Gỡ khó cho hiệu trưởng trường ngoài công lập
Có thể thấy, trong những năm qua, hệ thống trường ngoài công lập, nhất là bậc học phổ thông phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhưng trong bối cảnh hội nhập ngày nay, bài toán cạnh tranh cả đội ngũ, chất lượng, học sinh… vừa là thời cơ và là thách thức với người quản lý.
Nếu chỉ chuẩn thôi vẫn chưa đủ
Hệ thống trường ngoài công lập ra đời do tự thân vận động là chính. Do đó, để có được sự tồn tại và cạnh tranh bình đẳng với trường công, bắt buộc người hiệu trưởng phải có tâm, có tầm, dám quyết, dám làm và dám chịu trách nhiệm cao. Bản thân người hiệu trưởng phải tự thân vận động và điều hành hoạt động toàn trường sao cho hiệu quả.
Theo NGND Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội): Nếu chỉ áp dụng chuẩn chung thôi thì với Hiệu trưởng trường ngoài công lập chưa thể đủ, nó mới chỉ là yếu tố cần. Do đặc thù của từng loại mô hình nhà trường nên vai trò của hiệu trưởng trường công lập với ngoài công lập có sự khác nhau.
Điểm khác biệt quan trọng nhất đó chính là thể hiện sự khác nhau ở cơ chế quản lý. Cụ thể, với hiệu trưởng trường công thì hiệu trưởng đảm trách công tác quản lý chung, các hiệu phó sẽ đảm trách theo mảng miếng công việc được phân công như cơ sở vật chất, chuyên môn… Tùy thuộc vào số lượng học sinh, số lượng hiệu phó nhiều hay ít.
Trong khi đó. Hiệu trưởng trường ngoài công lập cũng có nhiệm vụ quản lý chung như vậy, nhưng trách nhiệm lại yêu cầu ở mức cao hơn. Nếu hiệu trưởng không sát sao công việc, đôn đốc hiệu phó hoàn thành tốt nhiệm vụ thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhà trường.
Sức ép công việc với người đứng đầu nhà trường giữa hai loại hình cũng tạo nên sự khác nhau rõ rệt. Hiệu trưởng trường ngoài công lập, trước khi mở trưởng phải có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, kinh phí xây dựng, lo tổ chức Hội đồng nhà trường, lo đội ngũ và cả bài toán chiêu sinh thu hút được học sinh.
Vì vậy, để tồn tại và phát triển được, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay bắt buộc hệ thống trường ngoài công lập phải chiêu hiền đãi sĩ, phải có được đội ngũ cán bộ và giáo viên có tay nghề giỏi để hút học sinh. Nếu không, trường thành lập ra, ít học sinh sẽ là thất bại lớn cho nhà trường.
Trong khi đó, bài toán sĩ số với trường công không chịu áp lực như vậy, học sinh học theo đúng tuyến, đến tuổi thì đi học. Nếu trường đông học sinh, bắt buộc cấp Sở, cấp phòng GD&ĐT có giải pháp giải quyết như tăng lớp học, hoặc bổ sung sang các trường lân cận. Điều đó có nghĩa, cái khó của Hiệu trưởng trường công lập luôn được các cấp, các ngành quan tâm và giải quyết thấu đáo. trong khi đó, với trường ngoài công lập hoàn toàn không.
Khó khăn cần được chia sẻ
Video đang HOT
Hiệu trưởng Trường Mầm non Kid Key (Hà Nội) Nguyễn Thị Ánh Hồng cho biết: Trường vừa thành lập nên hiệu trưởng phải đối mặt với khó khăn và vất vả. Trước hết khó khăn về tuyển dội ngũ giáo viên. Đa số trường chỉ tuyển được sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ. Do đó trường phải mất một thời gian tự đào tạo đội ngũ. Thêm vào đó, bản thân giáo viên không yên tâm làm việc trong môi trường trường ngoài công lập, họ vẫn muốn tìm đến công việc tại trường công lập để công việc ổn định, không bấp bênh.
Về đầu tư cơ sở vật chất, trường ngoài công lập phải tự bỏ tiền túi ra để đầu tư, bắt buộc hiệu trưởng phải hạch toán, cân đối chi tiêu bởi các khoản đầu tư này không hề nhỏ. Thêm vào đó, trẻ đến trường, thường là lứa tuổi 24 – 36 tháng. Công tác chăm nuôi rất vất vả. Nhưng khi trẻ ngoài 36 tháng, các con đã khôn lớn, được rèn cơ bản ở trường ngoài công lập rồi thì phụ huynh lại chuyển con về học ở trường công lập.
Các khoản thu của trường ngoài công lập hoàn toàn là do sự thỏa thuận giữa nhà trường với phụ huynh. Đóng góp của phụ huynh học sinh là điều kiện để giúp cho hoạt động giáo dục trường học phát triển. Hiệu trưởng có quyền quyết mức trả lương giáo viên, căn cứ từ sự thỏa thuận khi tuyển dụng. Và do tự chủ tài chính nên trường ngoài công lập nếu mạnh về tài chính sẽ có sự đầu tư đồng bộ vào cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, điều kiện bán trú, trang bị phòng máy, thư viện.
Làm thế nào để ngôi trường mình sáng lập ra tồn tại, phát triển tốt, đáp ứng tốt nhu cầu đi học của học sinh luôn là bài toán khó cho bất cứ Hiệu trưởng nào. Ngay trên địa bàn Hà Nội, TPHCM cũng như nhiều tỉnh thành phát triển khác, dù trường ngoài công lập đã gây dựng được thương hiệu giáo dục tốt trong xã hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Trường ngoài công lập muốn phát triển, Hiệu trưởng càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết được cạnh tranh lành mạnh giữa trường công lập với trường ngoài công lập.
NGND Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội: Hiệu trưởng ngoài công lập có quyền lựa chọn, chiêu mộ cho mình một đội ngũ GV, cán bộ có trình độ cao, thậm chí vượt chuẩn, đáp ứng tốt yêu cầu công việc, khẳng định thương hiệu chất lượng dạy và học, có quyền tự chủ về tài chính.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Trường công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm cao ngất, tin được không?
Trong đề án tuyển sinh 2018, nhiều trường công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm cao ngất ngưởng, đặc biệt các trường tư. Liệu con số này có bị đẩy lên?
Sinh viên tìm hiểu thông tin tại một ngày hội việc làm - Ảnh: MINH GIẢNG
"Có thể các trường đẩy tỉ lệ sinh viên có việc làm lên phục vụ mục đích tuyển sinh. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp cách khảo sát của các trường chưa chặt chẽ, dẫn đến kết quả cuối cùng không thể hiện đầy đủ thông tin tin cậy"
Phó hiệu trưởng một trường ĐH công lập tại TP.HCM
Bộ GD-ĐT quy định các trường đại học phải công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm hai năm gần nhất trong đề án tuyển sinh 2018. Và nhiều trường công bố tỉ lệ này cao ngất ngưởng.
Điểm đáng chú ý: các trường ngoài công lập công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm cao hơn so với các trường công lập.
100% có việc làm
Cụ thể, Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM công bố 100% sinh viên của trường tốt nghiệp có việc làm. Tương tự, Trường ĐH Tài chính ngân hàng Hà Nội cũng công bố 100% sinh viên tốt nghiệp hai khóa gần nhất có việc làm.
Còn Trường ĐH Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh) tỉ lệ sinh viên có việc làm là 99,6%, ở Trường ĐH dân lập Phú Xuân (Huế) là 97%.
Ngoài ra, một số trường ĐH ngoài công lập khác cũng công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm rất cao như: ĐH Văn Lang 97%, Công nghệ Sài Gòn 95%, Công nghệ TP.HCM (HUTECH) 95%, Cửu Long 92%, Đại Nam 93%, Quốc tế Bắc Hà 94%, Kinh tế kỹ thuật Bình Dương 91%...
Những trường ĐH công lập lại công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm thấp hơn. Đơn cử ĐH Bách khoa Hà Nội là 90%, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) 91%. Những trường khác như ĐH Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Kinh tế TP.HCM, Học viện Ngân hàng tỉ lệ sinh viên có việc làm dao động 94-96%.
Ông Ngô Cao Cường - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM - cho biết tỉ lệ 100% sinh viên có việc làm căn cứ trên khảo sát toàn bộ sinh viên tốt nghiệp hai khóa gần nhất, không tính sinh viên tiếp tục học lên cao hay du học.
Có phải toàn bộ sinh viên làm đúng chuyên ngành hay làm việc khác? Ông Cường nói: "Rất khó để nói sinh viên làm đúng chuyên ngành hay không. Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh làm văn phòng cho công ty kinh doanh, tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng làm dịch vụ tài chính cũng có thể xem là đúng chuyên ngành".
Đẩy lên để tuyển sinh?
Trong khi đó, phó hiệu trưởng một trường ĐH công lập tại TP.HCM cho rằng một trường ĐH tuyển sinh còn trầy trật, đóng ở tỉnh mà tỉ lệ việc làm hơn 95% là điều khó tin.
"Có thể các trường đẩy tỉ lệ sinh viên có việc làm lên phục vụ mục đích tuyển sinh. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp cách khảo sát của các trường chưa chặt chẽ, dẫn đến kết quả cuối cùng không thể hiện đầy đủ thông tin tin cậy.
Chẳng hạn số mẫu khảo sát là bao nhiêu, tỉ lệ làm đúng ngành là bao nhiêu, làm trái ngành, bán thời gian có được gọi là có việc làm hay không? Trường có vài ngàn sinh viên tốt nghiệp nhưng chỉ khảo sát vài trăm người, từ đó đưa ra kết quả cho toàn khóa là chưa chính xác.
Chưa kể nếu trường có ý định gian dối, mẫu khảo sát của họ cũng được chọn lọc chứ không hẳn là ngẫu nhiên. Cách chính xác nhất là khảo sát toàn bộ sinh viên tốt nghiệp" - vị này nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT - cho biết trong điều kiện đẩy mạnh tự chủ ĐH, việc công khai tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo.
"Để từng bước nâng cao tính xác thực của kết quả khảo sát, Bộ GD-ĐT đã có những điều chỉnh trong hướng dẫn, yêu cầu các trường trong việc triển khai khảo sát, công khai tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp sau 12 tháng kể từ khi có quyết định công nhận tốt nghiệp" - bà Phụng nói.
Bà Phụng cũng cho biết năm 2018, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức kiểm tra tại một số trường về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, trong đó có nội dung khảo sát và công khai tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp, đồng thời công khai kết quả kiểm tra cho người học và xã hội biết.
"Bộ cũng dự kiến tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và thống nhất phương hướng thực hiện việc khảo sát, công khai tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp cho năm nay và những năm tiếp theo" - bà Phụng nói thêm.
Tỉ lệ có đúng thực tế?
Theo đề án tuyển sinh của Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉ lệ sinh viên có việc làm năm 2016 là 92,27%. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc khóa 2016 trường này có 623 sinh viên tốt nghiệp, trong đó 394 sinh viên có việc làm. Vậy tỉ lệ như trên có đúng thực tế?
Ông Lê Văn Toàn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu - cho biết vì mẫu thống kê của bộ không có nhiều cột để thể hiện chi tiết nên số liệu của trường gây hiểu lầm.
Trong số 623 sinh viên tốt nghiệp, trường khảo sát được hơn 394 sinh viên và hơn 90% sinh viên trong số này có việc làm. Vì cách thể hiện số liệu trong bảng thống kê thiếu chi tiết, dẫn đến việc hiểu lầm chỉ có 394/623 sinh viên tốt nghiệp có việc làm nhưng trường lại công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm hơn 92%.
Theo tuoitre.vn
Đích đến của giáo dục là gì? Có vô số bài viết và không ít diễn đàn bàn luận, nhưng với nhiều người "triết lý giáo dục", "đích đến của giáo dục" vẫn khá mơ hồ. Ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED, chia sẻ quan điểm về triết lý giáo dục. Một lần, khi đứng lớp giảng chuyên đề "Bàn...