Gỡ “khó” ở ngôi trường quá tải sĩ số
GD&TĐ – Sĩ số lớp học đầu cấp quá đông, đặc biệt là học sinh lớp 1 ở một số trường tiểu học (TH) tại Hà Nội đang khiến dư luận quan tâm liệu sẽ ảnh hưởng ra sao tới chất lượng giáo dục. Để giải bài toán này đòi hỏi các trường có số HS đầu vào quá tải phải nỗ lực tháo gỡ đồng loạt trên nhiều phương diện: Từ cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng đội ngũ, tinh thần trách nhiệm nhà giáo…
Đảm bảo tốt nhất hoạt động bán trú dù sĩ số HS tăng đột biến. Ảnh: Việt Cường
Không để HS không có chỗ học
Thực tế cho thấy, một số trường trên địa bàn Hà Nội có sĩ số học sinh lớp 1ngoài 60. Tuy nhiên, sự quá tải này được cho là bất khả kháng bởi nhiều nguyên nhân như tăng dân số cơ học; bùng nổ sĩ số vào năm sinh tuổi “vàng”; phụ huynh học sinh (PHHS) cùng dồn con vào học ở một khu vực nhất định… Nhiều nơi, chỉ tính số học sinh học đúng tuyến thì sĩ số vẫn cao đột biến. Một số khu vực thuộc quận Thanh Trì, Hoàng Mai, Thanh Xuân năm nay có sĩ số lớp 1 tăng mạnh so với vài năm trước.
Trường TH Phan Đình Giót – (quận Thanh Xuân, Hà Nội) là một trường nằm trong số trường có tỉ lệ học sinh lớp 1 tăng đột biến năm học 2018 – 2019. Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc – Hiệu trưởng cho biết: Từ tháng 1/2018, UBND phường Thượng Đình đã báo con số dự tuyển hơn 500 HS trong khi theo biên chế trường chỉ tuyển sinh 408 chỉ tiêu. Sĩ số ban đầu chia trung bình vượt quá số quy định HS/lớp của Bộ GD&ĐT.
Học sinh đúng tuyến phường Thượng Đình đến ngày tuyển sinh tiếp tục có sự biến động số lượng. Đặc biệt, nếu những năm trước, HS ở các khu chung cư cao cấp trên địa bàn, PHHS thường có tâm lý và nhu cầu cho con học trường ngoài công lập thì năm nay đều chọn Trường TH Phan Đình Giót để gửi gắm con em mình bởi chất lượng của trường được khẳng định. Điều đó cũng khiến lượng HS tăng lên ngoài dự kiến.
Từ số lượng ban đầu dự tính tuyển 8 lớp với 408 HS, nhưng để đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em trong khu vực trường buộc phải tuyển tăng lên 522 HS/9 lớp (tăng 114 HS, trung bình: 58 HS/lớp). “Đa số HS trúng tuyển đều đúng tuyến. Chúng tôi không thể vì khó khăn nhất định mà từ chối quyền học tập chính đáng tại trường của học sinh. Quan trọng là tìm cách gỡ khó để chất lượng giáo dục được đảm bảo” – bà Nguyễn Thị Kim Ngọc khẳng định.
Hiệu trưởng Trường TH Phan Đình Giót – Nguyễn Thị Kim Ngọc. Ảnh: Việt Cường
Không để sĩ số ảnh hưởng chất lượng
Khai giảng năm học mới đã diễn ra gần 3 tuần, sự tích cực tháo gỡ khó khăn được ghi nhận tại trường. Trước hết, số lượng giáo viên phụ trách dạy lớp 1 được BGH trường dự trù đúng và đủ khi dự báo HS đông hơn mọi năm. Công tác rà soát đội ngũ được tiến hành sớm. Số giáo viên có thâm niên, chuyên môn dạy lớp 1 tốt nhất được dự trù và bố trí đủ vào dạy lớp 1…
Video đang HOT
Theo khẳng định của Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Ngọc: Vấn đề phòng học và phòng chức năng cũng sẽ được giải quyết triệt để vào năm sau khi công trình 4 tầng mới đã được UBND quận Thanh Xuân phê duyệt, đã chuẩn bị khởi công xây dựng và hoàn thiện vào 8/2019 sẽ tăng thêm số phòng học, phòng chức năng cho trường. Chắc chắn năm học sau, cơ sở vật chất sẽ không còn là trở ngại để Trường TH Phan Đình Giót tiếp tục hoàn thiện và khẳng định chất lượng giáo dục.
Ban đầu, sĩ số 522 HS lớp 1 chia đều 7 lớp, nhưng để giảm tải sĩ số HS trên lớp, trường đã tăng thành 9 lớp 1. Số HS được chuyển sang lớp thứ 9 PHHS được quyết định và tự nguyện. Trường hợp HS chuyển sang học một vài buổi nhưng vì lý do nào đó có nguyện vọng quay về lớp cũ vẫn được trường chấp nhận tránh tâm lý bị ép buộc bị chuyển đi hay phải học lớp “thêm”. Hiện tại, lớp 1 đông nhất của trường là 58 HS; lớp ít nhất 49, và PHHS yên tâm, đồng thuận với nhà trường trong cách giảm sĩ số HS trên lớp.
Về CSVC, với dự báo tăng đột biến từ đầu năm 2018, BGH trường đã đi trước trong việc dự trù, sửa chữa tăng thêm 2 phòng học, bàn ghế, thiết bị giảng dạy. Việc dự trù và chuẩn bị chủ động, chính xác cho 2 lớp học này đã đảm bảo tốt cho hoạt động học tập và bán trú của HS tại trường.
Tuy nhiên, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Ngọc cho rằng: Mặc dù BGH, GV nhà trường đã chuẩn bị tốt nhất về CSVC, đội ngũ cho HS đầu vào lớp 1 và HS toàn trường song khó khăn nhất định cũng không tránh khỏi. Với tổng diện tích trường học 5.932m2 thì các hoạt động ngoài trời cùng một lúc của HS toàn trường gần như không thể. Trừ giờ chào cờ, HS toàn trường có thể tập trung cùng lúc còn lại học tập ngoại khóa, hoạt động thể chất, học trải nghiệm ngoài sân trường… đều phải bố trí luân phiên theo khối lớp, thời gian phù hợp; Giờ giải lao HS vẫn phải chơi ở hành lang lớp học thay vì ngoài sân trường…
Về cơ sở vật chất, trường thiếu hai phòng chức năng: Văn phòng và thể chất vì được trưng dụng làm phòng học. Hiện tại phòng Hiệu trưởng chung với văn phòng; Nhà thể chất được ngăn theo 3 khu để kiêm nhiệm thành 3 phòng: Hội đồng sư phạm; phòng đồ dùng dạy học; phòng thư viện.
Tuy nhiên theo ghi nhận, những khó khăn do quá tải sĩ số mang lại tại Trường TH Phan Đình Giót (Thanh Xuân – Hà Nội) ở thời điểm này về cơ bản đã được nhà trường khắc phục tốt. Hạn chế tối đa những ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học của GV, HS.
Theo Giáo dục Thời đại
Sĩ số quá đông, thổi bùng tiêu cực giáo dục
Sĩ số quá đông, vô tình thổi bùng ngọn lửa tiêu cực trong giáo dục. Dạy thêm, học thêm trái phép ở bậc tiểu học dù hoàn toàn bị cấm.
LTS: Cho rằng, sĩ số lớp học quá đông vô tình sẽ thổi bùng ngọn lửa tiêu cực trong giáo dục, từ đó tình trạng dạy thêm, học thêm sẽ ngày một phát triển, tác giả Sơn Quang Huyến đưa ra bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Bất hợp lý trong giáo dục đang xảy ra giữa nông thôn và thành thị. Ở nông thôn quy mô trường lớp đang thu hẹp về sĩ số, số lớp, số trường.
Ngoài nguyên nhân giảm biên chế 10% cho đạt chỉ tiêu, giáo viên là đối tượng dễ nhất khi áp dụng.
Nguyên nhân chủ yếu là do phân bố dân cư đang có biến động quá lớn giữa nông thôn và thành thị.
Ngược lại, thành phố đang đòi hỏi số trường, số lớp tăng lên. Đòi hỏi này khó đáp ứng được trong thời gian ngắn, vì thế giải pháp tăng sĩ số học sinh/lớp là lựa chọn của các nhà quản lý.
Sĩ số lớp học quá đông sẽ làm nảy sinh tiêu cực trong giáo dục (Ảnh minh họa: laodong.vn).
Gia tăng dân số cơ học, quy hoạch dân cư vì lợi ích nhóm, phá sản mọi tính toán của ngành giáo dục.
Bức tranh giáo dục trở nên "nhem nhuốc" hơn, đầu năm học sỹ số vượt quá luật giáo dục và sự tưởng tượng phong phú nhất của mọi người (gần bảy chục học sinh/lớp).
Mô hình giáo dục của mầm non phải đưa lên, hai cô cùng dạy một tiết trong một lớp.
Quy mô học sinh, giáo viên này không thể có "nhà sư phạm", "nhà tâm lý nào" tiên đoán để viết phương pháp, tâm lý cho giáo viên áp dụng.
Thực tế hiển hiện trước mắt, các nhà "phụ huynh học" đã bắt đầu cuộc đua "dành cô giáo" cho con mình.
Nhiều phụ huynh tin tưởng vào sự hướng dẫn của giáo dục, không cho trẻ chữ trước chương trình đã trở nên hoảng loạn thật sự.
Cháu của tôi đang trách móc tôi khi không cho con của cháu học trước chương trình. Hốt hoảng, cháu đã mời giáo viên dạy trước cho con mình.
Cháu bảo: Khoa học hay không cháu không biết, nhưng cháu biết chắc chắn một điều, cô giáo không thể dạy con cháu viết, đọc được khi sĩ số như thế.
Sĩ số quá đông, vô tình thổi bùng ngọn lửa tiêu cực trong giáo dục. Dạy thêm, học thêm trái phép ở bậc tiểu học dù hoàn toàn bị cấm.
Phân biệt đối xử với học sinh, khi gia đình có điều kiện quan tâm giáo viên và không có điều kiện.
Học sinh sẽ chán nản học tập ngay từ đầu đời, sẽ trở nên "căm thù giáo dục", suốt ngày phải học ở trường rồi lại học thêm.
Thực tế nhức nhối đó, buộc phụ huynh có con sang năm vào lớp một, năm nay phải cho con học trước chương trình. Mọi lý luận giáo dục đã phá sản!
Giải pháp nào cho tình trạng quá tải này ở lớp một năm nay?
Học sinh cần giáo viên quan tâm, nhất là các em học sinh lớp một rất cần sự quan tâm của giáo viên về mọi mặt.
Ưu tiên cho lớp một phải đặt lên hàng đầu mới xây dựng được "nền móng" vững chắc nhất cho giáo dục cá nhân.
Nếu trường học hai buổi/ngày nên chia học sinh lớp một thành hai lớp, chuyển sang học một buổi.
Nếu nhà trường duy trì hai buổi/ngày nên giảm số lớp 3, 4, 5 tăng số lớp 1. Bởi, các em học sinh các lớp 3, 4, 5 đã có khả năng tự học tốt hơn, giáo viên đã phân loại được học sinh, sắp xếp học sinh khá giỏi kèm cặp học sinh yếu.
Làm như thế, biên chế giáo viên không đổi mà vẫn ưu tiên được học sinh lớp một.
Trên tầm vĩ mô, nhà nước có quy hoạch phát triển các khu công nghiệp về nông thôn. Giảm được người dân nông thôn di dân về đô thị kiếm việc làm. Giảm áp lực dân số lên giáo dục.
Quy hoạch đô thị, coi trọng quy hoạch giáo dục, tăng phát triển đô thị vệ tinh. Thực sự coi, giáo dục là quốc sách hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội.
Theo giaoduc.net.vn
Bình Định: Thiếu hơn 700 giáo viên mầm non, mẫu giáo Năm học 2018 - 2019, nhiều trường mầm non, mẫu giáo trong tỉnh Bình Định không thể triển khai việc dạy 2 buổi/ngày cho trẻ, không thể tổ chức lớp bán trú. Giáo viên bị "quá tải" do phải một mình phụ trách một lớp bán trú, trong khi các trường không thể tuyển thêm vì đủ... chỉ tiêu. Theo thống kê chưa...