Gỡ khó cho ngành giáo dục năm học mới
Đến nay, hệ thống trường lớp ở An Giang đã trải khắp 156/156 xã, phường, thị trấn, quy mô trường lớp tiếp tục được kiện toàn, bố trí lại ngày càng hợp lý hơn.
Tỉnh tiếp tục duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, tiểu học và THCS; tỷ lệ huy động học sinh (HS) các ngành học, cấp học hầu hết đạt khá cao so kế hoạch. Chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi THPTquốc gia được triển khai mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả tích cực… Bên cạnh đó, vẫn còn không ít khó khăn cần tháo gỡ để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Năm học này, ngành GD&ĐT An Giang tiếp tục triển khai các nhiệm vụ GD theo hướng đổi mới, phát triển toàn diện cho HS. Tỉnh đã xây dựng đề án triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập, trên quan điểm: giảm các cơ sở GD một cách hợp lý (giảm các trường có cự ly gần, quy mô quá nhỏ, dự báo nhiều năm không tăng quy mô bằng giải pháp sáp nhập, hình thành trường nhiều cấp học…); tiếp tục phát triển mới theo quy hoạch và nhu cầu học tập của người dân, sắp xếp lại sĩ số học sinh /lớp tiệm cận với quy định. Hạn chế hoặc không hình thành trường phổ thông có cấp học nếu điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo độc lập tương đối để tổ chức giảng dạy phù hợp. Việc tinh gọn bộ máy, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải có lộ trình riêng, trong đó nhiều ngành còn thiếu giáo viên so định biên. Tỉnh không thể áp dụng “cứng nhắc” lộ trình tinh giản 10% như các ngành khác (quy định mỗi năm cắt giảm theo lộ trình để đến năm 2021 giảm 10%) sẽ dễ dẫn đến thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.
Thời gian qua, việc sáp nhập một số trường tiểu học có quy mô nhỏ còn mang tính cơ học, do đơn vị sáp nhập không đáp ứng đủ điều kiện cơ sở vật chất, dẫn đến phát sinh điểm phụ (điểm lẻ), gây khó khăn quản lý. Trong khi đó, điều kiện hỗ trợ học tập tại điểm phụ không bằng điểm chính, gây khó khăn cho HS (do thiết bị, phòng tin học, thư viện… đều ở điểm chính) nên không tạo được sự bình đẳng trong học tập của HS.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Mặc dù có sự quan tâm để đầu tư trang thiết bị trường lớp hướng tới đạt chuẩn quốc gia, nhưng số trường đạt chuẩn hiện còn rất thấp so với chỉ tiêu. Đến cuối năm qua, có 52/182 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 28,57%), tăng 23 trường so với năm học trước; có 83/328 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 1 trường đạt mức độ 2 (tỷ lệ 25,38%), tăng 28 trường so với năm học trước; có 53/156 trường THCS đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 33,97%), tăng 25 trường so với năm học trước; có 18/48 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 37,5%), tăng 5 trường so năm học trước. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ phòng học xuống cấp khá cao, thiếu nhà vệ sinh đạt chuẩn… dẫn đến việc tổ chức bán trú cho trẻ gặp khó khăn. Một số cơ sở do diện tích chật hẹp, thiếu không gian bố trí môi trường giáo dục, gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chuyên đề.
Với những khó khăn của ngành GD tỉnh nhà, trước thềm năm học mới, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề xuất Trung ương tiếp tục duy trì các chương trình, dự án đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp để đảm bảo các mục tiêu phát triển GD. Về chính sách thực hiện lộ trình tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, đề nghị Bộ GD&ĐT sớm ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện cơ chế giá dịch vụ GD, đổi mới khung học phí GD mầm non, phổ thông theo hướng giãn cách rộng hơn, hướng đến tính đúng, đủ chi phí… để các trường công lập đẩy nhanh lộ trình tự chủ, tăng cường dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân gắn với xã hội hóa và cung cấp các dịch vụ GD.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình kiểm tra cơ sở vật chất, trường lớp đảm bảo phục vụ kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: HỮU HUYNH
Về đội ngũ: cần có chính sách thường xuyên luân chuyển giáo viên (quy định thời gian luân chuyển, chế độ đãi ngộ…) để điều hòa chất lượng lẫn số lượng đội ngũ giúp giải quyết tình trạng thừa thiếu cục bộ hiện nay. Đối với bậc học mầm non đang gặp nhiều khó khăn, cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ cho giáo viên mầm non để thu hút. Hiện, giáo viên bậc học mầm non chịu nhiều áp lực, ngoài dạy học còn phải nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, nhưng thu nhập lại thấp hơn các bậc học khác (hiện lương tuyển dụng lần đầu thấp, chỉ với hệ số 1,86, còn tập sự chỉ hưởng 85% lương ở mọi trình độ đào tạo). An Giang đang thiếu giáo viên mầm non, nếu không có chế độ đãi ngộ và chính sách thu hút sinh viên chọn ngành học mầm non thì sẽ gây ra tình trạng thiếu giáo viên kéo dài.
Để thực hiện thành công nhiệm vụ, mục tiêu phát triển GD&ĐT phải có sự quan tâm, đầu tư, chăm lo và đồng thuận của toàn xã hội. Sự phối hợp, ủng hộ của các cấp, ngành, địa phương, các đoàn thể, trong đó ngành GD&ĐT phải nêu cao vai trò chủ động, sáng tạo và quyết tâm cao. Tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm học mới, một số giải pháp lớn đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra, trong đó có việc địa phương phải rà soát lại quy hoạch mạng lưới trường lớp, nhất là hệ thống các trường mầm non, phổ thông; phải bố trí đủ quỹ đất để xây dựng mạng lưới trường học để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
Thủ tướng yêu cầu rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên theo hướng khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ hiện nay; có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đảm bảo tiêu chuẩn để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Về vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống HS, Thủ tướng yêu cầu các trường tăng cường phối hợp cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương phát huy vai trò của gia đình – nhà trường – xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò trung tâm. Thủ tướng yêu cầu ngành GD tiếp tục tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn nữa để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
HỮU HUYNH
Theo baoangiang
Khang trang những ngôi trường ở vùng cao Tây Bắc
Khu vực Tây Bắc có điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh còn nhiều thiếu thốn. Trong đó, hệ thống trường lớp phục vụ cho sự nghiệp giáo dục luôn là nỗi trăn trở của nhiều địa phương.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước cùng các chính sách hỗ trợ, những ngôi trường mới, khang trang mọc lên ở nhiều vùng núi cao. Học sinh vùng cao ríu rít đến trường.
Trường Tiểu học Tân Tiến (Bảo Yên, Lào Cai).
Khó có thể hình dung hết nỗi nhọc nhằn của thầy và trò vùng cao Tây Bắc cách đây hơn chục năm khi nhiều nơi phải dạy - học trong một lớp học tuềnh toàng bằng tre, nứa lá, mọi điều kiện phục vụ để đảm bảo cho học chữ, dạy chữ còn nhiều thiếu thốn. Nhiều điểm trường ở xa trung tâm chỉ là lớp học tạm được người dân dựng lên bằng cột tre và lợp lá cọ. Qua một trận mưa bão, lớp học xiêu vẹo, đổ nát khiến cho công việc học tập của học sinh vùng cao bị gián đoạn. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến giáo dục nói chung và giáo dục vùng cao nói riêng. Từ những điểm trường xa xôi của Tây Bắc cho đến các bậc học ở nhiều địa phương đều đã được đầu tư xây dựng lớp học kiên cố hóa, cấp đủ những trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học của thầy và trò nơi đây.
Giữa vùng đất khát, trường THPT số 2 Si Ma Cai (Lào Cai) được xây dựng với những lớp học kiên cố, khuôn viên đẹp và thoáng mát.
Những ngôi trường cao tầng, mái ngói đỏ tươi mọc lên bên sườn núi, bên ven suối, trên đỉnh núi hay giữa khu rừng xanh bạt ngàn. Có mơ nhiều người cũng không tin được rằng, đến một ngày, những ngôi trường khang trang, bề thế mọc lên giữa bản Tày, bản Mông này. Vậy mà, hiện thực đã hiện hữu qua những ngôi trường mới, đầy đủ tiện nghi và công trình. Có đủ bàn ghế mới, bảng mới, nền lát gạch hoa, mưa bão cũng không còn là nỗi lo nữa. Con em họ yên tâm cắp sách đến trường. Đến các tỉnh như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu... càng đi, càng lên núi, lại càng thấy những ngôi trường khang trang mọc lên. Đó là dấu hiệu vui cho sự học của vùng cao, những ngôi trường là mái ấm để gieo mầm ước mơ con chữ cho trẻ em vùng cao.
Lễ chào cờ của trường THPT số 2 Si Ma Cai (Lào Cai) trước dãy nhà học bốn tầng.
Tại xã Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai), trường THPT số 3 Bảo Yên được thành lập năm 2004 nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc Tày, Mông, Dao, Nùng các xã vùng cao như Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hòa. Những năm đầu mới thành lập, trường phải học nhờ trường THCS với cơ sở vật chất tạm bợ, lớp học chủ yếu là tranh tre nứa lá. Đến năm 2007, trường chuyển sang khu đất mới tại bản Nà Khương và được xây một dãy nhà lớp học 4 tầng với 11 phòng học khang trang. Đến năm 2014, trường tiếp tục được đầu tư xây khu nhà hiệu bộ hai tầng cùng với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường. Đối với một xã vùng cao như Nghĩa Đô, việc đầu tư của Nhà nước xây dựng một ngôi trường khang trang, bề thế là cả một ước mơ lớn đã trở thành hiện thực của đồng bào nơi đây. Từ đây, con em đồng bào dân tộc thiểu số được học tập trong một ngôi trường khang trang, sạch đẹp.
Em Hoàng Thị Thu (Dân tộc Tày), học sinh trường THPT số 3 Bảo Yên tâm sự: "Có trường mới, khang trang và rộng rãi, học sinh vùng cao chúng em mừng lắm. Chúng em thật sự yên tâm và hứa sẽ cố gắng khi được học trong một ngôi trường đẹp và kiên cố".
Những điểm trường vùng cao Tây Bắc được đầu tư xây dựng kiên cố tạo điều kiện cho con em đồng bào các dân tộc đến trường học chữ.
Không chỉ các trường học ở khu trung tâm, những năm gần đây, những điểm trường ở sâu trong các bản cũng được các cấp chính quyền quan tâm, chung tay để xây dựng lớp học, thay thế những lớp học tạm bợ, tre nứa. Điều đó đã phần nào giúp các thầy cô giáo vơi đi những khó khăn.
Điểm trường tiểu học Vĩnh Yên tại bản Tổng Kim (Vĩnh Yên, Bảo Yên, Lào Cai) là nơi học tập của con em đồng bào dân tộc Mông các bản Tổng Kim, Lùng Ác, Nặm Xoong. Những ngày đầu, điểm trường chỉ là lớp học tạm rất đơn sơ và thiếu thốn, việc đi lại của thầy cô giáo và học sinh hết sức khó khăn, nhất là những ngày mưa rét. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đến nay, điểm trường đã được xây dựng lớp học với hai dãy nhà gồm tám phòng học và phòng ở của giáo viên, chấm dứt hẳn những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất trước đây. Thầy giáo Lý Gìn Phù (Dân tộc Mông) chia sẻ: "Có lớp học khang trang ngay tại bản, những năm gần đây, học sinh người Mông đã chăm chỉ đến điểm trường học chữ hơn. Tỷ lệ chuyên cần luôn đạt từ 95-100%".
Đến vùng cao Tây Bắc thời điểm này, ai cũng cảm nhận được sắc màu của những ngôi trường, những điểm trường khang trang, bề thế. Đó là minh chứng cho sự quan tâm đầu tư, chung tay vì sự nghiệp trồng người của Đảng và Nhà nước ở vùng sâu, vùng xa. Đó là yếu tố đặc biệt quan trọng để đáp ứng nhu cầu học tập, khích lệ đồng bào vùng cao đưa con đến trường học chữ. Sẽ còn nhiều điểm trường, nhiều địa phương mong có được những ngôi trường mới như thế./.
Bài, ảnh: Nguyễn Thế Lượng
Theo cpv.org.vn
Nghề đưa đón học sinh trường quốc tế: Công việc như một giúp việc nhưng trách nhiệm lớn hơn giáo viên chủ nhiệm Monitor được biết đến là người phụ trách công tác đưa đón học sinh từ nhà đến trường. Toàn bộ công việc của các monitor nếu chỉ nhìn bề ngoài có thể thấy rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu để làm đúng các quy định đề ra, thì chắc chắn đây là một công việc không dễ dàng. Quy trình đưa đón ngặt...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Loạt game nhập vai đình đám bất ngờ giảm giá mạnh, game thủ hưởng lợi với nhiều bom tấn
Mọt game
09:04:03 29/05/2025
Lý Yên lộ ảnh mới: Từ "thiên thần hở hàm ếch" đến thiếu nữ tự tin, quan điểm làm mẹ của Vương Phi gây chú ý
Sao châu á
08:28:56 29/05/2025
Chỉ vì 1 tờ vé số mà gia đình tôi náo loạn, tôi được phen hiểu lòng đứa con dâu lầm lì hay cãi
Góc tâm tình
08:25:48 29/05/2025
Antony bật khóc trong ngày Betis tan mộng vô địch
Sao thể thao
08:20:38 29/05/2025
VinFast EC Van: Xe tải điện cỡ nhỏ nhưng 'gánh việc to' cho tiểu thương phố thị
Ôtô
08:06:33 29/05/2025
16 loại thực phẩm nhiều kali hơn chuối tốt cho sức khỏe tim mạch
Sức khỏe
08:06:00 29/05/2025
Tử vi ngày 29/5: 3 con giáp tài vận hanh thông, công việc thuận lợi, thời tới đừng chần chừ!
Trắc nghiệm
08:03:52 29/05/2025
Nữ chính phim "Khom Lưng": Từng vướng scandal tưởng chấm hết sự nghiệp, ai ngờ trở lại với nhan sắc và diễn xuất khiến cả showbiz dè chừng
Hậu trường phim
07:53:08 29/05/2025
Dàn gái xinh cặp kè Timothée Chalamet: Cả ái nữ nhà Madonna lẫn Johnny Depp, sắp "đám cưới thế kỷ" với Kylie Jenner?
Sao âu mỹ
07:47:59 29/05/2025
Mẹ biển - Tập 48: Biển kể lại ký ức kinh hoàng trên chuyến tàu định mệnh
Phim việt
07:42:20 29/05/2025