Góc “bóc mẽ”: Đồ ăn trên quảng cáo nhìn muốn “rớt nước miếng” nhưng hóa ra được làm từ những thứ “không nuốt nổi”
Nếu có bảo bối thần kỳ lấy đồ ăn từ quảng cáo trên tivi ra đời thực của Doraemon, có lẽ Nobita sẽ phải làm bạn với Becberin mất thôi…
“Hàng có đẹp như quảng cáo không?” có lẽ là thắc mắc chung của hầu hết người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế (mà ai cũng biết) là các mặt hàng, đặc biệt là đồ ăn thường kém lung linh hơn hẳn khi bước ra đời thực. Lý do không phải vì nhà sản xuất “ăn bớt nguyên liệu”, mà những thứ xuất hiện bắt mắt trên quảng cáo kia chưa chắc đã là… đồ ăn. Bởi nếu muốn sản phẩm lên hình đẹp vẹn nguyên, các thợ chụp hình phải tận dụng một số “đạo cụ” đặc biệt để hỗ trợ.
#1: Dùng tăm làm “khung” cho khoai tây chiên
Những thanh khoai tây chiên giòn tan thường chỉ giữ được độ cứng trong vài phút, nhưng thời gian chụp một “shoot” hình hiệu quả thường tốn đến vài giờ đồng hồ. Không lẽ phải “order” thêm một đầu bếp túc trực cùng nhiếp ảnh gia và liên tục làm lại mẻ khoai chiên mới? Tất nhiên là chẳng ai muốn “đội” thêm chi phí như thế này.
Cách giải quyết đơn giản nhất là xiên các que tăm lên 1 miếng xốp, sau đó cắm từng thanh khoai chiên vào mỗi que tăm. Khoai sẽ được định hình nhanh chóng và nhiếp ảnh gia có thể thoải mái bày biện, chụp hình cho đến khi ưng ý. Bí quyết nhỏ là nên xếp các thanh khoai theo chiều cao khác nhau và theo cùng 1 hướng để lên hình đẹp mắt hơn.
#2: Dùng keo để tạo sợi cho pizza
Chúng ta đều biết pizza thường chỉ có thể “kéo sợi” khi còn nóng hoặc mới ra lò, còn khi đã nguội, phần phô mai trên mặt bánh sẽ đông thành 1 tảng. Với nhiếp ảnh gia thì đây là một điểm hạn chế cực lớn bởi quá trình tác nghiệp không thể kết thúc trước khi… pizza nguội. Cái khó ló cái khôn, các nhiếp ảnh gia đã nghĩ ra cách tạo sợi “fake” bằng… keo nước.
Quá trình “tạo hình” cụ thể như sau: Đầu tiên cắt một miếng pizza hình tam giác, phần còn lại “đóng đinh” lên khay gỗ. Viền của miếng pizza tam giác sẽ được bôi hỗn hợp keo nước và vụn phô mai. Như vậy khi miếng pizza được kéo ra, “sợi phô mai” y như thật cũng sẽ xuất hiện.
#3: Dùng nước rửa bát để tạo bọt cho bia
Những ly bia sủi đầy bọt trên quảng cáo nhìn thật hấp dẫn, nhưng đừng dại mà “xin một hớp” nếu không muốn vào viện ngay tức thì. Bọt bia vốn rất dễ tan trong thời gian ngắn nên các nhiếp ảnh gia phải “nhờ cậy” đến nước rửa bát để tạo bọt thay. Muốn có bao nhiêu bọt cũng được thỏa nguyện.
#4: Dùng son và keo vuốt tóc để tạo màu
Video đang HOT
Không chỉ làm đẹp cho bờ môi, những thỏi son xinh xắn còn rất hữu ích trong việc “độ” màu cho các loại trái cây như dâu, táo, cherry… Trong trường hợp màu sắc trái cây không đủ sáng, chúng sẽ được tô thêm một lớp son và sau đó là một lớp keo vuốt tóc. Khi lên hình, chúng sẽ trở nên tươi tắn và mọng nước hơn bao giờ hết. Ai nhìn cũng thèm đến mức chỉ muốn cắn ngay một miếng.
#5: Dùng kem cạo râu thay cho kem tươi
Hãy nhìn bức hình dưới đây mà xem, bạn có phân biệt được đây là kem cạo râu hay kem tươi không?
Hai loại kem này có ngoại hình y hệt như nhau nhưng kem tươi lại rất dễ tan chảy ở nhiệt độ thường. Vì vậy, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng kem cạo râu thay thế kem tươi để phủ lên bánh kem. Lớp kem “fake” còn có độ bồng bềnh thật sự “ngon mắt” nữa chứ.
#6: Dùng khoai tây làm kem
Đây có lẽ là nguyên liệu “fake” duy nhất có thể “nuốt” được trong danh sách này. Giống như các món kể trên, kem cũng rất dễ tan chảy và nhiếp ảnh gia thì không thích điều này. Thế nên họ sử dụng combo “khoai tây nước màu thực phẩm” để thay thế. Thử nhìn hình mà xem, có “thánh ăn” nào phân biệt được không?
Hương.H
Đẳng cấp của hội phá bếp: Cùng một món ăn nhưng người ta làm như nhà hàng, mình thì nhìn thôi đã chán
Trời đã sinh ra bếp, cớ sao còn sinh ra hội ghép bếp làm gì hả trời?
Ai cũng biết nấu ăn là một nghệ thuật, nhưng người nấu ăn có phải nghệ sĩ hay không thì có lẽ còn phải xem xét đã. Vì bạn biết đấy, không phải ai vào bếp là cũng có thể cho ra đời một mâm cơm xịn xò, ngon lành như ở ngoài hàng.
Ngược lại, có những người vốn sinh ra đã không hợp với chuyện nồi niêu xoong chảo, cứ động vô cái gì là hỏng cái đó. Thành ra, dù cũng đầu tư rất nhiều tâm huyết nhưng phần lớn thời gian, những món ăn họ nấu nhìn kiểu gì vẫn cứ thấy... sai sai, nhất là khi so sánh với thành quả hội khéo tay hay làm thực hiện.
Cùng là thịt kho mà người ta làm thì nhìn vô muốn chảy nước miếng, còn tôi làm thì nhìn thôi đã muốn tránh xa
Ảnh: Hai Nguyen; Phươngg Thảo
Rốt cuộc là công thức làm bánh bao của mình sai? Hay do công đoạn nào gặp vấn đề nhỉ?
Ảnh: Nguyễn Minh Nguyệt
Đừng nói nữa chi cho thêm đau lòng, nhìn ảnh là đủ hiểu rồi
Ảnh: Thu Anh; Lâm Khả Ngọc
Bánh khoai tây hàng mẫu và hàng nhận về tay là khác nhau như vậy sao?
Ảnh: Junnami Rika; Julia Vu
Trời đã sinh ra hội yêu bếp, tại sao còn sinh ra hội ghét bếp để có sự so sánh đầy đau thương này?
Ảnh: Ngô Tuyết Phượng; Suni Lâm
Doraemon mà nhìn thấy món bánh rán bên phải chắc cũng khóc thét, bỏ Nobita mà đi mất
Ảnh: Thanh Nguyen Tupper; Phạm Quỳnh An
Phô mai que phiên bản Master Chef vs. Phô mai que phiên bản "bóng đêm"
Ảnh: Hoài Thương Nguyễn; Lê Thùy Dương
Tưởng luộc trứng cút mà dễ à?
Ảnh: Nguyễn Tuấn; Hồ Thị Loan
M416
Bộ tranh hài cực bựa về mèo máy Doraemon đượ vẽ bởi fan hâm mộ Nhật Bản Không chỉ đem tới tuổi thơ đẹp, Doraemon còn đem tới giây phút sảng khoái cho tất cả mọi người. Doraemon là bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio được sáng tác từ năm 1969 với mục đích ban đầu dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Bộ truyện kể về một chú mèo máy đến từ thế kỉ 22 để...