Gỡ “nút thắt” cơ chế, chủ động sản xuất vaccine
Đánh giá về kết quả lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thương mại vaccine lở mồm long móng (LMLM) tuýp O, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đó là kết quả mĩ mãn của một quá trình dài tìm cách gỡ bỏ “điểm nghẽn” cơ chế, hướng tới việc chủ động nguồn vaccine trong tương lai.
“Cuộc cách mạng” của ngành thú y
Ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, việc sản xuất thành công vaccine LMLM tuýp O là thành quả của 20 năm nghiên cứu. Sự kiện này sẽ mở ra một hướng đi mới trong việc sản xuất các loại vaccine, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi.
Hệ thống sản xuất vaccine hiện đại của Công ty RTD. Ảnh: I.T
Từ năm 1997, nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của bệnh LMLM và để góp phần hỗ trợ tích cực vào sự phát triển ngành chăn nuôi gia súc của nước ta từ nhỏ bé, manh mún sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa quy mô lớn, Cục Thú y đã giao Cơ quan Thú y vùng 6 làm phòng thí nghiệm chủ lực về LMLM tổ chức thu thập hàng nghìn mẫu virus LMLM từ các ổ dịch hoặc chương trình giám sát chủ động tại các địa phương để nghiên cứu, chọn giống gốc nhằm phục vụ việc sản xuất vaccine.
“Phòng chống dịch bệnh LMLM là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của ngành thú y. Do đó, việc chủ động sản xuất được vaccine trong nước để phòng chống dịch bệnh được coi là yếu tố quan trọng giúp chăn nuôi phát triển bền vững” – ông Thành nói.
Ngày 11.12.2017, Bộ NNPTNT đã tổ chức Lễ công bố và chuyển giao giống virus LMLM RAHO6/FMD/O-135 dòng PanAsia của Chi cục Thú y vùng 6 cho 3 doanh nghiệp (Công ty cổ phần Phát triển công nghệ nông thôn tại Hưng Yên, gọi tắt là Công ty RTD; Công ty CP Thuốc thú y Trung ương NAVETCO tại Bình Dương và Công ty CP Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet tại Thái Nguyên) để có cơ sở tổ chức nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm vaccine LMLM.
Ngay sau khi nhận được giống virus LMLM RAHO6/FMD/O-135, các công ty hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của nhà máy sản xuất vaccine đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); tổ chức nghiên cứu, sản xuất, trong đó thử nghiệm ở nhiều quy mô sản xuất khác nhau để bảo đảm bất kỳ điều kiện và quy mô sản xuất nào cũng luôn có sản phẩm vaccine LMLM đạt chất lượng.
Kết quả, Công ty RTD đã nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion từ giống virus LMLM RAHO6/FMD/O-135 của Chi cục Thú y vùng VI chuyển giao. Sau đó, Công ty RTD đã tổ chức kiểm nghiệm đánh giá các tiêu chí của vaccine theo quy định.
Kết quả, vaccine LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion đáp ứng các tiêu chí theo quy định và có tác dụng bảo hộ trâu, bò sau khi được tiêm vaccine.
Theo ông Thành, sự kiện này có thể coi là cuộc cách mạng trong ngành thú y, giúp hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vaccine nhập khẩu. “Ước tính, giá thành vaccine sản xuất trong nước có thể giảm 20% so với nhập khẩu, chúng ta có thể tiết kiệm được hàng tỷ USD, quan trọng hơn cả là góp phần khống chế, tiến tới loại trừ bệnh LMLM ở Việt Nam” – ông Thành nói.
Video đang HOT
Xóa bỏ cơ chế
Bên cạnh việc sản xuất vaccine LMLM tuýp O, Chi cục Thú y vùng VI cùng phối hợp với các doanh nghiệp nghiên cứu, chọn lọc giống virus LMLM type A để tiếp tục sản xuất vaccine LMLM type A RAHO6/FMD/A-379. Nguồn gốc virus này được phân lập từ ổ dịch LMLM trên bò vào 2013 tại tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Giống virus được nghiên cứu, chọn lọc, phân lập có tác dụng phòng chống hiệu quả bệnh LMLM type A cho đàn gia súc. Ngày 25.10.2018, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã ký Quyết định số 4167/QĐ-BNN-TY về việc công nhận giống virus LMLM type A “RAHO6/FMD/A-379″ của Chi cục Thú y vùng VI dùng để sản xuất vaccine.
Đánh giá về sự kiện quan trọng của ngành thú y, Bộ trưởng Bộ NNPTNT – Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc nghiên cứu, chọn lọc sản xuất thành công vaccine LMLM type O là tin vui cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi, vừa giúp phòng chống dịch LMLM vừa góp phần giúp sản phẩm chăn nuôi Việt Nam vượt rào cản kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới.
Cũng theo Bộ trưởng Cường, việc này cũng đánh dấu một bước tiến mới trong mối liên kết giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp trong việc thương mại hóa các sản phẩm thuốc thú y.
“Thay vì nghiên cứu xong cất vào tủ thì kết quả đó được giao cho doanh nghiệp thương mại hóa. Đây là kết quả của sự phá bỏ tư duy trì trệ trong công tác nghiên cứu khoa học” – ông Cường nhấn mạnh.
Theo Danviet
FLC gia nhập ngành nông nghiệp bằng chuỗi dự án "khủng"
Tập đoàn FLC xác định nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong những lĩnh vực đầu tư trọng điểm và được đẩy mạnh thời gian tới, trong đó việc lựa chọn hợp tác về công nghệ với những quốc gia hàng đầu thế giới về NNCNC như Nhật Bản, Israel, Hà Lan... sẽ được đặc biệt ưu tiên.
Đón đầu xu thế
Được xác định là trụ đỡ của nền kinh tế, khi nông nghiệp được đầu tư có trọng điểm, nền kinh tế sẽ được củng cố và phát triển bền vững; chính vì vậy, nông nghiệp là lĩnh vực ngày càng được Chính phủ chú trọng hỗ trợ và phát triển. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên công nghệ như ngày nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ là hướng đi tất yếu giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh khi hội nhập quốc tế.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhận xét: "Chưa bao giờ xã hội có sự quan tâm đến nông nghiệp như hiện nay, khi hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Sự chuyển hướng này mang theo khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phát triển NNCNC. Điều này kỳ vọng tạo sự bứt phá mạnh mẽ cho nền nông nghiệp nước ta".
Trang trại trồng dưa lưới của FAM tại Quy Nhơn.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020 tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước.
Chính bởi những tiềm năng phát triển của ngành, Chính phủ đã quyết định nâng gói hỗ trợ tín dụng cho NNCNC từ 60.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Tận dụng xu thế của kỷ nguyên mới và chủ trương hỗ trợ của Chính phủ, Tập đoàn FLC đang có những kế hoạch đầu tư quy mô và bài bản vào lĩnh vực NNCNC.
Những kế hoạch gia nhập thị trường đã được Tập đoàn FLC ấp ủ từ lâu, điển hình là trước đó FLC đã mua 100% vốn của Công ty CP Nông dược H.A.I với truyền thống 30 năm sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Từ cuối năm 2017, thông qua việc sáp nhập Công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu nông sản FAM, Tập đoàn FLC đã chính thức phát triển mảng sản xuất để chủ động sản xuất được các sản phẩm nông nghiệp sạch, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, từ đó sẽ thực hiện mô hình liên kết với các hộ dân.
"Mục tiêu của FLC là tạo ra những sản phẩm chất lượng cao cho thị trường; góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững vì sức khỏe và tương lai lâu dài của người dân. Để làm được điều này, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là hướng đi tất yếu" - ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho biết.
Việc Tập đoàn FLC nêu định hướng mở rộng đầu tư này đã khiến thị trường bất ngờ bởi một "đại gia" trong ngành dịch vụ và thương mại tưởng như "ngoại đạo" trong lĩnh vực nông nghiệp giờ đây lại tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông sản. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Tập đoàn FLC đang sở hữu quỹ đất nông nghiệp lớn tại những khu vực được đánh giá là có thời tiết thuận lợi để phát triển những giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trang trại thanh long chuẩn bị xuống giống tại Quy Nhơn.
Từ đầu năm đến nay, Tập đoàn FLC đã khảo sát trên 20 tỉnh thành tại nhiều vùng khí hậu khác nhau trên cả nước và trước mắt sẽ tiến hành triển khai canh tác tại Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Trị ngay trong năm 2018.
Ngoài ra, FLC cũng đang ưu tiên lựa chọn hợp tác về công nghệ với những quốc gia hàng đầu về NNCNC như Nhật Bản, Israel, Hà Lan... Vào tháng 12/2017, Tập đoàn FLC đã ký thoả thuận hợp tác với Công ty Farmdo (Nhật Bản) phát triển hệ thống trang trại NNCNC kết hợp năng lượng mặt trời, đồng thời Farmdo cũng sẽ chuyển giao công nghệ cho FLC những kỹ thuật canh tác đang được áp dụng tại Nhật Bản, như kỹ thuật Hydroponics (thuỷ canh với hệ thống phân bón tự động), điều hoà không khí và rèm mái che tự động, chọn lọc giống có hàm lượng dinh dưỡng cao...
Sau đó, đầu năm 2018, P.Maron - công ty hàng đầu của Israel về các giải pháp phát triển nông nghiệp tiên tiến - cũng đã có những trao đổi bước đầu về hợp tác với Tập đoàn FLC. Theo đó, P.Maron sẵn sàng hỗ trợ FLC xây dựng dây chuyền sản xuất, chuyển giao công nghệ, tham gia đào tạo nguồn nhân lực cũng như giám sát và tư vấn trên nhiều hạng mục. Bên cạnh đó, rất nhiều đối tác khác từ New Zealand, Nga, Hàn Quốc... cũng đang được FLC xem xét hợp tác.
Tham vọng lớn
Nhằm tận dụng tối đa các tiềm năng và cơ hội hiện có của thị trường, cũng như đón đầu các cơ hội kinh tế mới, Tập đoàn FLC xác định NNCNC là một trong những lĩnh vực trọng điểm với tổng vốn đầu tư dự kiến đạt 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2018 - 2020 và quỹ đất lên tới 15.000 ha trải dài tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
FAM tiên phong đầu tư ở những vùng đất bạc màu, khó canh tác.
"Để có kế hoạch đầu tư bài bản và bước phát triển đột phá, công tác chuẩn bị mất nhiều thời gian. Chúng tôi cần khảo sát các vùng đất ở các địa phương để đánh giá một cách kỹ lưỡng về tính khả thi và khả năng liên kết tạo vùng NNCNC. Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng các trang trại sản xuất, nhà máy sơ chế, chế biến và hệ thống liên kết cũng như logistic để bao tiêu sản phẩm của tập đoàn và của các hộ dân liên kết" - ông Bùi Đình Hiếu, Phó Giám đốc Thường trực FAM cho biết.
Theo kế hoạch, Tập đoàn FLC sẽ triển khai đồng loạt nhiều dự án nông sản có quy mô lớn tại các khu quần thể nghỉ dưỡng của tập đoàn, hiện có tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bình Định, Quảng Bình, và sắp tới là Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ngãi...
Với định hướng phát triển quy mô lớn, Tập đoàn FLC đặt mục tiêu sản xuất không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước bao gồm các khu nghỉ dưỡng của FLC mà còn xuất khẩu ra thế giới.
Trong vòng 5 năm tới, FLC dự định tập trung phần lớn nguồn lực cho các loại cây ăn quả ngắn ngày, rau củ và hải sản, hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm trái cây.
"Với việc gia nhập lĩnh vực mới này, Tập đoàn FLC kỳ vọng sẽ góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng sản xuất sạch, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tương lai, đồng thời rút ngắn khoảng cách về công nghệ và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp với các nước tiên tiến trên thế giới" - ông Hiếu cho biết.
Hiện tại, FAM có nông trường tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định và Hà Tĩnh.
Trong tháng 10, FAM ra mắt thị trường 2 sản phẩm là dưa lưới vỏ vàng ruột cam và dưa lưới vỏ xanh ruột cam. Sản phẩm sẽ được ưu tiên cung cấp cho các quần thể du lịch nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC, sau đó là một số thị trường bán lẻ khác.
Theo Danviet
Ngành chăn nuôi: Chọn hướng đi đúng, vượt nhiều rào cản khó Những chuyển động mạnh mẽ của ngành chăn nuôi thời gian qua cho thấy, ngành đã có quá trình tái cơ cấu vô cùng đúng hướng khi lần đầu tiên thịt lợn Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Myanmar, trong khi thịt gà thẳng tiến Nhật Bản. Đón những tin vui Theo thống kê của Cục Chế biến và...