Gỡ vướng cơ chế quản lý cho ĐH vùng

Theo dõi VGT trên

Việc bỏ hay giữ các ĐH vùng đang là vấn đề thu hút sự chú ý của các chuyên gia và những người quan tâm đến giáo dục. Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Đặng Văn Minh – Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên – trao đổi với Báo GD&TĐ, nêu quan điểm cá nhân xung quanh những vướng mắc trong cơ chế quản lý hiện nay của mô hình ĐH vùng.

Gỡ vướng cơ chế quản lý cho ĐH vùng - Hình 1

Đã đến thời điểm cần xem xét

Theo GS.TS Đặng Văn Minh, mô hình ĐH vùng thực hiện được gần 25 năm, đã bộc lộ rõ những ưu – nhược điểm. Ý tưởng ban đầu về ĐH vùng rất ưu việt – đó là đại diện trung gian nhằm giảm thiểu khó khăn cho các trường ĐH khi phải lên cơ quan chủ quản. ĐH vùng cũng có những bước đi rất tốt trong phát triển số lượng các trường ĐH thành viên, số lượng cán bộ, giáo sư, tiến sĩ, giảng viên cao cấp cùng những thành quả về khoa học, công nghệ…

Gỡ vướng cơ chế quản lý cho ĐH vùng - Hình 2

GS.TS Đặng Văn Minh

Được biết các ĐH vùng đã nhiều lần tổng kết về các ưu – nhược điểm của mô hình này. 3 ĐH vùng (ĐH Thái Nguyên, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế) cũng đã nhiều lần cùng nhau bản thảo, từ cấp giám đốc đến cấp lãnh đạo trường ĐH thành viên. Và điều nhận ra là những khó khăn của các ĐH vùng đều… giống nhau, đặc biệt trong cơ chế tự chủ đại học hiện nay. Câu hỏi đặt ra: Nếu phát triển tự chủ đại học thì vai trò của ĐH vùng sẽ là như thế nào?

GS Đặng Văn Minh phân tích: “Khó khăn lớn nhất hiện nay của mô hình ĐH vùng là vướng mắc về cơ chế quản lý. Mô hình ĐH vùng như ĐH 2 cấp quản lý với Bộ GD&ĐT, ĐH vùng rồi đến các trường ĐH thành viên. Theo tôi sẽ ổn hơn với mô hình nếu có Bộ chủ quản thì thôi ĐH vùng, hoặc có ĐH vùng giống như mô hình ĐH quốc gia”.

Bên cạnh đó, nhìn vào ĐH vùng sẽ thấy sự liên kết các trường ĐH thành viên vẫn còn yếu trong sử dụng các nguồn lực chung, sử dụng các tài sản, các cơ sở vật chất chung; tiếng nói chung của tất cả các trường thành viên thành một tiếng nói chung của một ĐH còn hạn chế, do cơ chế hiện nay nên các trường có xu thế mong muốn được như một đơn vị ĐH độc lập…

Video đang HOT

Nếu không còn ĐH vùng?

Vai trò ĐH vùng tức là một ĐH trọng điểm – như quan điểm của một số chuyên gia, ĐH trọng điểm thì phải có sự chú ý trọng điểm, đầu tư trọng điểm, có những nhiệm vụ trọng điểm và phải khác so với các trường ĐH bình thường. Nhưng trên thực tế, ĐH vùng hiện đang thiếu những điều này.

Để giải quyết các vướng mắc, điều đầu tiên cần xem xét là cơ chế, sau đó là tìm ra được một cách thức quản lý phù hợp. Và một trường ĐH thành viên hay một ĐH vùng không thể giải quyết được những vướng mắc này. Để mô hình ĐH vùng phát triển đòi hỏi cả hệ thống giáo dục cùng nghiên cứu và đặc biệt là sự quan tâm của Chính phủ.

“Vai trò của ĐH vùng trong giai đoạn lịch sử nhất định đã thể hiện những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, để ĐH vùng phát triển cần phải có những xem xét, đ.ánh giá và thậm chí cần phải có những điều chỉnh. Và những điều chỉnh quan trọng nhất là điều chỉnh cơ chế hoạt động”.

GS Đặng Văn Minh

Nếu không còn ĐH vùng thì sao? GS Đặng Văn Minh thẳng thắn cho biết, có nhiều câu hỏi đặt ra với giả thiết này: Một tỉnh Thái Nguyên không còn ĐH vùng nữa sẽ có đến 7 trường ĐH trên địa bàn. Vậy 7 trường ĐH này phát triển theo phương thức nào? Các trường có thể phát triển thành các trường ĐH đa ngành không? Lúc đó Trường ĐH Nông Lâm cũng có thể phát triển thành ngành CNTT, phát triển thành ngành Y được không? Nếu trường ĐH nào cũng phát triển đa ngành, không còn trường đơn ngành nữa thì 7 trường ĐH trên một phạm vi không gian rất nhỏ hẹp này liệu có phù hợp không?…

“Câu chuyện này chắc còn phải tốn giấy mực để bàn. Tốt nhất nên “reform” lại – tức là phải xem lại cấu trúc, cơ chế quản lý. Có lẽ các chuyên gia giáo dục phải cùng nghiên cứu, đồng thời xem xét các định hướng, chủ trương của Nhà nước kết hợp với những mô hình của nước ngoài để có những cải tạo tốt hơn” – GS.TS Đặng Văn Minh đề nghị.

Gia Hân

Theo giaoducthoidai.vn

Huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục

Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, song Thái Nguyên hết sức chú trọng việc tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sự nghiệp GD.

Huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục - Hình 1

Dãy nhà lớp học của Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân đang được gấp rút hoàn thiện

"Tăng cường CSVC đảm bảo chất lượng các hoạt động GD" là 1 trong 9 nhiệm vụ được tỉnh đặt lên hàng đầu trong năm học mới 2018 -2019. Hiện tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư, chuẩn bị cho năm học mới, nhất là ở các công trình trọng điểm của ngành GD và các chương trình, dự án phục vụ công tác giảng dạy, học tập cho thầy và trò...

Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân năm nay được thành phố Thái Nguyên đầu tư trên 7 tỷ đồng xây dựng một dãy nhà lớp học và phòng chức năng 2 tầng với 12 phòng. Những ngày hè, tiến độ xây dựng đang được đơn vị thi công đẩy nhanh để công trình kịp hoàn thành, phục vụ cho năm học mới. Cô Cao Thị Hằng - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: Năm học mới, trường có 32 lớp học với 1.445 HS, không tăng quy mô so với năm học trước. Nhưng nếu không xây dựng mới dãy nhà lớp học, nhà trường còn thiếu 3 phòng học và các phòng học chức năng. Dãy nhà lớp học được đưa vào sử dụng trong năm học mới, nhà trường sẽ đủ phòng học. Đồng thời với đó là san lớp ở những khối có sĩ số đông, tiến tới sẽ đạt 35 HS/lớp, đủ điều kiện trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Ở một công trình trọng điểm khác do ngành GD làm chủ đầu tư, Trường THPT Chuyên tỉnh Thái Nguyên, tiến độ thi công cũng đang được đẩy nhanh. Công trình này được tỉnh đầu tư ban đầu với tổng vốn 241,5 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng đầu năm 2019. Hiện các hạng mục: Nhà lớp học, hiệu bộ, nhà cầu, khối nhà đa năng, bể bơi, nhà ăn, kí túc xá... đã thi công xong phần thô. Đại diện đơn vị thi công cho biết, trên công trường thường xuyên có khoảng 150 - 200 thợ thi công, khi cần thúc đẩy tiến độ có thể huy động thêm khoảng 300 - 400 người để đảm bảo tiến độ giữa năm học là có thể đưa vào sử dụng trường chuyên mới.

Cùng với các công trình trọng điểm, ngành GD đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình khác kịp phục vụ năm học, như: Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; Đẩy mạnh xây dựng nhà vệ sinh trường học, sửa chữa phòng học xuống cấp.

Huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục - Hình 2

Một góc trường THPT chuyên mới đang được đẩy nhanh tiến độ thi công cho kịp đưa vào sử dụng trong năm học mới

Đầu tư cho GD một cách bài bản

Theo bà Lê Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Thái Nguyên, quy mô HS các cấp học của thành phố năm nào cũng tăng so với năm trước; Đặc biệt là ở bậc học mầm non và tiểu học. Tuy nhiên, do làm tốt công tác tham mưu, đầu tư CSVC cho GD nên thành phố không bị sức ép từ quy mô, sĩ số HS lên trường, lớp học. Năm nay, với các thành phố lớn khác thì sức ép này là không hề nhỏ nhưng với thành phố Thái Nguyên thì lại không có. Tăng quy mô nhưng do được tỉnh, thành phố có kế hoạch đầu tư nên trường học tăng, lớp học trong trường cũng tăng lên; Do vậy, năm nay sĩ số các lớp học của thành phố nhìn chung là ổn định, có nhiều trường giảm được đáng kể sĩ số/lớp. Điều này góp phần rất lớp cải thiện điều kiện dạy và học của GD thành phố.

Huy động các nguồn lực phát triển GD và tăng cường CSVC trường học, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện xây dựng các chương trình trong đó tính toán đến các nguồn vốn Trung ương, vốn địa phương, vốn các huyện và các nguồn huy động khác. Ngoài ra, các địa phương các huyện, thị xã, thành phố còn huy động nguồn lực nhân dân đóng góp, các tổ chức xã hội để xây dựng khuôn viên trường học, nhà vệ sinh chung cho HS, làm sân bê tông, sửa chữa bảo quản trang bị thiết bị dạy học...

Theo ông Dương Văn Quý - Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính (Sở GD&ĐT), hiện nay, tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa của Thái Nguyên đạt 66%, đây là tỷ lệ cao so với các tỉnh trong vùng trung du miền núi phía Bắc. Đây cũng là địa phương trong vùng không còn phòng học tạm bợ ở các điểm trường lẻ. Đầu năm 2017, trước thực trạng còn nhiều phòng học ở các điểm trường lẻ còn học nhờ, mượn và là phòng học cấp 4 xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho HS và giáo viên, tỉnh đã đầu tư Đề án xóa phòng học tạm khẩn cấp với số vốn hơn 20 tỷ đồng xóa 33 phòng học tạm bợ, tranh tre cải thiện điều kiện học tập cho HS các điểm trường lẻ.

Năm học này, toàn tỉnh có 680 trường học các cấp, trong đó tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 81,29% (tính đến tháng 6/2018 có 549/680 trường đạt chuẩn quốc gia). Như vậy là ngành GD Thái Nguyên đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch của Đảng bộ tỉnh đề ra trong Đề án xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

Hiện nay ở tiểu học, toàn tỉnh Thái Nguyên có 95% HS được học 2 buổi/ngày, tuy còn chưa đạt được so với yêu cầu, song tỉnh sẽ nỗ lực trong năm học chuẩn bị các điều kiện về CSVC, trường lớp học đáp ứng yêu cầu đưa SGK mới vào giảng dạy từ năm học 2019 - 2020. Điều này là hết sức khả thi vì hai năm học trước (năm học 2015 - 2016) tỷ lệ này chỉ đạt trên 82%, nhưng trong năm học vừa qua, tỉnh đã nâng thêm gần 13% HS được học 2 buổi/ngày.

Hoài Sơn

Theo giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thu giữ 97 miếng vàng, bộ sưu tập 13 đồng hồ, 134 sổ tiết kiệm của cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
12:43:16 19/09/2024
Lần đầu tiên Bi Rain khoe ảnh với Kim Tae Hee lên trang cá nhân sau 7 năm kết hôn
12:28:48 19/09/2024
Mỹ nam đẹp đến mức khiến vợ thành kẻ thù số 1 của cả đất nước
12:58:30 19/09/2024
Nhan sắc giả dối của Triệu Lộ Tư
13:02:48 19/09/2024
Đạt G và Cindy Lư kết hôn?
11:53:20 19/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
HOT: 1 nữ diễn viên Vbiz và đại gia sắp đón con đầu lòng
14:05:05 19/09/2024
Cận cảnh biệt thự từng bị rao bán rẻ bèo của Lệ Quyên
10:44:11 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

4 lý do nhất định phải xem phim Việt hot nhất hiện tại: Trang phục đẹp miễn chê, dàn cast hay miễn bàn

Phim việt

16:32:01 19/09/2024
Trước ngày ra rạp, bộ phim kinh dị Cám đã tạo nên cơn sốt và nhận được sự mong đợi lớn từ khán giả trong nước bằng loạt hình ảnh đầy m.áu m.e, kinh dị.

5 phim Hàn đẹp đến từng khung hình: Siêu phẩm của Kim Soo Hyun khiến ai nhìn cũng ngẩn ngơ

Phim châu á

16:28:09 19/09/2024
Dưới đây là 5 bộ phim Hàn Quốc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả bởi sự đầu tư và vận dụng góc quay điện ảnh tài tình , hứa hẹn sẽ không làm người xem thất vọng.

Vợ chồng Lý Hải xin lỗi vụ kêu gọi từ thiện

Sao việt

16:23:32 19/09/2024
Minh Hà và Lý Hải đã lên tiếng giải đáp hết những thắc mắc của cư dân mạng về việc kêu gọi đóng góp cho bà con miền Bắc.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm đà toàn các món bình dân nhưng siêu ngon

Ẩm thực

16:19:57 19/09/2024
Thực đơn cơm tối đậm đà toàn các món bình dân nhưng siêu ngon. Bữa cơm nhà toàn các món đơn giản mà trôi cơm bất ngờ.

Chủ tịch Xuyên Việt Oil "qua mặt" hai Bộ để chiếm đoạt hơn 1.244 tỷ đồng

Pháp luật

16:11:01 19/09/2024
Trong vụ án tại Công ty Xuyên Việt Oil, Viện KSND tối cáo xác định, bị can Hạnh đã chiếm dụng quỹ BOG để sử dụng cho mục đích cá nhân và mang đi hối lộ nhiều người có chức vụ, quyền hạn.

Thiên Bình gặp được người tâm đầu ý hợp, Nhân Mã tràn đầy năng lượng ngày 19/9

Trắc nghiệm

15:34:53 19/09/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 19/9 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi thông qua Hiệp ước Tương lai để giải quyết thách thức toàn cầu

Thế giới

15:32:45 19/09/2024
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/9, ông Guterres nhấn mạnh các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên sẽ là một bi kịch .

Hiện tượng lạ của chú chó bị lạc trong lũ lụt khi gặp được chủ khiến hàng triệu người tò mò

Netizen

14:53:17 19/09/2024
Mới đây, trên mạng xã hội TikTok chia sẻ nhiều clip ghi lại khoảnh khắc xúc động của một chú chó được chủ đến đón về sau nhiều ngày bị thất lạc do bão.

Long Vũ: Chải là cơ hội quá lớn với tôi

Hậu trường phim

14:49:28 19/09/2024
Chải của Đi giữa trời rực rỡ do diễn viên Long Vũ thủ vai, đã nhận được sự yêu mến về diễn xuất của đông đảo khán giả.

Bóc trần sự tàn khốc phía sau vẻ hào nhoáng của tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:33:57 19/09/2024
Sở hữu những nhóm nhạc hàng đầu thị trường, nhưng HYBE lại đang phí hoài mọi thứ, huỷ hoại Kpop vì những sách lược sai lầm.

Lá tía tô có tác dụng gì với da mặt?

Làm đẹp

14:15:26 19/09/2024
Lá tía tô cũng có thể chữa lành làn da của bạn từ trong ra ngoài. Tía tô có tác dụng làm khô da vì vậy bạn có thể đưa tía tô vào quy trình chăm sóc da của mình nếu bạn thuộc loại da dầu.