Góc chuyên gia: Để xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh chất lượng
Từ vựng là thành tố cơ bản của ngôn ngữ, do đó việc xây dựng vốn từ vựng phong phú là mong muốn của tất cả những người học tiếng Anh. Trong chùm bài viết về chủ đề học từ vựng, cô giáo Đỗ Thúy Hằng – chuyên gia tiếng Anh, top 1% thế giới về điểm TOEFL iBT – sẽ chia sẻ bí quyết trở thành “ từ điển sống”.
Bài 1: Không phải trí nhớ mà chính cách học mới mang tính quyết định
Trong một buổi hội thảo tôi được mời tham dự với tư cách diễn giả gần đây, tôi đã nói về chủ đề học từ vựng tiếng Anh hiệu quả. Một bạn sinh viên đã đặt ra câu hỏi, “Làm thế nào để em có kho từ vựng tiếng Anh đồ sộ khi trí nhớ của em không tốt?” Tôi đã trả lời rằng bản thân tôi cũng không cho rằng trí nhớ của mình có gì đặc biệt. Việc tích lũy vốn từ vựng tiếng Anh phong phú không quyết định bởi trí nhớ mà chính phương pháp học tập hiệu quả mới làm nên điều khác biệt.
Đừng cố nhồi nhét – hãy hiểu từ
Cốt lõi của việc học từ vựng hiệu quả là người học phải thực sự hiểu từ. Tôi quan sát thấy nhiều em chọn học từ vựng bằng cách cầm những danh sách từ dài dằng dặc, bên trái ghi từ, bên phải ghi nghĩa rồi cố gắng nhồi nhét tất cả vào bộ nhớ để chuẩn bị cho kỳ thi. Mặc dù người học có thể tăng nhanh lượng từ trong một khoảng thời gian ngắn, tôi không ủng hộ lối “học vẹt” như vậy.
Thứ nhất là vì tính hiệu quả. Cách học này mang tính ghi nhớ máy móc bởi người học chưa thực sự hiểu bản chất, sắc thái, cách dùng từ. Do vậy, người học rất dễ nhầm lẫn các từ với nhau, nhất là đối với những từ đồng âm khác nghĩa như compliment (lời khen) và complement (phần thêm vào), discrete (riêng biệt) và discreet (kín đáo), principal (hiệu trưởng) và principle (nguyên tắc)… Tuy nhiên, đây sẽ không phải là vấn đề khi người học đã hiểu từ.
Cách hiệu quả để phân biệt những từ dễ gây nhầm lẫn là đưa các từ có cách phát âm giống hệt nhau nhưng nghĩa khác nhau vào cùng một câu văn để tạo nên sự so sánh. Dưới đây là một vài ví dụ:
- The teacher’s compliment on Tung’s improvement was a complementto the maximum score he got.
(Lời khen ngợi của cô giáo dành cho sự tiến bộ của Tùng là một phần (thưởng) thêm đối với số điểm tuyệt đối mà cậu đạt được).
- The discrete units of the company carried out their work in a very discreet manner.
(Các đơn vị riêng biệt của công ty thực hiện công việc một cách rất kín đáo).
- The school principal is a person of high moral principles.
(Thầy/cô hiệu trưởng nhà trường là một người có nguyên tắc đạo đức cao).
Có một khoảng cách nhất định giữa việc biết từ và hiểu từ. Việc học từ vựng nhồi nhét, máy móc sẽ khiến số lượng từ “biết” nhiều hơn số từ “hiểu”. Bởi vậy người học sẽ gặp khó khăn trong quá trình đọc và nghe, đặc biệt đối với việc cảm thụ các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh do nhà văn thường sử dụng lối chơi chữ phức tạp cùng các thủ pháp nghệ thuật để tăng sự lôi cuốn, hấp dẫn của tác phẩm. Đó là chưa kể đến việc “học vẹt” còn khiến người học không tự tin diễn đạt ý tưởng vì không biết cách dùng từ, hoặc dùng nhưng chưa chính xác.
Thứ hai là vì tính bền vững. Những người học từ theo cách nhồi nhét thường có xu hướng quên từ sau một khoảng thời gian hoặc sau khi kỳ thi kết thúc. Đó là một sự lãng phí lớn, nhất là khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu như hiện nay. Mặc dù điểm số vô cùng có giá trị nhưng việc thành thạo kỹ năng tiếng Anh, tự tin sử dụng ngôn ngữ để hòa nhập với thế giới mới thực sự là điều vô giá.
Thứ ba là vì niềm vui trong học tập. Cách học nhồi nhét khiến người học cảm thấy nhàm chán, thậm chí có thái độ tiêu cực với ngôn ngữ tiếng Anh. Tuy nhiên, thực tế là việc tích lũy từ vựng có thể đem lại niềm vui lớn lao và cảm giác hài lòng sâu sắc nếu bạn học đúng phương pháp. Tim Gunn đã từng khẳng định, “Few activities are as delightful as learning new vocabulary” (Ít có hoạt động nào thú vị như việc học từ mới).
Video đang HOT
Như vậy, điều quan trọng đối với việc xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh hiệu quả là người học phải hiểu từ một cách trọn vẹn. “Học vẹt” tưởng như giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng nhưng sau cùng sẽ gây lãng phí vì không đem lại những giá trị đích thực. Chỉ khi người học hiểu từ thì vốn từ vựng mới có thể phát triển một cách bền vững và đáng kể.
Chất lượng trước, số lượng sau
Có hai yếu tố để đánh giá vốn từ của một người: chất lượng và số lượng. Hai yếu tố này đều vô cùng quan trọng, bởi một kho từ vựng hai mươi nghìn từ nhưng hiếm khi sử dụng hoặc một vốn từ được sử dụng chính xác nhưng chỉ bao gồm vỏn vẹn một nghìn từ đều chưa thể coi là vốn từ vựng chất lượng. Trong hai yếu tố trên, chất lượng được coi là yếu tố hàng đầu, sau đó là số lượng.
Quan điểm này đã được kiếm chứng qua thời gian và khẳng định bởi những bộ óc vĩ đại, từ triết gia Lucius Annaeus Seneca qua câu nói “It is quality rather than quantity that matters” (Chất lượng chứ không phải là số lượng mới làm nên chuyện) cho đến nhà sáng chế thiên tài Steve Jobs khi ông nhận định “Quality is more important than quantity” (Chất lượng quan trọng hơn số lượng).
Để xây dựng một vốn từ vựng có chất và trở thành “từ điển sống”, lời khuyên của tôi là hãy sử dụng những từ đã học nhiều nhất có thể. Từ vựng được ghi nhớ khi ta hiểu, và cách tốt nhất đề hiểu là phải dùng. Khi từ vựng được đặt trong mối quan hệ với các từ khác để tạo nên một câu văn có nghĩa, được sử dụng để truyền tải, diễn đạt ý tưởng thì ta sẽ hiểu từ một cách chính xác và sâu sắc. Bản thân tôi có sở thích sử dụng từ mới để viết về những trải nghiệm đã cũ của mình. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm cách khác là đọc những ví dụ mà từ điển hoặc các tài liệu học thuật đưa ra để hiểu từ vựng được sử dụng trong ngữ cảnh như thế nào.
Chất lượng là ưu tiên hàng đầu nhưng chỉ có “chất” thôi thì chưa đủ. “Lượng” cũng có vai trò quan trọng, bởi vậy tôi đã viết câu này nhằm nhấn mạnh việc tích lũy vốn từ đảm bảo cả yếu tố chất và lượng: “ Learn the words that count, then count the words you’ve learned” (Học những từ ý nghĩa, sau đó tính lượng từ đã học).
Để mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh một cách đáng kể, bạn hãy đọc, nghe nhiều và đặc biệt chú tâm đế những từ mình chưa biết, viết ra và biến chúng thành từ mình đã biết. Vốn từ vựng càng phong phú thì kỹ năng ngôn ngữ của bạn càng tốt hơn. Điều quan trọng nhất là đừng bao giờ dừng học từ mới vì không có bất kỳ giới hạn nào đối với việc tích lũy và mở rộng kho từ vựng.
Quay trở lại với buổi hội thảo được nhắc đến ở đầu bài viết, trong phần giao lưu với người nghe, tôi đã được hỏi vốn từ vựng của mình có bao nhiêu từ. Không dễ để đưa ra một con số chính xác, bởi vậy tôi đã để những người tham gia hỏi tôi bất cứ từ tiếng Anh nào họ nghĩ đến. Thật vui khi tất cả những từ được hỏi đều nằm trong kho từ vựng mà tôi coi là tài sản vô giá của mình.
Biến việc học từ trở thành thói quen
Không gì có thể tác động đến một người mạnh mẽ hơn thói quen của người đó, như triết gia lừng danh Aristotle từng khẳng định, “We are what we repeatedly do. Excellence, then, is not an act, but a habit.” (Chúng ta là những gì chúng ta lặp đi lặp lại. Sự xuất sắc, bởi vậy, không phải là một hành động, mà là một thói quen).
Thành công trong việc học không phải là sự tình cờ mà là sự phản ánh kiến thức đã được ta dày công tích lũy. Việc thành thạo tiếng Anh trong một sớm một chiều là điều bất khả thi, nhưng lại hoàn toàn có thể với người học tiếng Anh hàng ngày. Đối với việc xây dựng vốn từ vựng, tính liên tục, nhất quán chính là bí quyết thành công. Những người học từ mới theo cảm hứng bộc phát không thể sánh được với những người học đều đặn và thành thói quen. Tục ngữ có câu, “An apple a day keeps the doctor away” (Mỗi ngày một quả táo thì không phải gặp bác sỹ). Việc ăn táo đều đặn hàng ngày rõ ràng sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn so với việc ăn toàn bộ bảy quả vào ngày chủ nhật.
Bạn nên biến việc học từ vựng thành thói quen hàng ngày của bản thân mình. Hãy chọn một khoảng thời gian trong ngày mà bạn thấy tỉnh táo nhất, nhiều năng lượng nhất và coi đó là “giờ học từ vựng”. Từ lâu tôi đã có thói quen học ít nhất mười từ mỗi ngày vào sáng sớm và không hề có ý định phá vỡ thói quen này. Đối với những người đã sở hữu vốn từ vựng lớn, bạn có thể học kỹ hơn về những từ mình đã biết nếu hầu hết các từ xuất hiện đều là từ quen thuộc.
Cô giáo Đỗ Thúy Hằng
Chúng ta không quyết định được trí nhớ bẩm sinh ra sao, nhưng ta có khả năng quyết định những gì được đưa vào trong bộ nhớ của mình. Với cách tiếp cận và phương pháp học từ vựng đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể làm chủ trí nhớ của bản thân và có một vốn từ vựng tiếng Anh phong phú, chất lượng.
Cô giáo Đỗ Thúy Hằng là chuyên gia luyện thi các kỳ thi chuẩn hóa tiếng Anh tại Hà Nội. Cô thuộc top 1% thế giới về điểm TOEFL iBT và đã nhận được bằng CELTA (Chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài) do trường Cambridge, Anh Quốc cấp và chứng nhận.
Cô Hằng đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là luyện thi TOEFL iBT. Nhiều học sinh của cô đã đạt thành tích xuất sắc, trong đó phải kể đến những học sinh nhỏ tuổi như em Ngô Hải Nhất Minh (học sinh lớp 9) đạt 115/120 TOEFL iBT, 29/30 phần nói; em Đào Khang Duy (học sinh lớp 7) đạt 109/120 TOEFL iBT, 30/30 phần đọc. Đồng thời, nhiều em đã giành được những suất học bổng giá trị từ các trường hàng đầu tại Mỹ, như em Nguyễn Phan Anh nhận được học bổng 220.000 USD của đại học Colgate, top 20 trường đại học hàng đầu tại Mỹ; em Phạm Minh Hiếu cùng lúc giành được 3 suất học bổng toàn phần (giá trị mỗi suất học bổng từ 270.000 – 290.000 USD) của 3 trường nằm trong top 4 các trường đại học tốt nhất nước Mỹ là Stanford, Columbia và Chicago.
Độc giả Dân Trí có thể gửi câu hỏi để được chuyên gia Đỗ Thúy Hằng giải đáp vào địa chỉ email: mshang.toeflibt@gmail.com
Bài 2: Năm chữ P vàng cho việc tích lũy từ vựng tiếng Anh
Chuyên gia Đỗ Thúy Hằng
Theo Dân trí
Vì sao cần có chiến lược riêng cho từng ngành khi ứng tuyển đại học Mỹ?
Ngoài những thành phần như điểm chuẩn hóa, hoạt động ngoại khóa,...việc lựa chọn ngành học và xây dựng chiến lược hồ sơ từng ngành chính là yếu tố quan trọng để đem về học bổng "tiền tỉ" từ các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ.
Đây chính là lời khuyên của các diễn giả trong "Triển lãm du học Mỹ theo ngành" diễn ra vào ngày 29/7 tại Hà Nội cho các bạn trẻ có mục tiêu chinh phục học bổng Mỹ.
Tiềm năng của các ngành học
Ngành STEM (Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật và Mathematics - Toán học) đang là một trong những ngành học "hot" nhất tại Mỹ, thu hút số lượng rất lớn sinh viên theo học trong thời điểm hiện nay.
Theo số liệu thống kê của Bộ thương mại Hoa Kỳ 2018, nhu cầu về nhân lực ngành STEM tăng hơn 24% trong 10 năm qua. Từ năm 2009 đến năm 2015, số lượng việc liên quan đến ngành học STEM tăng 10.5% so với mức tăng trưởng 5.2% của các ngành khác. Đặc biệt thị trường nghề của ngành STEM được dự tính là sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời kỳ từ 2014 đến 2024.
Các nghiên cứu chỉ ra 93 trên 100 các nghề ngành STEM có mức lương trên mức trung bình của nước Mỹ. Đồng thời Hoa Kỳ có chính sách chiêu mộ nhân tài ngành STEM nên sinh viên quốc tế tốt nghiệp ngành STEM sau khi ra trường có cơ hội việc làm tốt tại Mỹ nếu đủ năng lực.
Du học sinh Việt đang học tại Mỹ (áo vàng) chia sẻ bí quyết giành học bổng cho người tham dự triển lãm.
Báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ 2018 cho thấy rằng khối ngành Business (Thương mại) được quan tâm nhiều do thị trường tuyển dụng đa dạng trong hai năm trước. Tuy nhiên, số liệu của 2 năm trở lại đây cho thấy rằng khối ngành STEM đã đuổi kịp thành công Business (Thương mại) về số lượng học sinh ứng tuyển và đang dần có xu hướng dẫn đầu do cơ hội việc làm và thu nhập cao sau khi ra trường.
Khối ngành STEM được hầu hết các em học sinh và các bậc phụ huynh lựa chọn nhưng chính vì thế lại gây bất lợi trong việc nhận học bổng từ các trường đại học. Trong khi đó, khối ngành Social Science (Khoa học xã hội) có cơ hội nhận học bổng và hỗ trợ tài chính cao hơn so với các khối ngành cạnh tranh.
Các bậc phụ huynh và các em học sinh dành nhiều sự quan tâm cho triển lãm.
Hiểu về mình, chọn đúng ngành
Khi ứng tuyển vào đại học nước ngoài, các ứng viên cần hiểu được những ưu thế, bất lợi của ngành học đó và thể hiện mình là một thí sinh có tố chất cho ngành học.
Em Phạm Phú Cường đang theo học ngành Khoa học máy tính của trường Đại học Case Western Reserve (Mỹ) cho biết,hồ sơ lí tưởng cho ngành STEM là ứng viên cần phải có bảng điểm xuất sắc, các hoạt động ngoại khóa không cần nhiều nhưng phải thể hiện được niềm đam mê với ngành học.
Điểm GPA của Phú Cường luôn đạt 9.4 trở lên, IELTS 7.5, ACT 33, SAT II (Toán, Lý: 800; Hóa: 790).
Trong bài luận cá nhân, Cường kể lại những khó khăn khi em đi dạy tiếng Anh bằng chữ nổi cho học sinh mù của trường Nguyễn Đình Chiểu và em mong muốn được sử dụng kiến thức về khoa học máy tính để khắc phục những điều đó. Ngoài ra, em có gửi cho trường một ứng dụng giúp mọi người đam mê học Toán do em thiết kế.
Theo Cường, nhiều bạn tham gia hoạt động ngoại khóa là bắt buộc nhưng hoạt động ngoại khóa phải chính là những điều mình thích và bộc lộ được các tính cách phù hợp với ngành học như chăm chỉ, kiên trì, thông minh.
Em Lê Minh Hà đang theo học ngành Truyền thông tại trường Loyola University Chicago chia sẻ: "Với ngành Business (Thương mại), thế mạnh của bộ hồ sơ thể hiện ở sự đa dạng các hoạt động ngoại khóa và tính cách cá nhân. Ứng viên phải cho nhà tuyển sinh thấy bản thân là người có tố chất lãnh đạo, truyền cảm hứng cho nhiều người, liều lĩnh và chủ động.
Còn với ngành Social Science (Khoa học xã hội) thì các ứng viên phải thể hiện được sự sáng tạo, lòng nhân ái và suy nghĩ sâu sắc.
Em đam mê viết nhưng đồng thời thích sân khấu và điện ảnh. Em quay phim và làm video từ khi 12 tuổi, lớn lên cùng âm nhạc và trình diễn. Lúc đầu, em chọn ngành Tâm lí học bởi sự hiếu kì với việc nghiên cứu não bộ con người.
Nhưng sau em lại nhận ra đam mê thực sự với các phương thức giao tiếp, với việc tìm hiểu và gắn kết những con người xung quanh để tìm ra cách kể những câu chuyện rất riêng của họ. Vì thế, em chọn học ngành Truyền thông".
Phụ huynh hỏi du học sinh Việt tại Mỹ về kinh nghiệm chọn ngành học.
Với câu hỏi của phụ huynh về mục đích của việc xác định ngành học trước khi chọn trường, các diễn giả cho rằng, trước tiên nó sẽ tăng khả năng nhận học bổng cao từ các trường phù hợp. Thứ hai, hạn chế việc ứng viên phải đổi ngành trong bốn năm học đại học. Thứ ba, nó sẽ cho ứng viên cơ hội bộc lộ tính cách, gây ấn tượng với nhà tuyển sinh về sự nghiêm túc với ngành học.
Hồng Vân
Theo Dân trí
Lý do bạn giỏi tiếng Anh, nhưng giao tiếp không tốt Những đứa trẻ bán báo, đánh giày bắt chuyện với người nước ngoài tự tin hơn nhiều sinh viên. Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ về mục đích giao tiếp khi học tiếng Anh. Suốt những năm ở Đại học Hà Nội, tôi có một sự ghen tị và ngưỡng mộ nghe có vẻ rất vô lý. Tôi thầm ngưỡng mộ...