Gỡ rào cản nghiên cứu khoa học
Những vướng mắc về cơ chế tài chính và đầu tư khiến nhiều nhà khoa học nản lòng khi thực hiện đề tài sẽ được tháo gỡ khi Luật Khoa học và Công nghệ mới chính thức có hiệu lực
Luật Khoa học và Công nghệ ( KH-CN) đã được Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực từ tháng 1-2014 có những điểm thuận lợi với đặc thù của nghiên cứu KH-CN. Trong đó, một vấn đề được nhiều nhà khoa học chú ý là tháo gỡ rào cản trong cơ chế tài chính tồn tại bấy lâu nay.
Cởi trói bằng khoán chi
Vướng mắc về cơ chế tài chính và đầu tư cho KH-CN là rào cản lớn nhất trong hoạt động nghiên cứu KH-CN trong thời gian qua. Để tháo gỡ những rào cản đó, luật mới đã đưa ra những quy định theo hướng nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho KH-CN.
Nghiên cứu sinh của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP HCM) đang làm việc tại phòng thí nghiệm tế bào gốc Ảnh: Tấn Thạnh
Một nội dung quan trọng trong đổi mới cơ chế tài chính đó là quy định khoán chi với nhiệm vụ KH-CN sử dụng ngân sách nhà nước; mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Cụ thể, khoán chi được áp dụng trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đồng thời, luật quy định các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh phải thành lập quỹ phát triển KH-CN phục vụ yêu cầu phát triển.
Các nhà khoa học đánh giá cao cơ chế được quy định trong luật bởi có những điểm rất thuận lợi, phù hợp với đặc thù của KH-CN như cấp kinh phí kịp thời với việc phê duyệt nhiệm vụ; không phải quyết toán theo năm tài chính; cuối năm kinh phí chưa sử dụng hết tự động chuyển nguồn năm sau.
Có thể hiểu đơn giản là với luật mới này, một đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được hội đồng thẩm định đánh giá, trình lên cơ quan quản lý, nếu được phê duyệt, kinh phí thực hiện sẽ khoán ngay cho các nhà khoa học chứ các nhà khoa học không phải vừa nghiên cứu vừa chờ duyệt chi từng phần, từng giai đoạn rất mất thời gian, như trước đây.
Khi sản phẩm hoàn thành sẽ có một hội đồng thẩm định đánh giá sản phẩm đáp ứng các tiêu chí như cam kết ban đầu hay không. Nếu sản phẩm đáp ứng được coi như nhà khoa học hoàn thành nhiệm vụ, như thế, không mất nhiều thời gian cho công việc thanh quyết toán.
Yên tâm nghiên cứu
PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TP HCM, cho biết từ năm 2013, sở đã bắt đầu triển khai cơ chế mua sản phẩm khoa học từ công trình nghiên cứu thông qua các hợp đồng đặt hàng. Sau khi dự toán đề tài được phê duyệt, các nhà khoa học được giao hẳn kinh phí để chủ động chi tiêu, miễn sao bàn giao đúng và đủ các sản phẩm theo hợp đồng. Việc tháo gỡ được khâu thủ tục tài chính sẽ giúp các nhà khoa học yên tâm dành thời gian nhiều hơn cho công việc chuyên môn.
Ngoài ra, theo luật mới, việc gắn kết được giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp sẽ giúp hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng hay thương mại hóa và chuyển giao công nghệ… được thực hiện chặt chẽ, nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn. PGS-TS Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM, cho rằng trong bối cảnh hiện nay, rất cần giao quyền tự chủ về tài chính cho các tổ chức, trường, viện, nhà khoa học. Khi được tự chủ tài chính sẽ giúp đẩy mạnh việc đầu tư cho nghiên cứu, sản xuất KH-CN. Các nhà khoa học cũng sẽ thoải mái, yên tâm hơn để tập trung nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm có giá trị.
Hiện Bộ KH-CN đang soạn thảo, lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo Nghị định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động nghiên cứu KH-CN nhằm giúp cho luật sớm đi vào cuốc sống.
Video đang HOT
Không tiếc tiền cho nghiên cứu khoa học
Tại cuộc gặp gỡ với các nhà khoa học Việt kiều vào cuối năm 2013 ở TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà cho biết TP sẽ không tiếc tiền cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới. Từ năm 2013, TP HCM đã bắt đầu triển khai đặt hàng nghiên cứu khoa học theo cơ chế khoán trọn gói, cho phép các nhà khoa học chủ động trong đề xuất sản phẩm, trong nghiên cứu. TP HCM chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, hỗ trợ kinh phí trọn gói, chỉ nhận sản phẩm cuối cùng và không gây áp lực với các nhà khoa học. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học quẳng đi nỗi lo cơm áo, kinh phí hằng ngày để tập trung vào nghiên cứu và từ đây xây dựng một môi trường thuận lợi nhất cho các hoạt động nghiên cứu khoa học tại TP HCM.
Theo NLĐ
Tại sao smartwatch Pebble thành công như vậy?
Ngày càng nhiều đại gia tham gia vào thị trường smartwatch, trong đó có những đối thủ nặng ký như Samsung, Sony. Tuy nhiên, smartwatch Pebble vẫn thu được thành công vang dội, và tại CES 2014, phiên bản mới Pebble Steel cao cấp hơn đã ra mắt, hứa hẹn những nấc thang mới.
Phía sau thành công này, ít ai biết ngay từ đầu, Pebble tưởng đã "đứt gánh giữa đường" vì không có đủ tiền đầu tư.
Pebble là đồng hồ thông minh do công ty Pebble Technology (Mỹ) phát triển. Đây là sản phẩm nhận được mức tài trợ lớn nhất của hệ thống tài trợ đám đông Kickstarter.
Tài trợ đám đông (crowdfunding) hay nói một cách dễ hiểu hơn là huy động vốn từ cộng đồng. Đây là nỗ lực tập thể của những cá nhân trên cộng đồng mạng góp chung dòng tiền của họ (gây quỹ), thường là thông qua Internet, để hỗ trợ những nỗ lực khởi xướng bởi những người hoặc tổ chức khác. Hình thức gây vốn từ cộng đồng này đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ.
Crowdfunding được ưa chuộng ở rất nhiều hoạt động, như quyên tiền cứu trợ thiên tai, làm báo cộng đồng, ủng hộ nghệ sỹ với các dự án của họ, các cuộc vận động chính trị, tài trợ vốn cho các công ty khởi nghiệp, làm phim, phát triển phần mềm, nghiên cứu khoa học và các dự án công dân.
Tưởng đã thất bại vì không đủ tiền đầu tư
Năm 2012, công ty Pebble Technology phát triển loại đồng hồ đeo tay "thông minh" inPulse, có thể kết nối đồng bộ với điện thoại BlackBerry. Pebble tìm kiếm quỹ đầu tư mạo hiểm từ các nhà đầu tư truyền thống song đã thất bại. Lúc đó, Pebble hết sạch tiền và rất cần có nguồn vốn mới cho dự án smartwatch của mình. Tháng 4/2012, Pebble đến với công ty điều hành trang web gây quỹ cộng đồng Kickstarter với mục tiêu ban đầu là có số vốn 100.000 USD để tiếp tục xây dựng dự án smartwatch Pebble kết nối với cả điện thoại iPhone và Android.
Chỉ trong 2 giờ đầu tiên, dự án đã đạt mục tiêu gây quỹ 100.000 USD, và trong vòng 28 giờ đến với Kickstarter, Pebble đã gây được quỹ hơn 1 triệu USD cho dự án đồng hồ thông mình Pebble. Đến giữa tháng Năm, chính xác là ngày 18/5/2012, Pebble đã gây được tổng cộng 10,27 triệu USD từ 68.929 người, trở thành dự án gây được số tiền quỹ nhiều nhất trong lịch sử Kickstarter.
Thực tế, Tổng giám đốc 26 tuổi Eric Migicovsky của Pebble Technology lúc đó rất lo lắng với dự án ra mắt mẫu smartwatch, cùng những thiết bị khác có thể hiển thị các ứng dụng và thông báo về những tin nhắn mới trên Twitter và Facebook. Anh liên tục với các chuyến đi đến Trung Quốc để thăm các nhà máy, từ chối các nhà đầu tư mạo hiểm muốn đầu tư, và bay về khu ký túc xá đại học để tuyển dụng nhân viên mới.
CEO 26 tuổi Eric Migicovsky của Pebble Technology
Migicovsky đã thành lập công ty Pebble Technology vào năm 2008. Anh cho biết phải đối mặt với không ít áp lực từ thành công gây quỹ cho dự án smartwatch Pebble. "Tiền vẫn nằm trong ngân hàng và khách hàng của chúng tôi đang đợi", chàng trai 26 tuổi người Canada nói.
Trong vòng 2 tháng, công ty ban đầu chỉ có 2 người đã tăng số nhân lực lên 9 người, lấp đầy căn hộ mà anh thuê để làm việc và sinh hoạt. Migicovksy thậm chí còn phải yêu cầu người bạn cùng phòng chuyển ra ngoài để anh có thể sử dụng phòng ngủ làm phòng họp. Anh nhận thức rõ "có rất nhiều việc phải làm" và với hơn 10 triệu USD gây quỹ, anh cảm thấy "đột ngột" vì "lập kế hoạch với tiền bạc là một cái gì đó tôi chưa từng làm trước đó", anh nói thêm "nếu thành công, đó là thành công của công chúng. Nếu thất bại, thất bại đó cũng phải đương đầu với công chúng".
Cuối cùng, smartwatch Pebble được đưa và sản xuất đại trà vào tháng 1/2013 với kế hoạch đạt sản lượng 15.000 chiếc mỗi tuần. Lúc đó, Pebble Technology đã dự tính sẽ bắt đầu bán ra lô hàng đầu tiên vào ngày 23/1/2013. Và đến ngày 4/7/2013, Pebble đã bán được trên 85.000 chiếc, được đánh giá là rất thành công, thậm chí là "một hiện tượng".
Tại CES 2013, CEO Eric Migicovksy đã công bố rằng: "Không còn trì hoãn nào nữa, khoảnh khắc tất cả các bạn mong chờ đã đến - chúng tôi rất vui mừng thông báo rằng chúng tôi sẽ bắt đầu bán Pebble vào ngày 23/1. Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ trong năm qua để mang lại một thứ mà chúng tôi thực sự tự hào... và chúng tôi biết chúng tôi sẽ không thể làm được điều đó nếu không có sự hỗ trợ của các nhà đầu tư ủng hộ chúng tôi. Cảm ơn rất nhiều!"
Vì sao Pebble trở thành "hiện tượng"?
Như vậy, từ khi chưa thành phẩm, smartwatch Pebble đã thành công vang dội trong nỗ lực gây quỹ từ cộng đồng. Lúc đó, Pebble chỉ là một nguyên mẫu nhưng đã thu hút được lượng vốn lớn chưa từng có trong lịch sử Kickstarter. Thực tế, tại thời điểm đó, Pebble không hpải là ý tưởng mới duy nhất.
Smartwatch, thiết bị có thể đồng bộ với smartphone để kiểm tra tin nhắn, hiển thị thông tin ứng dụng hoặc kiểm soát các cuộc gọi đến, đã có từ mấy năm. Một số sản phẩm còn có những tính năng tốt hơn Pebble, như hiển thị màu, màn hình cảm ứng, sạc cảm ứng, microphone và loa. Tuy nhiên, Pebble vẫn thành công, bí quyết thành công có thể nằm ở sự kết hợp của nhiều yếu tố, chứ không nằm ở một tính năng "sát thủ" nào.
Giá rẻ
Pebble được xem là có giá khá dễ chịu. Bạn có thể đặt mua trước đồng hồ Pebble trên Kickstarter với giá 115 USD với bản màu đen, hoặc 125 USD cho các màu khác. Ngay cả khi giá sản phẩm tăng lên 150 USD khi ra mắt, Pebble vẫn là một trong những mẫu smartwatch rẻ nhất.
Để so sánh, mẫu SmartWatch của Sony cũng có giá 150 USD, mẫu WIMM One có giá 200 USD và mẫu cao cấp I'm Watch có giá từ 469 USD đến 2.299 USD.
Không có một mẫu smartwatch nào rẻ hơn Pebble, ngoài mẫu InPulse của chính họ, có giá là 99 USD.
Hỗ trợ iPhone
Cho đến nay, Apple đã bán được gần hàng trăm triệu iPhone mà lại chưa có một smartwatch nào hỗ trợ iPhone. Việc Pebble đồng bộ với iPhone là một lợi thế cạnh tranh lớn. Ngoài ra, Pebble cũng hỗ trợ cả Android.
Lợi thế của màn hình ... không cảm ứng
Màn hình E-Ink của Pebble có thể dễ dàng đọc dưới ánh nắng mặt trời, và máy có thể chạy được 7 ngày trong một lần sạc. Pebble không có màn hình cảm ứng, nhưng khi bạn đang sử dụng một màn hình nhỏ xíu của chiếc đồng hồ, các phím bấm vật lý thường dễ sử dụng hơn các phím cảm ứng.
Trường hợp thành công nhất của Kickstarter
Kickstarter ra đời từ khoảng năm 2008 nhưng chưa một dự án nào thành công như Pebble trên Kickstarter. Điều này cũng mang lại danh tiếng và góp phần thành công cho Pebble.
Theo bình luận của trang Techland, Pebble không phải là mẫu smartwatch phát triển nhất, ưu việt nhất, nhưng đó không phải là vấn đề. Với sự khởi đầu mạnh mẽ, sản phẩm thú vị và thời điểm đúng lúc, Pebble đã trở thành một trong những câu chuyện thành công của giới công nghệ.
Pebble được công bố tại CES 2013 hồi năm ngoái và không dừng lại ở thành công này, tại sự kiện CES 2014 đang diễn ra ở Las Vegas, Mỹ, Pebble Technology đã giới thiệu bản Pebble Steel được trang The Verge cho là "sẽ thay đổi suy nghĩ của mọi người về smartwatch". Pebble Steel có giá cao hơn Pebble 100 USD với thiết kế đẹp, tinh tế cùng chất liệu cao cấp làm từ thép không gỉ.
CEO Eric Migicovsky của Pebble cho biết công ty muốn mở rộng lựa chọn cho những người đang xem xét mua smartwatch. Pebble Steel được nâng cấp RAM lên 8MB, gấp đôi so với mẫu Pebble, sử dụng kính cường lực Gorilla Glass, có thêm đèn LED thông báo phía ngoài. Pebble Steel sẽ ra mắt cùng hệ điều hành 2.0, sẽ có hai màu là bạc và đen. Thiết bị sẽ có bán trên toàn thế giới vào ngày 28/1 với giá là 249 USD (khoảng 5,2 triệu đồng).
Pebble Steel
Theo Vnreview
TP HCM: Hơn 3,7 tỉ đồng cho 39 đề tài nghiên cứu khoa học Chiều 30/12, thông tin từ Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP HCM) cho biết đã chọn được 39 đề tài nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất năm 2013 để tham gia vào Chương trình Vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ lần thứ XVIII năm 2014. Mỗi đề tài sẽ được hỗ...