riêng và vận động viên thể thao nói chung lại áp dụng chế độ ăn uống khác thường. Dưới đây là những ngôi sao ăn uống theo kiểu khác người vượt ngoài sức tưởng tưởng. Michael Phelps Vận động viên bơi lội người Mỹ là vận động viên...