Gỡ khó cho trường chuẩn quốc gia
Một trong những nhiệm vụ ngành giáo dục và đào tạo TPHCM đặt ra trong năm học 2020-2021 là tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Đến nay, mục tiêu này đang đứng trước nhiều thử thách, đòi hỏi sự chủ động vào cuộc, tích cực phối hợp của nhiều tổ chức, đoàn thể xã hội.
Áp lực quá lớn về sĩ số
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2020-2021, bậc học có tỷ lệ trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia cao nhất là bậc tiểu học (TH) với 71/500 trường (tỷ lệ 14,20%). Kế đến là bậc mầm non với 169/1.346 trường (12,56%), hai bậc THCS và THPT có tỷ lệ trường chuẩn quốc gia tương ứng là 28/280 trường (10%) và 4/199 trường (2,01%). Toàn thành phố mới có 16 trường mầm non, 13 trường TH, 10 trường THCS và 3 trường THPT đạt chuẩn tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
Học sinh tham gia CLB ngoại khóa tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1 – đơn vị thực hiện mô hình tiên tiến hiện đại.
Có thể thấy kết quả này còn khá khiêm tốn so với mục tiêu đặt ra của ngành giáo dục là đến cuối năm 2020, thành phố có 25% trường mầm non và TH, 15% trường THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia, mỗi quận, huyện có ít nhất 2 trường học đạt chuẩn tiên tiến, hiện đại ở mỗi bậc học.
Lý giải thực tế này, một cán bộ Phòng GD-ĐT quận 12 cho biết, địa phương gặp khó trong việc duy trì sĩ số học sinh/lớp, đặc biệt tại khu vực đông người dân nhập cư. Mới đây, hàng loạt trường mầm non và TH phải duy trì sĩ số “khủng” từ 48 – 50 học sinh/lớp để giải quyết chỗ học cho hơn 1.000 học sinh không có hộ khẩu thường trú. Không riêng gì quận 12, nhiều trường mầm non và TH ở các quận trung tâm như quận 1, 3, 5, Bình Thạnh cũng “phá chuẩn” sĩ số để đáp ứng chỗ học cho người dân.
Chia sẻ với PV Báo SGGP, hiệu trưởng một trường TH ở quận 11 cho biết, theo quy định của Bộ GD-ĐT, thời hạn công nhận trường đạt chuẩn quốc gia là 5 năm kể từ ngày ký quyết định. Sau 5 năm, các trường phải tự đánh giá, làm hồ sơ trình các cấp để được kiểm tra, công nhận lại danh hiệu chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng trường nộp hồ sơ công nhận lại danh hiệu chuẩn quốc gia ở các quận, huyện chỉ… đếm trên đầu ngón tay. Có trường hợp mới vừa được công nhận chuẩn quốc gia năm học này thì năm học sau đó đã chấp nhận phá chuẩn (35 học sinh/lớp) vì áp lực sĩ số.
“Nếu xét riêng hai tiêu chí là hiệu suất đào tạo và trình độ giáo viên thì các trường đều đáp ứng, thậm chí vượt chuẩn quy định. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị đều vướng quy định về diện tích sân chơi, tổng số lớp học và sĩ số học sinh/lớp. Vì vậy, thay vì đặt mục tiêu phấn đấu trường chuẩn quốc gia, chúng tôi tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp tình hình thực tế tại các đơn vị”, trưởng phòng GD-ĐT một quận ở trung tâm thành phố bày tỏ.
Tại huyện Củ Chi, các trường học đều được quan tâm sửa chữa hàng năm để tránh xuống cấp, huy động sự giúp đỡ từ các nguồn lực xã hội như tổ chức, đoàn thể tại địa phương nhằm bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Sau gần 5 năm thực hiện (2015-2020), các tổ chức, đoàn thể, mạnh thường quân đã hỗ trợ 992 triệu đồng để cải tạo cơ sở vật chất, trang bị đồ chơi, góp phần rất lớn vào việc hoàn thiện môi trường giáo dục theo chuẩn quy định.
Tăng cường nguồn lực xã hội hóa
Video đang HOT
Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng trường chuẩn quốc gia, cô Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Sen (quận Gò Vấp) cho biết, xuất phát điểm là một ngôi trường xây dựng vào năm 1975, đưa vào sử dụng từ năm học 1978-1979 với nhiều hạn chế về cơ sở vật chất và trình độ giáo viên. Sau hơn 40 năm nỗ lực, đơn vị đã từng bước “thay áo mới”, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và hiện đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Cô Nguyễn Thị Mỹ Lệ bày tỏ, đơn vị chủ động tham mưu lãnh đạo địa phương nhắc nhở các hộ dân xung quanh trường kiểm tra, tháo các bạt treo, dẹp bỏ nhiều vật dụng trên mái nhà, kiểm tra mái tôn nhằm đảm bảo an toàn sân chơi cho trẻ. Ngoài ra, đơn vị còn chủ động tham mưu Phòng GD-ĐT quận “ứng trước” kinh phí sửa chữa của năm học kế tiếp để khắc phục hạn chế về cơ sở vật chất, kịp thời đón học sinh đầu năm học mới.
Với cách làm khác, cô Ngô Thị Ngọc Hân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoàng Anh (quận Tân Phú) – đơn vị vừa được công nhận đạt chuẩn quốc gia vào tháng 5-2020, cho biết, trước hàng loạt khó khăn, nhà trường đã mạnh dạn giới thiệu cho cha mẹ học sinh có con trong độ tuổi lớp mầm (3 tuổi) và chồi (4 tuổi) đến học tại các lớp mẫu giáo độc lập, tư thục trên địa bàn phường, đồng thời vận dụng các biện pháp “dân vận” như kêu gọi mạnh thường quân chung tay hỗ trợ nhà trường một số hiện vật như chậu hoa, cây xanh, tranh vẽ, sơn nước, thiết bị thang leo, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giúp cha mẹ hoc sinh ngày càng tham gia tích cực hơn vào các hoạt động, phong trào của nhà trường.
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục THPT: Kinh nghiệm thực hiện hiệu quả
Việc quản lý và triển khai thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục THPT là một trong những nội dung và yêu cầu có tính chất bắt buộc được quy định tại Luật Giáo dục và Điều lệ trường.
Xuất phát thực tiễn công tác với mong muốn nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, xin nêu lên một vài ý kiến trong việc thực hiện công tác này.
Trường THPT Trần Phú nằm trong 11 trường đạt chất lượng nhất tại TPHCM.
Nắm vững quy định
Theo Luật Giáo dục năm 2019 và các văn bản quy định công nhận đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. Làm thế nào để thực hiện đúng quy trình, quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, để phát huy mặt tốt, tích cực, kịp thời điều chỉnh những mặt chưa tốt tại cơ sở giáo dục luôn là vấn đề đặt ra đối với công tác quản trị.
Khi thực hiện công tác kiểm định, nhà quản lý, tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện cần nắm vững quy định về quy trình, tiêu chí, thành phần hồ sơ, tài liệu minh chứng theo từng nhóm tiêu chí.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích xác định cơ sở giáo dục đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Cơ sở giáo dục phải lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động, thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước, xã hội về thực trạng chất lượng của trường. Từ đó, để cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
Vì thế, kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ nhằm đạt được sự công nhận theo kiểu bảo đảm thành phần hồ sơ để được cấp giấy "chứng nhận" về mức độ kiểm định mà quan trọng hơn, là "cơ hội" để nhà quản lý, viên chức, nhân viên trong toàn cơ sở giáo dục tự đánh giá một cách trung thực, khách quan, toàn diện hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục của mình.
Từ đó, các cơ sở giáo dục có kế hoạch, giải pháp để cải tiến duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Các cơ sở giáo dục tuyệt đối tránh tình trạng "hình thức" theo kiểu bảo đảm hồ sơ, giấy tờ để cấp chứng nhận, bằng công nhận nhằm "trương bảng" "khoe bằng" đối với xã hội và phụ huynh.
Ở đây cần đi sâu phân tích đánh giá thực chất, soi rọi, xem xét một cách, nghiêm túc, khách quan hoạt động của cơ sở giáo dục theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí. Thông qua đó, người làm công tác kiểm định chỉ ra nguyên nhân tồn tại hạn chế, đề xuất giải pháp, sáng kiến không ngừng hoàn thiện cộng tác dạy học theo hướng bảo đảm chất lượng và cam kết với xã hội.
Chú trọng công tác tự đánh giá
HS Trường THPT Hải An - Hải Phòng. Ảnh: Nguyễn Dịu
Quan trọng trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục là khâu tự đánh giá hoàn thiện của cơ sở giáo dục (còn được gọi là đánh giá trong). Đây là quá trình các cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành để tự xem xét, đánh giá một cách khách quan, đúng thực trạng, thực chất về chất lượng các hoạt động giáo dục theo phương châm "chính mình mới biết rõ mình". Trên cơ sở đó, cơ sở giáo dục tự điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện theo đúng "thực chất", tránh tình trạng hồ sơ, báo cáo "giấy" để thực hiện thủ tục kiểm định.
Do vậy, người đứng đầu cơ sở giáo dục và các bộ phân có liên quan phải chủ động xây dựng kế hoạch, thời gian, tiến độ thực hiện việc kiểm định nhằm phân bổ nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, phân công con người phụ trách để đạt hiệu quả kiểm định cao nhất.
Việc đạt chất lượng kiểm định giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia được quy định cụ thể về thời hạn công nhận là 5 năm. Tuy nhiên, người quản trị trường học luôn phải hoàn thiện công tác quản lý sau khi kiểm định chất lượng giáo dục. Nên trong thời gian trên, người đứng đầu cơ sở giáo dục, viên chức, người lao động phải luôn luôn không ngừng nỗ lực, hoàn thiện các mặt tiêu chí và thực hiện chức trách, công việc, nhiệm vụ vì mục tiêu chung để giữ vững danh hiệu được cộng nhận. Đồng thời, cơ sở giáo dục tiếp tục phát huy để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao hơn, tránh tình trạng thỏa mãn bằng lòng với hiện tại.
Không chỉ là giấy chứng nhận
Kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ để được cấp giấy chứng nhận, cấp bằng công nhận theo các mức độ, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định mà bản chất là nhằm để cho cơ sở giáo dục tự đánh giá, xác định xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Người quản lý có thể lập kế hoạch cải tiến chất lượng, thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục. Qua đó, giúp cơ sở giáo dục nỗ lực trong hoạt động chuyên môn, học sinh nỗ lực học tập nhằm nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục đề ra.
Nắm vững quy định
HS Trường THPT Ngô Trí Hòa (Diễn Châu, Nghệ An). Ảnh: HồLài
Theo Luật Giáo dục năm 2019 và các văn bản quy định công nhận đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. Làm thế nào để thực hiện đúng quy trình, quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, để phát huy mặt tốt, tích cực, kịp thời điều chỉnh những mặt chưa tốt tại cơ sở giáo dục luôn là vấn đề đặt ra đối với công tác quản trị.
Khi thực hiện công tác kiểm định, nhà quản lý, tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện cần nắm vững quy định về quy trình, tiêu chí, thành phần hồ sơ, tài liệu minh chứng theo từng nhóm tiêu chí.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích xác định cơ sở giáo dục đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Cơ sở giáo dục phải lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động, thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước, xã hội về thực trạng chất lượng của trường. Từ đó, để cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
Vì thế, kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ nhằm đạt được sự công nhận theo kiểu bảo đảm thành phần hồ sơ để được cấp giấy "chứng nhận" về mức độ kiểm định mà quan trọng hơn, là "cơ hội" để nhà quản lý, viên chức, nhân viên trong toàn cơ sở giáo dục tự đánh giá một cách trung thực, khách quan, toàn diện hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục của mình.
Từ đó, các cơ sở giáo dục có kế hoạch, giải pháp để cải tiến duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Các cơ sở giáo dục tuyệt đối tránh tình trạng "hình thức" theo kiểu bảo đảm hồ sơ, giấy tờ để cấp chứng nhận, bằng công nhận nhằm "trương bảng" "khoe bằng" đối với xã hội và phụ huynh.
Ở đây cần đi sâu phân tích đánh giá thực chất, soi rọi, xem xét một cách, nghiêm túc, khách quan hoạt động của cơ sở giáo dục theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí. Thông qua đó, người làm công tác kiểm định chỉ ra nguyên nhân tồn tại hạn chế, đề xuất giải pháp, sáng kiến không ngừng hoàn thiện cộng tác dạy học theo hướng bảo đảm chất lượng và cam kết với xã hội.
Chú trọng công tác tự đánh giá
Quan trọng trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục là khâu tự đánh giá hoàn thiện của cơ sở giáo dục (còn được gọi là đánh giá trong). Đây là quá trình các cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành để tự xem xét, đánh giá một cách khách quan, đúng thực trạng, thực chất về chất lượng các hoạt động giáo dục theo phương châm "chính mình mới biết rõ mình". Trên cơ sở đó, cơ sở giáo dục tự điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện theo đúng "thực chất", tránh tình trạng hồ sơ, báo cáo "giấy" để thực hiện thủ tục kiểm định.
Do vậy, người đứng đầu cơ sở giáo dục và các bộ phân có liên quan phải chủ động xây dựng kế hoạch, thời gian, tiến độ thực hiện việc kiểm định nhằm phân bổ nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, phân công con người phụ trách để đạt hiệu quả kiểm định cao nhất.
Việc đạt chất lượng kiểm định giáo dục và công nhận kiểm định chất lượng được quy định cụ thể về thời hạn công nhận là 5 năm. Tuy nhiên, người quản trị trường học luôn phải hoàn thiện công tác quản lý sau khi kiểm định chất lượng giáo dục. Nên trong thời gian trên, người đứng đầu cơ sở giáo dục, viên chức, người lao động phải luôn luôn không ngừng nỗ lực, hoàn thiện các mặt tiêu chí và thực hiện chức trách, công việc, nhiệm vụ vì mục tiêu chung để giữ vững danh hiệu được cộng nhận. Đồng thời, cơ sở giáo dục tiếp tục phát huy để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao hơn, tránh tình trạng thỏa mãn bằng lòng với hiện tại.
Không chỉ là giấy chứng nhận
Kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ để được cấp giấy chứng nhận, cấp bằng công nhận theo các mức độ, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định mà bản chất là nhằm để cho cơ sở giáo dục tự đánh giá, xác định xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Người quản lý có thể lập kế hoạch cải tiến chất lượng, thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục. Qua đó, giúp cơ sở giáo dục nỗ lực trong hoạt động chuyên môn, học sinh nỗ lực học tập nhằm nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục đề ra.
Trước thềm năm học mới: Áp lực phòng chống dịch, tăng sĩ số, tiền SGK Nhiều áp lực gia tăng ngay trước thềm năm học mới 2020-2021 tại TPHCM, nhất là về việc đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, gia tăng số lượng học sinh và tiền sách giáo khoa... Học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Thọ, quận 12, TPHCM trong buổi tựu trường ngày 1/9 Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận...