Gỡ “nút thắt” huy động vốn thực hiện dự án PPP: Mấu chốt là chất lượng dự án
Thực tiễn thu hút đầu tư theo phương thức đối tác công – tư ( PPP) đang gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ đối với một số dự án mang tính cấp bách do các nguyên nhân khác nhau. Không ít dự án PPP phải “bẻ hướng” sang phương thức đầu tư khác. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia và nhà đầu tư, “nút thắt” trong việc triển khai các dự án PPP là nguồn vốn huy động để thực hiện dự án.
Việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước cho các dự án PPP mới gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Song Lê
Một chuyên gia về PPP cho biết, theo quy định pháp luật hiện hành, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khi tham gia dự án PPP phải đảm bảo từ 10 – 20% tổng mức đầu tư của dự án, tùy quy mô và tính chất của từng dự án mà yêu cầu về số vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, còn lại là vốn do nhà đầu tư huy động. Nhà đầu tư có thể huy động số vốn còn lại (80 – 90% tổng mức đầu tư dự án PPP) từ các nguồn hợp pháp khác ở trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế khoảng 10 năm thu hút đầu tư PPP ở nước ta cho thấy, nhà đầu tư chủ yếu huy động vốn thực hiện dự án PPP từ các ngân hàng thương mại trong nước.
Thời gian qua, với chính sách của Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt nguồn tín dụng cho vay các dự án BOT, BT – các dạng thức hợp đồng của đầu tư PPP, nhà đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn vay để thực hiện dự án PPP. Trong khi đó, theo cam kết của nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hợp đồng dự án PPP, trong vòng 6 tháng, nếu nhà đầu tư không huy động được vốn để thực hiện dự án thì sẽ phải chấm dứt hợp đồng. Chính vì thế, việc nhà đầu tư sớm rút lui hay phải dừng giữa chừng trong quá trình theo đuổi dự án PPP cũng là điều dễ hiểu.
Video đang HOT
Một số nhà đầu tư PPP cho biết, nhiều dự án PPP (hợp đồng BOT) đang vận hành bị hụt thu trầm trọng so với phương án tài chính, ảnh hưởng lớn đến nguồn lực tài chính của nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đang oằn lưng với món nợ lớn tại ngân hàng cho vay dự án nên không thể dành nguồn lực để theo đuổi các dự án PPP mới.
Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư PPP cũng cho biết, hiện nay, nhiều dự án PPP (hợp đồng BOT) đang vận hành bị hụt thu trầm trọng so với phương án tài chính, ảnh hưởng lớn đến nguồn lực tài chính của nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đang oằn lưng với món nợ lớn tại ngân hàng cho vay dự án nên không thể dành nguồn lực để theo đuổi các dự án PPP mới. Mặt khác, dư nợ tín dụng dài hạn của các tổ chức tín dụng trong nước đang ở mức cao, tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay dài hạn đã ở mức giới hạn theo quy định, trong khi Ngân hàng Nhà nước có chủ trương giảm dần tỷ lệ này, nên khả năng huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước cho các dự án PPP mới chắc chắn gặp nhiều khó khăn.
Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 cho biết, ngay cả đối với những dự án PPP đang triển khai, mặc dù ngân hàng và nhà đầu tư đã cam kết “bắt tay” cùng thực hiện dự án, nhưng quá trình giải ngân vốn cũng không dễ dàng. “Thủ tục thẩm định cho vay, quá trình giải ngân vốn từ lúc ký cam kết cho vay đến dòng tiền thực chảy vào công trình phải mất hàng năm trời, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cũng khó”, ông Hòa nói.
Còn theo ông Trần Kỳ Sơn, nguyên Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc huy động được vốn dẫn đến bế tắc trong triển khai các dự án PPP thời gian qua có nguyên nhân là chưa sàng lọc kỹ dự án PPP trước khi đưa ra đấu thầu và thực hiện. Bản chất của dự án PPP là hợp tác công – tư, muốn kêu gọi được phía tư nhân và ngân hàng tham gia đầu tư thì dự án PPP phải đảm bảo tính khả thi, có phương án tài chính rõ ràng và khả năng hoàn vốn cao. Về phía ngân hàng, thủ tục giải ngân bao giờ cũng phải đầy đủ và chặt chẽ, có đủ cơ sở thì mới giải ngân để đảm bảo nguồn vốn cho vay ít có nguy cơ thành nợ xấu. Chính vì vậy, vấn đề cốt lõi trong thu hút đầu tư PPP vẫn là chất lượng dự án PPP. Đây cũng là điểm mấu chốt để khơi thông “nút thắt” trong khâu huy động vốn thực hiện dự án PPP.
Tuấn Dũng
Bất chấp Covid-19, một ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 tăng gần 9 lần so với năm 2019
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 được tổ chức hôm 27/3, ngân hàng đã thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận đạt 750 tỷ, gấp gần 9 lần năm 2019 và gấp 2,6 lần năm 2018. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận này dựa trên kịch bản dịch Covid-19 được kiểm soát tốt nhất. Nếu dịch bệnh kéo dài, ngân hàng có thể sẽ báo cáo tới cổ đông để điều chỉnh phù hợp.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank - KLB) vừa tổ chức thành công cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 27/3.
Tại cuộc họp, cổ đông ngân hàng đã thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019.
Theo đó, năm 2019, lợi nhuận trước thuế của Kienlongbank đạt 86 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2018, chỉ hoàn thanh 28% kế hoạch năm. Tổng tài sản tăng 21% đạt 51.102 tỷ đồng, Dư nợ tín dụng tăng 13,6% đạt 33.480 tỷ, huy động vốn tăng 23,74% đạt 46.402 tỷ.
Trước đó, từng giải thích vì sao lợi nhuận năm 2019 sụt giảm mạnh, ban lãnh đạo Kienlongbank cho biết nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận năm 2019 giảm là do trong tháng 12 năm 2019 Kienlongbank hạch toán giảm các khoản lãi phải thu đã ghi nhận trong các năm trước theo Phương án xử lý nợ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt đối với các khoản cho vay của nhóm khách hàng có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB). Ảnh hưởng này chỉ mang tính chất tạm thời, sau khi xử lý xong tài sản bảo đảm, căn cứ nguồn tiền thu được, Kienlongbank sẽ ghi nhận lại vào thu nhập trên Báo cáo tài chính trong thời gian tới.
Trong năm 2019, Kienlongbank đã hoàn thành việc tất toán trước hạn toàn bộ trái phiếu VAMC và sẽ không phải trích lập dự phòng cho loại trái phiếu này kể từ ngày 01/01/2020, qua đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho Kienlongbank trong thời gian sắp tới.
Đáng chú ý, năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 750 tỷ đồng, tức tăng gần gấp 9 lần so với năm 2019 và gấp 2,6 lần so với năm 2018. Tổng tài sản dự kiến tăng 12,72% đạt 57.600 tỷ, dư nợ tín dụng tăng 15,89% đạt 38.800 tỷ, huy động vốn tăng 13,14% đạt 52.500 tỷ.
Tuy nhiên, Kienlongbank cũng cho biết, kế hoạch lợi nhuận này được xây dựng trên cơ sở dịch Covid-19 được kiểm soát tốt nhất. Căn cứ vào tình hình thực tế nếu diễn biến dịch Covid-19 vẫn kéo dài ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh thì HĐQT sẽ có báo cáo đến ĐHĐCĐ để điều chỉnh phù hợp.
Ngọc Bích
Đề nghị làm luật riêng điều chỉnh hộ kinh doanh Liên quan đến đối tượng hộ kinh doanh trong dự thảo Luật Doanh nghiệp, hiện có 2 loại ý kiến khác nhau. Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị tách nội dung về hộ kinh doanh để quy định thành luật riêng. Theo Ủy ban Kinh tế, hộ kinh doanh được coi là một hình thức kinh doanh khác biệt với doanh...