Góc ảnh chợ Bình Tây đẹp cổ kính trong ngày Sài Gòn chưa ‘đổ bệnh’
Yêu thích chụp ảnh và nét đẹp cổ kính của chợ Bình Tây, Nguyễn Kỳ Anh (26 tuổi) đã ghi lại những khoảnh khắc bình dị nơi đây.
Bộ ảnh gợi nhớ, gợi thương một Sài Gòn những ngày chưa “đổ bệnh”.
Nét đẹp bình dị ở chợ Bình Tây
Trong những ngày TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tăng cường, chàng trai Nguyễn Kỳ Anh (Thiết kế nội thất tại quận 7, TP.HCM, quê Đồng Tháp) đã đăng tải bộ ảnh ghi lại nét đẹp cổ kính của chợ Bình Tây (Quận 6, TP.HCM) mà anh này thực hiện hồi tháng 5.
Bộ ảnh khiến người xem xúc động khi mô tả một nhịp sống bình dị của khu chợ có bề dày lịch sử, gợi nhớ lại những ngày an yên, thành phố không phải gồng mình chống dịch Covid-19.
Lối kiến trúc cổ kính của chợ Bình Tây được đặc tả đầy nghệ thuật qua ống kính của Kỳ Anh
Từng tốt nghiệp thủ khoa ngành thiết kế nội thất của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM năm 2019 nên lối kiến trúc của chợ Bình Tây được Kỳ Anh đặc biệt chú ý và đặc tả đầy nghệ thuật qua những khung hình. Các chi tiết tưởng chừng quen thuộc ít được chú ý thường ngày như tấm phù điêu trước cổng chợ, hay mái nhà lợp ngói âm dương,…lại được Kỳ Anh ghi lại qua góc chụp đầy nghệ thuật.
“Chợ Bình Tây được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành vào năm 1930. Chợ được xây dựng bằng xi măng cốt thép theo kỹ thuật phương Tây nhưng lại mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa. Cổng chợ có hình một tháp lầu cao, kiến trúc gần giống kiểu cách của một ngôi chùa, máy lợp ngói âm dương. Bốn phía của tòa lầu đều có đồng hồ lớn, trên góc mái và đỉnh có hình rồng đắp nổi. Mặt trước cổng có hình phù điêu khảm sành màu xanh hình “lưỡng long chầu châu”. Chính giữa sân trời là đài thờ ông Quách Đàm, người sáng lập và cũng được coi là vị thần của chợ” Kỳ Anh nhận xét.
Video đang HOT
Những chi tiết độc đáo trong lối kiến trúc của chợ Bình Tây được Kỳ Anh khai thác một cách triệt để qua những khung hình
Anh cho biết chợ Bình Tây gây được ấn tượng sâu sắc với anh qua bài giảng của học phần Cơ sở văn hóa khi còn là sinh viên. Nhưng vì không có nhiều thời gian nên Kỳ Anh chưa có cơ hội đến tham quan và chụp ảnh. Sau khi đọc một bài viết về chợ Bình Tây trên Facebook, anh tiến hành thực hiện bộ ảnh hồi tháng 5.
Bộ ảnh được Kỳ Anh chụp vào buổi sáng, khoảng thời gian có ánh sáng đẹp, được cộng hưởng với tông màu trầm, ấm của tường, gạch góp phần tạo nên tổng thể bức ảnh hài hòa.
“Ngoài kiến trúc khá đặc biệt thì chợ Bình Tây còn gây ấn tượng với tôi bởi bề dày lịch sử, nét đẹp cổ kín vẫn được giữ gìn mặc cho thành phố có bao nhiêu điều đổi thay. Đằng sau một khu chợ hơn trăm năm tuổi là vô số những câu chuyện, kỷ niệm của người Sài Gòn”, Kỳ Anh chia sẻ.
Nếp sống bình dị của người dân nơi đây
Trong những ngày giãn cách xã hội, nhiều chợ truyền thống phải đóng cửa khiến bản Kỳ Anh cảm thấy chạnh lòng, thèm được hòa vào không khí nhộn nhịp, tấp nập của buổi chợ sáng. Thông qua bộ ảnh, anh muốn gửi gắm thông điệp: “Sài Gòn mau khỏi bệnh”.
“Tôi yêu Sài Gòn vì nó là nơi tôi chọn để thực hiện ước mơ và không biết tự bao giờ nơi này níu chân tôi ở lại. Tôi mượn nhiếp ảnh để trả ơn Sài Gòn vì nơi đây đầy sự tử tế, có những con người nồng hậu và các công trình nhuốm màu thời gian” Kỳ Anh bộc bạch.
Chân dung chàng trai tài năng Nguyễn Kỳ Anh
Bộ ảnh chợ Bình Tây nằm trong dự án”Sài Gòn: Trăm năm di sản” mà Kỳ Anh đang thực hiện nhưng dang dở vì giãn cách xã hội.
Bất ngờ những bức ảnh 5 chợ lâu đời tại Sài Gòn TP.HCM
Những bức ảnh chụp cách đây mấy chục năm, so với bây giờ mang đến cho người xem nhiều bất ngờ.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, không chỉ nổi tiếng là thành phố với những công trình kiến trúc độc đáo hay những con phố sầm uất, những tòa nhà chọc trời, TP.HCM còn là nơi tập trung các khu chợ đông đúc, nhộn nhịp bậc nhất cả nước, được xem như nét riêng biệt, đặc sắc của thành phố này. Ngoài các giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc những ngôi chợ dưới đây còn là nơi mua bán sầm uất của Sài Gòn, thu hút đông đảo du khách ghé tham quan và mua sắm.
Chợ là nơi mọi vẻ đẹp văn hóa ẩm thực thể hiện rõ nét nhất, là cái nôi gìn giữ bao nhiêu năm những giá trị lịch sử theo thời gian. Hãy khám phá ngay top 10 chợ nổi tiếng không thể bỏ qua. Theo Sở Du lịch TP.HCM, đây là những nơi đã tồn tại bao nhiêu thập kỉ gắn liền với đời sống người dân Thành phố từ thuở mới hình thành.
1. Chợ Bến Thành
Được xem là biểu tượng của TP.HCM, chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất nơi đây.
Được khánh thành từ năm 1914, ngôi chợ như một nhân chứng cho quá trình phát triển đầy thăng trầm của Thành phố. Tới tận ngày hôm nay, chợ Bến Thành vẫn là trung tâm mua bán lớn với hơn 3.000 hộ kinh doanh, hàng hóa rất phong phú, không chỉ bao gồm các sản vật trong nước, đặc biệt là sản vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn bày bán đa dạng mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Địa chỉ: Công trường Quách Thị Trang, Q.1, TP.HCM.
2. Chợ Bình Tây:
Với tuổi đời đã gần 100 năm, Chợ Bình Tây đại diện cho lịch sử lâu đời và nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM. Chợ chia làm 5 khu rõ rệt, có tới 2300 quầy hàng với hơn 30 mặt hàng khác nhau, chủ yếu là gia vị, bánh mứt, quần áo, giày dép,...
Tới đây, bạn không chỉ đắm mình trong không khí nhộn nhịp đậm chất địa phương, mà còn được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc Viễn Đông pha trộn giữ kỹ thuật hiện tại từ Pháp và phong cách cổ kính Trung Hoa, với mái ngói uốn lượn nhẹ nhàng cùng khoảng sân trời thoáng mát chính giữa chợ.
Địa chỉ: 57A Tháp Mười, Phường 2, Q.6, TP.HCM.
3. Chợ Bà Chiểu
Chợ Bà Chiểu cũng là một trong những cái tên được nhắc nhiều nhất khi nói về TP.HCM. Nằm ở con đường Bạch Đằng trung tâm của Quận Bình Thạnh, ngôi chợ luôn tấp nập kẻ bán người mua. Nơi đây không chỉ là điểm mua sắm của cư dân mà còn là một điểm tham quan thú vị cho du khách.
Chợ được xây dựng từ năm 1942 với tổng diện tích 8.465 m2, mãi cho đến năm 1987 thì được nâng cấp sửa chữa. Chợ Bà Chiểu được chia làm 8 khu chính, bố trí cho gần 800 hộ kinh doanh 40 ngành hàng. Những mặt hàng chủ yếu ở đây là quần áo, giày dép, trái cây và ẩm thực. Khu chợ này bán đồ với giá cả cho người bình dân .
Hàng hóa ở đây phong phú, nhiều chủng loại và chất lượng khác nhau tùy vào giá tiền. Khu ẩm thực ở chợ có nhiều món ăn đa dạng. Với vị trí trung tâm của Quận Bình Thạnh, việc di chuyển đến chợ khá dễ dàng bằng cả xe máy và xe buýt. Một điểm chú ý khi đi chợ Bà Chiểu được truyền tai nhau là tiểu thương thường nói thách, người mua phải biết cách mặc cả.
Địa chỉ: Đường Bạch Đằng, Phường 1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.
4. Chợ Tân Định
Chợ Tân Định được xây dựng năm 1926, là một trong những ngôi chợ mang đậm dấu tích lịch sử của Thành phố. Nằm trên đường Hai Bà Trưng, chợ có bốn cửa chính, thêm thuận lợi cho du khách khi đi mua sắm.
Mặt hàng kinh doanh tại chợ rất đa dạng, từ vải vóc, quần áo, thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, trái cây đến giày dép, phụ kiện... Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với khu ẩm thực phong phú món ngon đậm chất Việt như: bún mắm, súp cua, bánh canh, các món chè, trái cây dĩa, ...
Địa chỉ: Đường Hai Bà Trưng, phường Tân Định, Q.1, TP.HCM.
5. Chợ Anh Đông
Thành lập từ năm 1954, Chợ An Đông là một trong những chợ trung tâm của Thành phố với các mặt hàng chính là vải, quần áo may sẵn, giày dép, ... Từ tầng trệt đến tầng 3 là khu vực kinh doanh ăn uống, bánh kẹo, trái cây, hoa tươi, hàng thủ công mỹ nghệ ...
Chợ An Đông được xây dựng rộng rãi, khang trang, sạch sẽ và hiện đại, rất an toàn và thuận tiện. Ngày nay, bên cạnh chợ là cao ốc An Đông Plaza với thiết kế tối giản và tinh tế.
Địa chỉ: Số 18 An Dương Vương, Phường 9, Q.5, TP.HCM.
Thảo Đường Thiền Tự - ngôi chùa Hoa ở Sài Gòn đẹp như phim kiếm hiệp Thảo Đường Thiền Tự là ngôi chùa Hoa ở Sài Gòn, vừa khánh thành năm 2019. Với nét kiến trúc Hoa độc đáo, nơi này mang vẻ đẹp cổ kính, pha một chút kiếm hiệp. Thảo Đường Thiền Tự ở đâu? Là một quốc gia có Phật giáo là tôn giáo chủ đạo, nước ta có nhiều công trình chùa chiềng đẹp từ...