Gỡ khó trong dạy học tiếng Pháp
Toàn quốc có 35 tỉnh/thành phố giảng dạy tiếng Pháp với khoảng 38.000 học sinh theo học. Bên cạnh thuận lợi, dạy học tiếng Pháp tại Việt Nam còn không ít khó khăn cần tháo gỡ để Pháp ngữ tiếp tục phát triển.
Dạy học tiếng Pháp tại Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).
Thuận lợi song hành cùng thách thức
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo giảng dạy tiếng Pháp, dạy học tiếng Pháp tại Việt Nam đang có những thuận lợi đáng kể. Trước hết, học sinh các lớp tiếng Pháp đều được tuyển chọn kỹ càng, có năng lực để có thể theo học lộ trình tiếng Pháp với thời lượng khá lớn, đặc biệt với học sinh chương trình song ngữ.
Học sinh học ngoại ngữ 2 đều khá tiếng Anh và có niềm yêu thích với tiếng Pháp. Kết quả học tập của các học sinh khối Pháp ngữ khả quan, nhiều học sinh tốt nghiệp loại giỏi, nhiều học sinh du học tại các nước Pháp ngữ các trường Đại học danh tiếng. Sinh viên đại học khối Pháp ngữ năng động.
Đặc biệt với sự quan tâm của Bộ GD&ĐT, các đối tác đã có những đóng góp quan trọng về ý tưởng, tài chính và kỹ thuật nhằm tăng cường việc giảng dạy tiếng Pháp, góp phần giải quyết nhu cầu cụ thể giảng dạy tiếng Pháp, nhất là trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý. Các khóa tập huấn, bồi dưỡng dù ở trong hay nước ngoài cũng đều chú trọng đến yếu tố chất lượng và hiệu quả.
Mặt khác, chương trình giảng dạy tiếng Pháp bậc phổ thông đều có chương trình chính thức do Bộ GD&ĐT ban hành. Chất lượng các công cụ sư phạm như tài liệu giảng dạy tiếng Pháp ngoại ngữ 2-Netado.vn, website FAD-FLE, bộ tư liệu số hóa môn Toán bằng tiếng Pháp lớp 6 đều được đảm bảo. Các công cụ này mang tính hiện đại, cập nhật, hấp dẫn và đáp ứng đúng nhu cầu người học.
Về phía đội ngũ giáo viên tiếng Pháp và các môn khoa học bằng tiếng Pháp tại Việt Nam hiện nay cũng được đào tạo bài bản, thường xuyên tham gia các khóa bồi dưỡng do các đối tác Pháp ngữ phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức nhằm nâng cao năng lực.
Cũng theo đánh giá của Ban chỉ đạo giảng dạy tiếng Pháp thì dù số lượng người học tiếng Pháp chưa tăng, nhưng chất lượng các hoạt động hợp tác, việc giảng dạy tiếng Pháp vẫn được duy trì. Một số trường đã được cấp Label France Education, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ GDTrH, Phó ban chỉ đạo quốc gia về giảng dạy tiếng Pháp cũng chỉ ra những khó khăn.
Hiệu quả thực tế quản lý, chất lượng giảng dạy chưa được như mong muốn. Chương trình song ngữ tiếng Pháp ở các cấp đã được ban hành từ năm 2010 cần được điều chỉnh bổ sung cập nhật theo chương trình GDPT mới.
Video đang HOT
Đến nay chưa có tài liệu giảng dạy chuyên biệt dành cho chương trình. Hệ thống giáo viên dạy môn khoa học bằng tiếng Pháp ngày càng thiếu và chưa có đội ngũ kế cận dẫn tới một số tỉnh thành xin rút khỏi chương trình song ngữ và chỉ duy trì chương trình tăng cường tiếng Pháp. Giá trị của chứng nhận Pháp ngữ không được như trước.
Việc tập huấn, đào tạo thường xuyên cho giáo viên và các cán bộ quản lý trong suốt những năm vừa qua đã đạt kết quả khả quan, tăng thêm động lực cho người dạy và người học, cải thiện chất lượng dạy học… nhưng số lượng các đợt tập huấn giảm do dịch Covid, tập huấn cán bộ quản lý không được tổ chức như trước.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Pháp còn thiếu và cần được tập huấn thường xuyên
Đề xuất từ thực tế
Từ quá trình triển khai, Ban chỉ đạo quốc gia về giảng dạy tiếng Pháp đã đưa ra một số đề xuất để việc dạy học tiếng Pháp thời gian tới đẩy mạnh và phát huy hiệu quả.
Trước hết, chương trình song ngữ môn tiếng Pháp cần điều chỉnh lại lớp 1, 2 tiếng Pháp là môn tự chọn, xây dựng chương trình làm quen với tiếng Pháp; Tiếng Pháp cần được coi như ngoại ngữ 1 và tăng cường thêm thời lượng, nội dung bổ trợ và nâng cao, tăng cường thêm một số năng lực phục vụ nghiên cứu và học đại học tại cộng đồng Pháp ngữ. Môn tiếng Pháp trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến 12.
Chương trình môn Toán bằng tiếng Pháp về cơ bản thực hiện theo chương trình GD phổ thông môn Toán của Việt Nam có bổ sung tích hợp thêm một số nội dung được dạy bằng tiếng Pháp và tăng thêm thời lượng, bổ sung vốn từ vựng kỹ thuật chuyên ngành toán và một số phương pháp học toán mới của Pháp…
Vấn đề đáng lưu ý khác, 3 năm gần đây việc cấp chứng nhận Pháp ngữ còn thể hiện bất cập như: thông báo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp của Việt Nam thường vào tháng 6, thậm chí tháng 7, vì vậy việc cấp chứng nhận Pháp ngữ cho học sinh song ngữ bị chậm hơn so với thời điểm học sinh đăng ký du học Pháp.
Một số học sinh học song ngữ tiếng Pháp nhưng muốn tuyển sinh vào các trường Đại học có sự dụng tiếng Anh nên không đăng ký thi tốt nghiệp môn tiếng Pháp mà đăng ký thi môn tiếng Anh dẫn tới không có điểm thi môn tiếng Pháp để được công nhận chương trình song ngữ tiếng Pháp và cấp chứng nhận pháp ngữ.
Năm 2020, nhiều học sinh thành phố Hồ Chí Minh do ảnh hưởng của Covid đã không được dự thi tốt nghệp THPT và được xét đặc cách tốt nghiệp. Vì vậy cũng không có điểm thi môn tiếng Pháp…
Từ bất cập thực tế, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó Ban chỉ đạo giảng dạy tiếng Pháp đưa ra đề xuất: Điều chỉnh hình thức công nhận tốt nghiệp chương trình song ngữ kể từ năm 2022, không kiểm tra chung 1 đề; học sinh Việt Nam chỉ có 1 bằng tốt nghiệp THPT, điểm kiểm tra chương trình song ngữ được ghi vào học bạ theo các quy định của Việt Nam.
Hướng dẫn học sinh thi Delf B2 với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp. Đại sự quán Pháp hỗ trợ in chứng nhận Pháp ngữ cho học sinh đã tốt nghiệp chương trình song ngữ tiếng Pháp năm 2020-2021.
Khi triển khai chương trình và sách giáo khoa môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2 và tiếng Pháp ngoại ngữ 1 tại các trường phổ thông theo chương trình GDPT mới cần có sự hỗ trợ biên soạn sách giáo khoa môn tiếng Pháp ngoại ngữ 1 và ngoại ngữ 2 của Đại sứ quán Pháp và Cộng đồng Pháp ngữ.
Ngoài ra trong công tác tập huấn bồi dưỡng giáo viên tiếng Pháp cần tiếp tục duy trì theo các cấp học và đối tượng khác nhau…
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: "Nỗ lực để học sinh học trực tuyến tử tế, chất lượng"
"Nếu lực lượng y tế đang "căng mình" ở tuyến đầu chống dịch, ngành giáo dục cũng nỗ lực hết sức giúp học trò dù không thể đến trường vẫn không ngừng việc học và được học một cách tử tế, chất lượng".
Trên đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ tại buổi tập huấn nâng cao năng lực dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tiểu học của 22 Sở GD-ĐT các tỉnh phía Bắc, được tổ chức ngày 23/9 tại Hà Nội.
Tư vấn "gỡ khó" cho giáo viên dạy trực tuyến
Khóa tập huấn kéo dài 2 ngày, sẽ cung cấp tổng quan kiến thức về dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình, giúp giáo viên nắm được điểm giống và khác, ưu điểm và hạn chế giữa dạy học trực tuyến/qua truyền hình với dạy học trực tiếp, từ đó có các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo viên cũng được hướng dẫn các phương pháp, kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến/qua truyền hình đối với từng môn học/hoạt động giáo dục; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hình thức này và tư vấn "gỡ khó" cách xử lý tình huống phát sinh khi dạy học trực tuyến/qua truyền hình.
Dạy học trực tuyến và qua truyền hình trong điều kiện dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, khó lường hiện nay là bất khả kháng.
Phát biểu khai mạc khóa tập huấn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, dạy học trực tuyến và qua truyền hình trong điều kiện dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, khó lường hiện nay là bất khả kháng.
Trong số 22 tỉnh phía Bắc có đại diện tham gia khóa tập huấn hôm nay, phần đông đã có thể cho học sinh đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, quá trình dạy học trực tiếp, một số tỉnh phát sinh ca nhiễm mới nên lại chuyển từ "vùng xanh" thành "vùng đỏ". Tình trạng này có thể còn xuất hiện trong thời gian tới.
Bộ GD-ĐT xác định phải chuyển trạng thái, từ dạy học trực tuyến/dạy học qua truyền hình, là giải pháp tình thế sang chủ động, có kế hoạch dạy học theo hình thức này. Đây cũng là cách để ngành giáo dục có thể đạt được 3 mục tiêu: an toàn vì dịch, hoàn thành chương trình năm học và kiên trì mục tiêu chất lượng.
Nỗ lực để học sinh học trực tuyến tử tế, chất lượng
Để tạo điều kiện cho học sinh học trực tuyến, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã phát động chương trình quyên góp, ủng hộ "Sóng và máy tính cho em". Hệ thống bài giảng điện tử, bài giảng trên truyền hình theo môn học/cấp học đã và đang được Bộ GD-ĐT phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng, phát sóng, và tiếp tục vận động xây dựng, đóng góp video bài giảng này, sẽ cung cấp nguồn học liệu phong phú, chất lượng, để nhà trường tham khảo, sử dụng.
Ngành giáo dục cũng nỗ lực hết sức để giúp học trò học trực tuyến tử tế, chất lượng.
Đặc biệt, với quan điểm kiên trì mục tiêu chất lượng thì song song với nâng cao chất lượng dạy học trực tiếp, Bộ GD-ĐT xác định phải đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến. Khóa tập huấn hôm nay, chính là một giải pháp để phát triển năng lực dạy học trực tuyến cho giáo viên, từ đó nâng cao được chất lượng dạy học theo hình thức này.
"Hiệu quả của một công việc được tính bằng tích của 3 chữ làm: biết làm - tức có năng lực sự phạm để dạy học trực tuyến; có điều kiện để làm - tức có đủ trang thiết bị, đường truyền cần thiết để giáo viên, học sinh học tập; và có động lực để làm. Quan trọng là nếu một trong 3 thừa số bằng 0 thì tích cũng bằng 0.
Do đó, chúng ta cần đồng thời đảm bảo 3 yếu tố, để đạt được chất lượng dạy học trực tuyến tốt nhất", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Nếu lực lượng y tế đang "căng mình" ở tuyến đầu chống dịch, thì ngành giáo dục cũng nỗ lực hết sức để giúp học trò dù không thể đến trường vẫn không ngừng việc học và được học một cách tử tế, chất lượng.
Với tinh thần như thế, Thứ trưởng mong muốn các cán bộ, giáo viên khi tham gia tập huấn sẽ phát huy năng lực, trách nhiệm, cố gắng học tập tốt nhất để đạt mục tiêu cuối cùng là biết cách dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình hiệu quả, chất lượng.
Được biết trong tháng 9 này, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tổ chức 2 khóa tập huấn về dạy học trực tuyến/qua truyền hình cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cấp Tiểu học của các tỉnh còn lại; đan xen với đó là các khóa tập huấn cho đội ngũ nhà giáo cấp THCS, THPT của 63 tỉnh thành phố.
Lai Châu: Dạy - học linh hoạt khi F0 tăng Dịch bệnh ở tỉnh Lai Châu đang diễn biến phức tạp khi số ca F0 mới trong trường học liên tục tăng cao. Tiết học Toán của cô trò Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn. Địa phương này đã kịp thời thích ứng, linh hoạt lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp để đảm bảo tiến...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo của Tổng thống Trump với tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới
Thế giới
13:02:43 09/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 24: An bắt quả tang Việt bắt nạt em rể tương lai
Phim việt
13:02:40 09/04/2025
Chị Đẹp hát bằng "ngón chân" nay hóa "thiên thần sa ngã", mê hoặc khán giả bằng âm nhạc và vũ đạo ma mị
Nhạc việt
12:56:42 09/04/2025
Hoa hậu Đỗ Hà xác nhận hạn chế hoạt động nghệ thuật, có 1 việc làm giống hệt dâu hào môn Phương Nhi
Sao việt
12:53:52 09/04/2025
Đang cắt cỏ, người đàn ông đụng trúng vật thể lạ: Chuyên gia xem ảnh lập tức phong tỏa nguyên con phố
Lạ vui
12:53:36 09/04/2025
Trung Quốc sắp vận hành 'lò luyện' robot hình người đầu tiên
Sức khỏe
12:53:26 09/04/2025
Bóc giá chi tiết căn bếp đầu tư 130 triệu: Có nhiều món đồ ưng ý được cư dân mạng khen nức nở!
Sáng tạo
12:50:56 09/04/2025
Nữ diễn viên hạng A có 3 con lên truyền hình tuyên bố sốc: "Tôi bỏ chồng rồi, cân nhắc ly hôn"
Sao châu á
12:47:18 09/04/2025
Tình trạng hỗn loạn bên dưới đoạn video cực hay của Justin Bieber và hôn phu Selena Gomez, ai xem cũng thấy ngại giùm!
Nhạc quốc tế
12:44:01 09/04/2025
3 nàng WAGs hot nhất làng bóng đá đọ dáng sau sinh: Yến Xuân, Doãn Hải My và Chu Thanh Huyền ai đỉnh nhất?
Sao thể thao
12:23:07 09/04/2025