Góc khéo tay hay làm: Chán bể kính đắt tiền, thanh niên setup thùng xốp thủy sinh vừa chất lừ vừa tiết kiệm
Bằng khả năng sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của mình, anh Phan Anh đã cho ra đời chiếc bể thuỷ sinh thùng xốp đẹp, độc, lạ.
Chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với những chiếc thùng xốp thường dùng để chứa hoa quả hoặc đồ đông lạnh,… Bên cạnh 1 số ít người vẫn tái sử dụng lại những chiếc thùng này với mục đích chứa đồ thì phần lớn mọi người đều đem chúng bỏ đi vì để không sẽ… rác nhà.
Thế nhưng liệu chăng có phải cứ là thùng xốp thì chỉ có tác dụng chứa đồ? Câu trả lời là không. Mới đây trong group Facebook Hóng Hớt Bang xuất hiện bài đăng của tài khoản có tên Duong Phan Anh với đoạn clip quay lại 1 bể thuỷ sinh vô cùng đẹp và sinh động. Không chỉ tái sử dụng được chiếc thùng xốp cũ theo 1 cách sáng tạo, nhiều người còn bất ngờ hơn khi anh chàng “hét giá” tổng chi phí của bể cá này chưa tới 300 ngàn đồng.
Bể cá tuy nhỏ mà có võ, vô cùng đẹp và sinh động.
Được biết anh chàng tên thật là Dương Phan Anh, sinh năm 1985 ở Việt Trì, Phú thọ. Công việc của anh là chạm khắc và làm đồ da thủ công.
Nói về ý tưởng để tạo ra bể cá, anh Phan Anh chia sẻ: “Nhà vợ anh ở Hạ Long, thỉnh thoảng bà ngoại có gửi ít hải sản và hoa quả lên cho cháu thì đều đóng vào thùng xốp, mà dùng xong toàn bỏ đi quá phí. Thêm nữa là anh cũng thích chơi thủy sinh nên tận dụng làm luôn, vừa là tận dụng vừa tạo cho con mình có cái để chơi, cho con làm quen và học cách yêu thương, chăm sóc động vật. Ngày bé anh toàn đi lội ruộng bắt cá 7 màu, cá cờ về nuôi thích lắm nên giờ cũng muốn sống lại chút ký ức tuổi thơ.
Từ ngày làm cái này con bé nhà a thích lắm, ngày nào cũng đòi cho cá ăn với ra ngắm cá”.
Thay vì vứt các thùng xốp cũ đi, chúng ta có thể học cách làm của anh Phan Anh.
“Có nhiều người cũng hỏi anh về quá trình làm bể, thật ra setup bể cá này cũng đơn giản lắm, nguyên vật liệu cần thiết vừa rẻ vừa dễ kiếm”.
Dưới đây là toàn bộ quá trình chuẩn bị và setup bể cá do anh Phan Anh chia sẻ:
Nguyên vật liệu cần có như sau:
1 cái thùng xốp ko bị thủng, nứt được dán băng keo bên ngoài cho tăng độ bền.
1 bao phân nền trồng cây thủy sinh (loại rẻ chỉ 60k).
4 viên xỉ than tổ ong
Mấy khóm rong đuôi chồn và thuỷ cúc mua ở các tiệm thủy sinh, cá cảnh (15-30k/1 khóm).
Video đang HOT
Chục đôi cá 7 màu (5-10k/1 đôi), sau này tự đẻ cả đàn.
Quá trình setup như sau:
1. Đầu tiên trải lớp phân nền, đổ chút nước bằng lớp phân, trồng mấy khóm rong xuống sau đó trải lớp xỉ than tổ ong đã rửa sạch và đập vụn lên, đổ nước vào nhẹ nhàng cách mặt thùng tầm 10cm.
2. Để nguyên vài ngày cho nước trong, bay hết clo, cân bằng độ pH và phát triển hệ vi sinh.
3. Tiến hành mua và thả cá.
Ngay sau khi đăng tải, bể thuỷ sinh độc đáo của anh chàng đã thu hút được sự quan tâm và yêu thích từ đông đảo cư dân mạng. Bể cá tuy nhỏ nhưng có võ, vừa đẹp vừa tiết kiệm chi phí. Chẳng biết từ khi nào ngắm cá bơi đã trở thành thú vui của các thành viên trong ngôi nhà nhỏ của anh Dương Phan Anh.
Theo Helino
Khu vườn trồng rau sạch quy củ như một trang trại thật sự trên sân thượng của bà mẹ 2 con ở Hải Phòng
Là mẹ, chị Thanh Huyền luôn mong muốn được dành cho con những gì tốt nhất có thể. Chính vì thế, chị đã quyết tâm tạo nên một khu vườn trồng rau sạch trên sân thượng để cho con rau xanh, trái ngọt mỗi ngày.
Cách đây vài năm, chị Thanh Huyền (Hải Phòng) nghe được nhiều những thông tin về rau không an toàn, rau không rõ nguồn gốc được bán tràn lan khắp nơi. Không chỉ có thể, chị rất sợ mua phải các loại rau phun thuốc kích thích. Cả gia đình chị đều thích ăn rau nhưng mỗi bữa ăn khi mua rau ngoài chợ, chị lại cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là hai cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn của mình. Sau một thời gian suy nghĩ, chị đã quyết tâm dọn dẹp khoảng sân thượng của gia đình và bắt đầu thực hiện "công cuộc" tạo nên một khu vườn trồng rau sạch cho gia đình.
Một góc khu vườn trồng rau sạch trên sân thượng rộng rãi của gia đình chị Thanh Huyền.
Chủ nhân đảm đang của khu vườn trên sân thượng.
Ban đầu, với mong muốn có được nguồn rau sạch cung cấp cho gia đình nên dù bận với vô vàn những công việc hàng ngày, lại thêm chăm sóc con nhỏ nhưng chị tranh thủ mọi lúc mọi nơi để "gây dựng" một khu vườn trồng rau sạch xinh xắn trên sân thượng nhà mình. Vì không có đất vườn, khoảng sân trước nhà đã được che mái kiên cố để trồng hoa lan nên chị muốn tạo vườn rau nho nhỏ trên sân thượng. Thời gian đầu, chị trồng các loại rau cho bé ăn dặm, chủ yếu là các loại rau dễ sống và dễ chăm sóc vì chị cũng không có nhiều thời gian. Sau một thời gian, rau lên tươi tốt và có thêm nhiều kinh nghiệm, chị Huyền đã "mạnh dạn" mua thêm thùng xốp và trộn thêm đất để trồng rau cung cấp cho cả gia đình.
Vườn được chị Huyền trồng chủ yếu trong thùng xốp.
Các thùng được kê cao gọn thoáng.
Trên sân thượng chị để 1 góc vườn trồng rau ăn lá.
Còn lại chị dành riêng một góc để trồng các loại cây leo.
Chị Thanh Huyền chia sẻ, khi bắt đầu chị cũng chỉ nghĩ đơn giản, trồng rau sẽ không tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên khi bắt tay vào công việc, chị mới cảm thấy để có rau sạch trên sân thượng cũng cần đầu tư và chăm chút nhiều. Cũng vì càng trồng chị lại càng mê, rau nào thích ăn chị lại thử trồng. Trồng rau rồi trồng thêm các loại quả. Vừa trồng vừa học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Chính vì những thành quả nắng mưa, sớm khuya của chị được cả gia đình đón nhận nên chị lại càng thích thú và đam mê hơn khi làm vườn trồng rau.
Hiện tại, sân thượng nhà chị luôn ngập tràn rau quả, cây trái. Chị thiết kế và bài trí phù hợp để góc nhỏ trồng được nhiều cây, nhiều rau nhất. Sân thượng nhà chị trở thành khu vườn xanh tươi rau quả. Hai bé nhà chị Huyền cũng vô cùng thích thú khi được chăm sóc rau quả cùng mẹ. Các con không chỉ được ăn rau sạch, mà còn học hỏi được nhiều điều khi gần gũi với tự nhiên là động lực tuyệt vời giúp chị Huyền ngày càng trồng được nhiều rau sạch, giúp vườn nhà chị luôn ngập tràn màu xanh cây cỏ.
Chị trồng súp lơ, bắp cải cho vụ đông.
photo-11-15317981655141058083533 photo-12-1531798165515724902533
Các loại rau ăn hàng ngày và rau gia vị.
Rau cải.
Rau ngót.
Chị thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt và phun từ trên cao.
Chị Huyền tâm sự, khi mới trồng, do chưa có kinh nghiệm nên rau chị trồng cũng hay gặp sâu bệnh và cằn cỗi. Sau một thời gian tham khảo cách trồng rau của những người đi trước, chị đã rút ra nhiều kinh nghiệm hữu ích.
Trên sân thượng chủ yếu chị trồng rau trong thùng xốp. Chị thường mua thùng xốp về, không đục lỗ dưới đáy mà đụng khoảng 2 - 3 lỗ ở phía bên cạnh của thùng, sau đó đặt chai nhựa đã đục nhiều lỗ xung quanh xuống đáy thùng để tạo 1 khoảng có thể trữ nước cho cây trồng. Cuối cùng mới cho đất đã trộn sẵn phủ lên trên. Sân thượng khá nắng nóng nên việc làm thùng như vậy sẽ giúp rau luôn xanh tươi, khỏe mạnh, không bị thiếu nước, đất cũng luôn giữ được độ ẩm nhất định.
Vụ đông chị hay trồng dưa lưới.
Giàn dưa sai trĩu quả.
Để tránh cho rau quả trồng hạn chế được sâu bệnh và nắng gắt, chị Huyền đã làm nhà lưới. Sau mỗi vụ thu hoạch chị Huyền lại phơi đất thật khô rồi xử lý bằng vôi bộ để không còn sâu bệnh. Khoảng sân thượng nhà chị Huyền còn nuôi gà nên chị tận dụng phân gà ủ với trấu khoảng 6 tháng lại mang ra trộn đều với đất, giúp đất đủ chất dinh dưỡng và tơi xốp cho cây trồng phát triển.
Bên cạnh dưa lưới là những thùng xốp trồng cà chua.
Thu hoạch rau củ trên sân thượng.
Trên sân thượng nhà chị Huyền không chỉ có rau mà chị còn trồng rất nhiều các loại cây ăn trái như dưa, bầu, bí... Theo chị, trồng các loại cây này cần đảm bảo độ tơi xốp và dinh dưỡng cho đất. Chị thường trồng mỗi thùng xốp 1 đến 2 cây để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây phát triển. Ngoài ra, chị thường bón phân định kỳ, tưới nước đều đặn giúp cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả và quả cũng ngọt hơn.
Ngoài trồng rau, chị Thu Huyền còn nuôi gà.
Theo Helino
Cách trồng cà rốt tại nhà cực đơn giản, mùa nào cũng có cà rốt sạch để ăn Cách trồng cà rốt tại nhà khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự trồng trong vườn nhà để đảm bảo chất lượng. Thời gian trồng Cà rốt là một loại cây trồng vào thời tiết mát mẻ. Hãy gieo hạt vào 2-3 tuần trước khi vào vụ đông. Tuy nhiên, nếu bạn sống ở một đất nước có khí hậu nóng...