Gỡ khó khi triển khai Chương trình Sách giáo khoa mới
Năm học 2021 – 2022, các trường tiểu học và THCS thực hiện Chương trình GDPT 2018 với khối lớp 1, lớp 2 và lớp 6.
Cô trò Trường Tiểu học Trần Phú, TP Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: NTCC
Tuy còn nhiều thiếu thốn, bỡ ngỡ và khó khăn, song các nhà trường tại Hải Phòng, Quảng Ninh vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm để hoàn thành mục tiêu chương trình đề ra, có thêm nhiều bài học cho năm học mới.
Khắc phục khó khăn
Cô Nguyễn Thị Thu Hồng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng – cho hay, thực hiện Chương trình SGK mới, nhà trường lựa chọn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau thời gian dạy học với học sinh lớp 1 và lớp 2, nhà trường nhận thấy học sinh nắm bắt kiến thức tốt.
Nhưng với đặc thù xã nông thôn nhỏ nhất huyện, điều kiện sống của người dân còn nhiều khó khăn. Hầu hết, cha mẹ trẻ làm nghề nông nghiệp, hoặc công nhân nên trẻ không được chăm lo chu đáo. Chuyện học hành của trẻ phụ huynh đều giao phó cho giáo viên.
Trường có 220 học sinh, cơ sở vật chất được xây dựng từ lâu, diện tích phòng học nhỏ nên dù chỉ có 44 học sinh lớp 1 và 40 em lớp 2 nhưng trường vẫn phải biên chế thành 2 lớp học. Theo đúng quy định của chương trình mới, Trường Tiểu học Vĩnh Phong còn thiếu 2 giáo viên dạy văn hóa.
Sau 2 năm thực hiện thay sách, chất lượng giáo dục của Trường Tiểu học Trần Phú nâng lên so với những năm trước. Thầy cô có nhiều đổi mới, sáng tạo trong thích ứng với dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Học sinh mạnh dạn, tự tin, bắt nhịp vào môi trường giáo dục mới, chủ động trong việc học. Các em được rèn luyện nhiều kĩ năng, trong đó với học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng giao tiếp được phát triển.
Theo cô Hồng, những khó khăn kể trên nhà trường đều có thể khắc phục được để bảo đảm theo đúng tiến độ và chất lượng chương trình. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là đại dịch Covid-19 khiến một số học sinh của trường mắc bệnh và phải học onilne. Ít gia đình có máy tính cho trẻ, chủ yếu dùng bằng điện thoại cho con học, trong khi ban ngày phụ huynh đi làm nên cô trò chỉ có thể onilne vào buổi tối. Học sinh lớp 1, lớp 2 nếu không có sự giám sát của phụ huynh thì chất lượng giáo dục không thể đáp ứng.
Video đang HOT
Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) nằm trong xã vùng sâu Vàng Danh. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II và chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ III vào năm 2017. Khi thực hiện chương trình mới, nhà trường có nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, đủ phòng học và bàn ghế cho 30 lớp học 2 buổi/ngày.
Theo thầy Nguyễn Trung Dũng, Hiệu trưởng, để thực hiện tốt chương trình mới, trường ưu tiên mọi nguồn lực cho học sinh đầu cấp. Trường tăng cường tham mưu, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, tập trung bồi dưỡng đội ngũ, tích cực đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế, dù địa bàn còn nhiều khó khăn, có nhiều con em người dân tộc thiểu số nhưng tỷ lệ học sinh đến trường đạt 100%.
Thầy Dũng cũng cho rằng, khó khăn lớn nhất của nhà trường là 2 năm gần đây dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục. Nhiều hoạt động được xây dựng nhưng không được tổ chức quy mô rộng.
Sau 2 năm thực hiện thay sách, chất lượng giáo dục của Trường Tiểu học Trần Phú nâng lên so với những năm trước. Thầy cô có nhiều đổi mới, sáng tạo trong thích ứng với dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Học sinh mạnh dạn, tự tin, bắt nhịp vào môi trường giáo dục mới, chủ động trong việc học. Các em được rèn luyện nhiều kĩ năng, trong đó với học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng giao tiếp được phát triển.
Giờ học theo chương trình mới, học sinh được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. Ảnh minh họa.
Đi đầu đổi mới
Năm học này, Trường THCS Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng) có 650 học sinh, trong đó có 179 học sinh lớp 6. Cô Vũ Thị Mai Hương – Hiệu trưởng nhà trường – chia sẻ: Tuy ở vùng nông thôn, còn nhiều khó khăn so với các trường học ở nội thành, nhưng đổi lại nhà trường có thuận lợi từ sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên của trường yêu nghề, giàu kinh nghiệm và tiên phong đổi mới.
Cái khó nhất với nhà trường là bố trí đội ngũ dạy học môn liên môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Tuy nhiên, quá trình triển khai nhà trường đã linh hoạt bố trí giáo viên đúng chuyên ngành dạy học theo phân môn.
Quá trình nghiên cứu môn học, cô Nhung nhận thấy, liên môn Khoa học tự nhiên có nhiều ưu điểm. Môn học góp phần gắn kết những kiến thức khoa học với cuộc sống, quan tâm tới những nội dung gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào tình huống thực tế.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung, giáo viên môn Hóa Lý của trường là người giàu kinh nghiệm trong công tác. Cô là một trong những giáo viên tiên phong đổi mới và đảm nhiệm dạy môn Khoa học tự nhiên. Cô Nhung được phân công dạy phân môn Hóa học, Vật lý; phân môn Sinh học có một giáo viên khác phối hợp.
Quá trình nghiên cứu môn học, cô Nhung nhận thấy, liên môn Khoa học tự nhiên có nhiều ưu điểm. Môn học góp phần gắn kết những kiến thức khoa học với cuộc sống, quan tâm tới những nội dung gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào tình huống thực tế.
Cô Nhung tích cực sinh hoạt chuyên môn theo cụm, theo huyện để tìm giải pháp thực hiện tốt chương trình. Quá trình đó cô giáo đã mạnh dạn lên lớp chuyên đề với bài dạy: Tiết 20 (Bài 11): Oxygen – Không khí.
Theo cô Nhung, bài dạy này rất hay. Bài học không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về oxygen và tầm quan trọng của oxygen trong cuộc sống; sự cháy và quá trình đốt cháy nguyên liệu. Qua đó, học sinh còn được thực hành xác định thành phần phần trăm về thể tích của oxygen trong không khí. Bài học giúp trò phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực làm việc nhóm, giao tiếp và hợp tác. Qua đó rèn phẩm chất chăm chỉ, chịu khó, ham tìm tòi, học hỏi và cẩn thận trong thực hành thí nghiệm.
Cô Vũ Mai Hương cho biết thêm, trăn trở với đội ngũ giáo viên lớp 6 là bước vào chương trình mới làm thế nào để xâu chuỗi kiến thức. Vì thế, thầy cô khá vất vả để kết hợp chiều dọc, chiều ngang của kiến thức để đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn. Thuận lợi với Trường THCS Kiến Thiết là học trò phải học online chỉ 3 tuần (từ 9 – 25/2), vì vậy mọi hoạt động giáo dục không bị ảnh hưởng nhiều. Với những học sinh bị F0 giáo viên chủ động lịch bồi dưỡng cho các em vào buổi chiều. Nhà trường tự tin với chất lượng giáo dục.
Trong cái khó “ló” cái hay, thực hiện chương trình mới với tích hợp nhiều phương pháp, đồng thời dịch bệnh buộc thầy cô phải thay đổi cách tư duy giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Từ đó một số tài năng của giáo viên về công nghệ được khai phá. Có những thí nghiệm ảo các môn như Vật lý, Hóa học được thực hiện trên không gian mạng khiến học sinh thích thú. Nhiều môn học nhờ công nghệ thông tin mà giáo viên xây dựng được những clip hay giới thiệu đến học sinh khiến cho môn học đa dạng, hấp dẫn. - Cô Vũ Thị Mai Hương
Dạy học không phụ thuộc sách giáo khoa
Theo quan điểm của các chuyên gia giáo dục, giáo viên có quyền sáng tạo, không lệ thuộc vào sách giáo khoa (SGK) trong quá trình giảng dạy. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT), Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho phép điều này. Vậy muốn thoát ly SGK, giáo viên phải làm gì?
Ảnh minh họa.
Không nên lựa chọn một bộ sách giáo khoa
Hiện nay UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt danh mục SGK của từng khối lớp sử dụng cho từng năm học, trong đó mỗi môn có từ 1 đến 2, 3, 4 đầu sách do các tác giả khác nhau biên soạn. Các nhà trường từ danh mục này sẽ lựa chọn bộ sách dùng tại trường mình. Như vậy, nếu danh mục càng đa dạng thì các nhà trường càng có nhiều thuận lợi trong việc chọn sách để dạy. Ngược lại, nếu môn học nào chỉ "phích cứng" một đầu sách duy nhất dùng chung cho toàn thành phố thì rất khó cho việc giảng dạy.
Nhìn từ danh mục SGK lớp 2 do UBND TP Hà Nội phê duyệt cho năm học 2021-2022 có thể thấy, trong 19 tên sách được phê duyệt, nhiều môn học có 2 đầu sách để các trường lựa chọn. Các môn học chỉ có 1 đầu sách là Tiếng Việt, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm. Riêng SGK Tiếng Anh có tới 6 đầu sách khác nhau được phê duyệt. Tương tự, nhiều địa phương cũng phê duyệt danh mục SGK với một số môn học chỉ có 1 đầu sách.
Trên thực tế, chủ trương xã hội hóa SGK đã rất rõ với một môn học có thể có nhiều SGK để lựa chọn. Song nếu thành phố, địa phương đưa ra danh mục mỗi môn học chỉ có 1 đầu sách thì rõ ràng quyền lựa chọn của các cơ sở là không có!
Nhìn nhận vấn đề này, bà Hà Ngọc Thủy - Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng: Hội đồng thẩm định đưa ra danh mục SGK đã được Bộ GDĐT phê duyệt là những tư liệu dạy học chất lượng, uy tín và đáp ứng được mục tiêu của chương trình GDPT. Vì vậy không có bộ SGK nào giảm chất lượng do việc lựa chọn. Và quan niệm về SGK cũng cần đôi chút thay đổi. SGK nên hiểu là tài liệu tham khảo để thầy cô dạy theo chương trình.
SGK không phải chương trình, càng không phải pháp lệnh. Cần phải hiểu đó là những tài liệu tham khảo để dạy theo chương trình. Việc thống nhất lựa chọn một bộ sách chung để giảng dạy ở các quận huyện thì không làm mất đi quyền lựa chọn của các thầy cô giáo về chọn những bài hay, những phương án dạy tốt hay là thông tin hay từ những bộ sách khác nhau. Nó cũng không tước đi quyền chủ động của thầy cô mà thầy cô hoàn toàn có thể tận dụng song song nhiều bộ SGK để giảng dạy.
Theo bà Thủy, các trường và thầy cô nếu có thể thì không nên lựa chọn một bộ SGK duy nhất mà có thể tham khảo, tận dụng song song nhiều bộ. Bởi chất lượng đến từ giáo dục chứ không phải là lựa chọn bộ sách nào.
Dạy theo hướng mở
Trước đó, năm học 2017-2018, Bộ GDĐT từng có văn bản gây "sốc" dư luận khi quy định "Tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK". Thời điểm này chưa có chương trình GDPT mới nhưng việc Bộ GDĐT "cấm" dạy những nội dung ngoài SGK cũng đã gây ra những phản ứng dữ dội, hầu hết các ý kiến đều cho rằng tư duy quá coi trọng SGK, coi đó là cẩm nang trong dạy học đã rất lỗi thời. Sau đó, Bộ GDĐT đã giải thích, hướng dẫn việc thực hiện công văn này.
Có thể hiểu SGK là văn bản quan trọng nhưng kiến thức không chỉ nằm trong một bộ SGK mà có thể từ nhiều nguồn khác nhau, thầy cô và học sinh đều có thể tìm thấy ở trên mạng, các kênh truyền thông hay trong đời sống... PGS Chu Cẩm Thơ - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, khẳng định: Một giáo viên thực sự có trách nhiệm sẽ không phụ thuộc hoàn toàn vào SGK để giảng dạy. Họ sẽ là người tìm tòi các nguồn tài liệu, học liệu khác nhau để phù hợp với từng đối tượng học sinh, phong phú cho bài giảng của mình. Nhờ vậy mới có thể bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu...
Kinh nghiệm từ Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), để dạy học không phụ thuộc vào SGK đó là nhà trường đã chủ động nghiên cứu chương trình. Trong đó, nhà trường cụ thể hóa những nội dung và phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của người học. Đó là tổ chức dạy theo hướng mở và tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình xây dựng bài học theo cách học sinh đóng vai là thầy cô, phát huy hứng thú, hợp tác nhóm và năng lực sử dụng công nghệ thông tin nhạy bén.
Bên cạnh đó, việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp, nội dung giảng dạy cũng là vấn đề cần được các trường coi trọng. Trong đó, việc tập huấn cho giáo viên căn cứ vào chương trình thay vì tập huấn dựa vào SGK như trước đây khi chưa có chương trình tổng thể.
TS Nguyễn Minh Giang - Giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho biết, với chương trình GDPT 2018, giáo viên sẽ được tìm hiểu cặn kẽ chương trình môn học, các tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt... Cách bồi dưỡng này có điểm tích cực là giúp giáo viên thoát được lối mòn cũ mà SGK trước đây đã mặc định.
Lọt 'sạn' trong SGK: Cần làm rõ trách nhiệm và có chế tài xử lý Đến thời điểm này, Bộ GDĐT đã triển khai thực hiện "một chương trình, nhiều sách giáo khoa" sang năm học thứ hai, ở các lớp 1, 2 và lớp 6. Năm học 2022 - 2023, chương trình sẽ tiếp tục thực hiện ở lớp 3, 7 và 10. Tuy nhiên, công tác biên soạn, thẩm định, góp ý SGK vẫn còn nhiều...