Gỡ khó cho doanh nghiệp để tăng tốc phục hồi kinh tế
Nhìn nhận nền kinh tế “ngày càng tốt hơn”, nhưng Thủ tướng và các thành viên Chính phủ đặc biệt quan tâm đến khó khăn của doanh nghiệp và coi đây là trọng tâm trong các chính sách điều hành.
Tính chung 9 tháng, cả nước có gần 99.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn
“Ngày càng tốt hơn” là đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2020 tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ diễn ra cuối tuần qua. Mức tăng trưởng quý III đạt 2,62% đã kéo tăng trưởng 9 tháng đầu năm đạt 2,12%, được các chuyên gia đánh giá là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù vậy, người đứng đầu Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh “vấn đề cần quan tâm” liên quan đến số doanh nghiệp ngừng hoạt động. Theo ông, nhiều lĩnh vực vẫn còn gặp khó khăn như dịch vụ, hàng không, vận tải.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38.600, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm trước; 27.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động, chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; gần 12.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1%.
Ở chiều ngược lại, tính chung 9 tháng, cả nước có gần 99.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng tổng vốn đăng ký tăng 10,7%, lên hơn 1,4 triệu tỷ đồng.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số thách thức từ nội tại như ngành công nghiệp xây dựng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng, các thị trường xuất khẩu chính còn gặp khó khăn. Lĩnh vực dịch vụ chịu tác động lớn và phục hồi chậm.
Về phía cầu, tiêu dùng phục hồi chậm khi tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 9 tháng chỉ tăng 0,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng năm 2019. Điều này cho thấy người dân còn khó khăn và cũng đã thay đổi hành vi tiêu dùng.
Đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình 9 tháng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhận định, khó khăn vẫn còn, nhưng “đỡ hơn rất nhiều” so với đầu năm. Điều này được thể hiện rõ qua mức tăng trưởng xuất khẩu 9 tháng. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu tăng 4,2%, xuất siêu 9 tháng đạt kỷ lục gần 17 tỷ USD.
Song ông Phương cũng khẳng định, qua các cuộc khảo sát, điều tra của Tổng cục Thống kê, khó khăn nhất hiện nay tập trung vào các doanh nghiệp xuất khẩu, du lịch lữ hành, chủ yếu liên quan đến việc giữ chân người lao động và duy trì dòng tiền hoạt động.
Kích hoạt đồng bộ các biện pháp tháo gỡ
Theo chuyên gia kinh tế Cao Viết Sinh, trong đợt giãn cách xã hội lần thứ nhất được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, các chính sách hỗ trợ tập trung chủ yếu vào an sinh xã hội có thể xem là phù hợp. Đối với đợt bùng phát dịch lần thứ hai, việc giãn cách xã hội thực hiện trong trạng thái bình thường mới, nên các chính sách cần ưu tiên khu vực doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi và tạo việc làm.
Nêu yêu cầu đẩy nhanh quá trình phục hồi nền kinh tế tại phiên họp cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải có biện pháp để kích cầu tiêu dùng mạnh mẽ hơn, đồng thời đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tạo mọi điều kiện để có thể tăng trưởng tín dụng.
Làm rõ hơn vấn đề này, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, trong điều kiện Covid-19 được kiểm soát tốt như hiện nay, cùng với các chỉ tiêu về xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất phục vụ xuất khẩu như các số liệu 9 tháng đã công bố, tín dụng năm nay có thể tăng trên 9%.
“Có nhiều giải pháp như cơ cấu nợ đến hạn, nhưng quan trọng nhất là giảm lãi suất. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất điều hành, để các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất thấp hơn”, ông Tú cho hay.
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại đã giảm chi phí để có điều kiện cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp hơn.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương lưu ý rằng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay và muốn vay. Các doanh nghiệp phải giải quyết bài toán đầu ra và đầu vào, vì không có nguyên liệu để sản xuất hoặc không có thị trường, thì doanh nghiệp cũng không có nhu cầu vay vốn.
Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp về vốn, thị trường…, theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cải cách thể chế cũng là vấn đề hết sức quan trọng.
Video đang HOT
Gần đây nhất, tháng 5/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, với mục tiêu trong 5 năm tới, sẽ cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành.
“Tôi rất hy vọng, Nghị quyết 68 sẽ thúc đẩy một đợt sóng cải cách mới về các quy định kinh doanh, rất quan trọng với nền kinh tế Việt Nam”, ông Vũ Tiến Lộc nói.
Covid-19 là 'cơ hội thập kỷ' để tăng gấp đôi, gấp 3, gấp 4 lần tài sản!
Bí quyết đầu tư là làm ngược lại với những gì mọi người đang làm. Mua khi mọi người đang bán và bán khi mọi người đang mua.
Tôi đã biết là sắp tới sẽ có 1 cuộc suy thoái, nhưng tôi không nghĩ nó lại trở nên như này.
Đầu năm nay, tôi đã đăng bài này đề nghị mọi người lấy tiền lãi từ thị trường chứng khoán và chuẩn bị cho các sự kiện đáng lo ngại. Tất nhiên, đó là một bài viết không được biết đến nhiều. Một vài người còn thậm chí cười cợt.
Ngày nay, tình hình kinh tế không vui chút nào. Tôi nghĩ rằng sự bùng phát virus sẽ sớm kết thúc. Nhưng kết quả cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ vẫn còn trong một thời gian.
Nhưng đây cũng là một thời gian thú vị. Đó là thời gian của những thay đổi lớn. Đó là một cơ hội duy nhất. Nhiều doanh nghiệp sẽ bị xóa sổ nhưng một số doanh nghiệp mới sẽ được thành lập.
Thời kỳ này giống như năm 2008. Đó là một quãng thời gian tồi tệ, nhưng lại là lúc để sự giàu có mới được tạo ra. Cơ hội rất nhiều nhưng nó sẽ được ngụy trang như một rủi ro.
Bí quyết đầu tư là làm ngược lại với những gì mọi người đang làm; mua khi mọi người đang bán và bán khi mọi người đang mua.
Đừng nghĩ rằng nền kinh tế sẽ trở lại như thường. Các ngân hàng trung ương đã tiêm các gói "kích thích kinh tế" vào nền kinh tế. Người ta sẽ phải nộp thuế sau.
Nhưng đây "cơ hội 1 thập kỷ mới có một lần" cho các nhà đầu tư tăng gấp đôi, gấp ba và gấp bốn lần giá trị ròng của họ. Nhưng phải có một cách để làm điều đó.
Sáu quy tắc đầu tư
Nếu bạn thực sự muốn giàu có thì bạn phải tuân theo những quy tắc đầu tư. Không phải tôi phát minh ra những quy tắc đó. Và chắc chắn, mọi người đã sử dụng các quy tắc đó ngay cả trước khi tôi tiết lộ.
6 quy tắc này là của Robert Kiyosaki. Và về cơ bản nó làm nổi bật cách người siêu giàu đầu tư. Đó là cách anh ấy đầu tư. Suy cho cùng thì những quy tắc hơi hướng cá nhân, nhưng bạn nên làm theo những gì bạn có thể (theo ý của bạn).
1. Mượn để đầu tư.
Đây là đòn bẩy cuối cùng. Người giàu không đầu tư tiền của mình. Họ hiểu rằng nợ là tiền. Tiền tệ không phải là tiền vì nó không bị ràng buộc với bất cứ điều gì.
Người ta thường mang tâm lý: Mua trước trả sau. Chính phủ thực hiện nguyên tắc này rất nhiều. Đây là lý do tại sao các chính phủ sử dụng nợ. Người giàu khi bắt chước như vậy cũng rất thông minh. Vì vậy, họ vay (với mức lãi suất vô lý, điều thú vị là gần bằng không) và đầu tư vào những gì sẽ mang lại cho họ lợi nhuận tốt.
Cách này không dành cho tất cả mọi người. Nó dành cho những người có ý chí, có đội ngũ và có hướng dẫn đúng đắn.
2. Đầu tư vào thu nhập thụ động.
Theo Robert Kiyosaki, có 3 loại thu nhập. Thu nhập kiếm được, đó là tiền lương hoặc tiền công cho công việc mình hoàn thành. Thu nhập danh mục đầu tư, là thu nhập từ bán tài sản hoặc đầu tư (còn được gọi là lãi vốn). Sau đó, thu nhập thụ động, là thu nhập mà tài sản tạo ra thường xuyên vào tài khoản của bạn.
Thu nhập thụ động hiếm khi bị đánh thuế. Chi tiêu tốn kém nhất của một doanh nghiệp là thuế. Chỉ có thu nhập thụ động mới giảm thuế của bạn đến mức tối thiểu.
3. Đầu tư vào những gì bạn hiểu
Đây liên quan đến giáo dục tài chính. Robert làm bất động sản và ông quyết định tập trung vào nó, tránh xa tất cả những thứ mà ông không hiểu.
Ngoài ra, sử dụng nợ trong đầu tư bất động sản đòi hỏi bạn phải có nền tảng giáo dục tài chính liên quan đến nó. Bạn phải được giáo dục về tài chính theo kiểu đầu tư bạn muốn làm.
4. Đầu tư cho dòng tiền
Thu nhập thụ động phải dựa trên cơ sở phù hợp. Bạn đầu tư vào những gì có thể tiếp tục tạo ra thu nhập cho bạn mà không thua lỗ.
Điều này thường đòi hỏi bạn phải sử dụng các khoản nợ để mua tài sản, và tài sản phải tạo ra thu nhập cao hơn số tiền bạn bỏ ra mua nó.
5. Chấp nhận rủi ro
Một doanh nhân có hai công việc. Thứ nhất là làm thế nào để tăng thu nhập và thứ hai là làm thế nào để tăng tài sản. Cả hai công việc đều liên quan đến rủi ro.
Sử dụng nợ để mua tài sản rất rủi ro. Đầu tư trong thời điểm hoảng loạn cũng rủi ro nốt. Để đầu tư, người ta phải chấp nhận rủi ro.
6. Tăng vốn
Người giàu suy nghĩ trước về những gì họ muốn làm, sau đó họ huy động vốn. Tăng vốn là một kỹ năng mà mọi nhà đầu tư và doanh nhân đều phải thành thạo.
Tăng vốn buộc bạn phải học. Bất cứ ai cũng có thể đầu tư khi họ có tiền. Đầu tư là khi họ không có tiền, họ vẫn cho chúng ta thấy được họ muốn làm gì.
Hãy để mắt đến những công ty khởi nghiệp đang phát triển trong thời gian này
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu kinh doanh là giữa thời kỳ suy thoái. Vì bạn học cách phát triển ở điều kiện khắc nghiệt nhất. Và khi thời điểm tốt đẹp đến, bạn sẽ bay cao.
Thời điểm khủng hoảng như thế này sẽ cho bạn biết những doanh nghiệp thực sự có "lửa". Đó là những công ty được sinh ra để dẫn đầu ngành trong những năm tới.
Nếu bạn đang xem xét nên đầu tư vào công ty khởi nghiệp, thì đây là thời điểm tốt nhất để bạn "tách lúa mì ra khỏi vỏ trấu". Hãy luôn quan sát những công ty khởi nghiệp đang phất lên trong thời gian này. Và phải phân tích lý do họ phát triển được như vậy.
Đôi khi họ trụ được lâu hơn dự kiến, vẫn giữ được mức ổn định trong khi các doanh nghiệp khác thì lại lao đao. Cuối cùng, họ cũng sụp đổ. Nhưng đó không phải là thất bại. Phải tìm hiểu xem tại sao họ lại trụ được lâu như vậy. Có lẽ họ có một CEO ý chí mạnh mẽ. Và bí mật ở đây là họ sẽ thành công hơn trong lĩnh vực kinh doanh kế tiếp.
Thời kỳ khó khăn sinh ra những con người vĩ đại
Đầu tư không phải là bán giá cao, mà là mua giá thấp.
Nhiều người không biết cách bán giá cao, chứ đừng nói đến cách mua giá thấp. Nó đòi hỏi phải có kỷ luật. Kỷ luật biết dừng lại khi quá khích và biết đầu tư khi sợ hãi.
Đầu tư không phải là bán giá cao. Đừng bao giờ cho rằng bạn sẽ bán với một mức giá tăng cao trong tương lai gần. Thông thường những người khao khát bán được giá hời sẽ tham lam và chần chừ hết lần này đến lần khác. Sau đó, cơ hội của họ mất, và không thể sinh lời.
Kỳ vọng đúng đắn là: bạn sẽ bán hoặc thu được lợi nhuận theo giá thị trường. Đây là lý do tại sao bạn cần mua khi giá còn thấp để có được lợi nhuận. Nếu bạn không cho rằng món đồ này bị định giá thấp, thì đừng mua nó.
Đầu tư chính là nhận ra một thứ gì đó đang bị định giá thấp.
Các nhà lãnh đạo phải thay đổi
Suy thoái là một dấu hiệu tốt cho việc đặt lại nền kinh tế. Nó tái thiết lập cơ sở và nhường chỗ cho các nhà lãnh đạo mới. Thời kỳ này cũng vậy.
Trong những tuần và tháng tới, tác động của việc đóng cửa nền kinh tế sẽ bắt đầu hiện dần ra. Và chúng ta sẽ thấy các ông trùm kinh tế sẽ lại bị trì trệ. Các nhà lãnh đạo mới sẽ nổi bật lên. Sẽ có sự thâu tóm xảy ra. Sẽ có những triệu phú và tỷ phú mới.
Đây là thời gian thú vị để chúng ta tồn tại. Năm 2020 sẽ là một năm kinh tế sôi động từng có trong thập kỷ. Tôi đang tìm cách làm thế nào để chiến thắng trong cuộc chiến lần này. Và bạn cũng nên như vậy.
Mua một cách có hệ thống, đừng hoảng loạn
Đừng để bất cứ ai làm bạn hoảng loạn. Thời kỳ này sẽ là một bài học khác trong lịch sử. Nó sẽ đến và đi.
Nếu bạn quyết định mua bất kỳ tài sản nào hoặc đầu tư vào việc gì đó, hãy nhớ thực hiện nó một cách có hệ thống. Đừng hoảng loạn mua dự trữ. Đừng cho rằng thị trường hiện đang ở tận cùng của sự trì trệ. Bạn cần đặt ra cho mình một kỷ luật để mua hàng.
Ngoài ra, hãy xem giới siêu giàu người ta đang làm gì. Họ biết chuyện gì sẽ đến rõ hơn chúng ta. Và chúng ta phải bỏ ra một ít tiền để xem xem họ phản ứng như thế nào. Có những người sẽ bị hoang tưởng. Nhưng có một số người đã dự đoán điều này từ nhiều năm trước. Hãy chú ý đến cách người ta đối phó trong khoảng thời gian này.
Bạn có thể không tin những gì người giàu nói. Nhưng bạn phải tin những gì họ làm. Nếu họ đã lường trước cuộc suy thoái này, thì có lẽ họ đã biết họ sẽ làm gì.
Tóm lại
Nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh, đây là thời điểm tốt nhất. Đúng là có vẻ đây không phải là thời điểm có lợi cho kinh doanh. Tuy nhiên, khả năng phục hồi của bạn trong một khoảng thời gian như thế này có thể mang lại cho bạn sự tín nhiệm mà bạn sẽ được hưởng (ít nhất) trong một thập kỷ.
Một thời điểm như thế này có lẽ sẽ không bao giờ trở lại trong thập kỷ tới. Hãy làm tất cả những gì bạn có thể để tận dụng thời điểm này.
Đây là thời gian thú vị của bạn. Hãy tận dụng cơ hội duy nhất này, phải nhất định thành công.
Mộc Trà
Danh sách các doanh nghiệp chốt trả cổ tức tuần từ 6 đến 10-4 Tuần từ ngày 6 đến 10-4, trên các sàn HOSE, HNX và UPCoM, có 16 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông, cụ thể: * Ngày 20-4, CTCP Đầu tư Xây dựng Dân dụng Hà Nội (UPCoM: XDH) trả cổ tức năm 2018 bằng tiền, 2.214 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) là 10-4 và ngày đăng ký cuối...