Global Firepower xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu 2025
Mỹ, Nga và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu của Global Firepower năm 2025.
Lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ của Nga (Ảnh: Reuters).
Tổ chức phân tích quốc phòng Global Firepower mới đây đã công bố báo cáo xếp hạng sức mạnh các quân đội trên thế giới năm 2025.
Theo báo cáo, Mỹ xếp thứ nhất với chỉ số sức mạnh là 0,0744 (chỉ số càng gần 0 càng mạnh). Kể từ năm 2005, Mỹ luôn giữ thứ hạng 1 do được đán.h giá có nguồn nhân lực, tài chính dồi dào, năng lực sản xuất công nghiệp quân sự hàng đầu.
Tiếp đến là Nga với chỉ số đán.h giá là 0,0788. Bất chấp sức ép từ lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga tiếp tục triển khai “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, mở rộng quy mô công nghiệp quốc phòng.
Video đang HOT
Ở vị trí thứ 3 là Trung Quốc với điểm đán.h giá là 0,0788. Trung Quốc đang mở rộng hiện diện quân sự không chỉ ở châu Á mà còn châu Phi, Nam Mỹ.
Các vị trí tiếp theo lần lượt là Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy.
Kể từ năm 2006, Global Firepower đã phân tích và xếp hạng sức mạnh quân sự của 145 lực lượng vũ trang, dựa trên hơn 60 yếu tố như nhân lực, trang thiết bị, tài nguyên thiên nhiên, tài chính và địa lý. Tuy nhiên, bảng xếp hạng không tính đến kho vũ khí hạt nhân.
Triều Tiên phô diễn số lượng tên lửa đạn đạo kỷ lục trong lễ duyệt binh
Trong lễ duyệt binh ở thủ đô Bình Nhưỡng hôm 8/2, Triều Tiên một lần nữa đã phô diễn sức mạnh quân sự đáng gờm của đất nước.
Các nhà quan sát chỉ ra đây là cuộc duyệt binh có số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lớn nhất của nước này.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm thành lập Quân đội Triều Tiên tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên hôm 8/2. Ảnh: AP
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin sự kiện "vĩ đại" ngày 8/2 được tổ chức tại Quảng trường Kim Nhật Thành, nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Chủ tịch Kim Jong-un cùng với phu nhân Ri Sol-ju và con gái Kim Ju-ae đã tham dự sự kiện này.
Trong số "khí tài quân sự vô cùng hiện đại" được giới thiệu trong lễ duyệt binh, hãng tin KCNA cho biết Triều Tiên đã trình làng "các đơn vị vận hành vũ khí hạt nhân chiến thuật".
Đáng chú ý, màn phô diễn lực lượng quân sự còn có sự góp mặt của 11 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 mới nhất. Theo truyền thông nhà nước, Hwasong-17 đại diện cho "năng lực tấ.n côn.g hạt nhân to lớn của Cộng hoà Nhân dân Triều Tiên".
Hwasong-17 là hệ thống tên lửa ICBM mới nhất của Triều Tiên có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có tầm bắ.n ước tính lên đến 15.000 km. Cuối năm 2022, quân đội nước này đã tuyên bố hoàn tất chương trình thử nghiệm Hwasong-17.
Giới chuyên gia cho rằng với màn phô diễn sức mạnh mới nhất, thông điệp Triều Tiên muốn gửi tới kẻ thù tiềm tàng của nước này đó là "vũ khí hạt nhân đấu với vũ khí hạt nhân và đối đầu toàn diện với đối đầu toàn diện".
Đăng tải bài viết trên Twitter hôm 9/2, ông Ankit Panda tạiTổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Mỹ bình luận: "Đây là số bệ phóng ICBM di động lớn nhất từ trước tới nay được Triều Tiên giới thiệu trong một lễ duyệt binh".
Nhận đình về các bức ảnh do KCNA công bố, hãng truyền thông Politico cảnh báo Triều Tiên dường như đang sở hữu đủ tên lửa để "có thể áp đảo hệ thống phòng thủ của Mỹ chống lại nước này".
Theo ước tính của Politico, Mỹ có tổng cộng 44 tên lửa đán.h chặn trên mặt đất để tiê.u diệ.t một ICBM của Triều Tiên. Tuy nhiên, báo cáo cho biết nếu tên lửa của Triều Tiên có thể mang theo 4 đầu đạn, số lượng này sẽ vượt số lượng hệ thống phòng thủ của Mỹ.
Nguồn tin mô tả cuộc duyệt binh tuần này là "màn trình diễn thách thức" làm nổi bật "sự tiến bộ quân sự đáng kinh ngạc của Bình Nhưỡng."
Một số chuyên gia phương Tây cũng đặc biệt chú ý đến loại vũ khí mà họ cho rằng là nguyên mẫu hoặc mô hình của mẫu ICBM nhiên liệu rắn mới.
Cho đến nay, Triều Tiên vẫn dựa vào các tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng tại một bãi phóng. Nước này đã có thời gian phát triển giải pháp thay thế nhiên liệu rắn.
Nếu thành công, Quân đội Triều Tiên sẽ sở hữu các tên lửa không cần quá trình tiếp nhiên liệu tốn thời gian trước khi phóng. Điều này sẽ khiến kẻ thù khó phát hiện ra chúng hơn trong một cuộc xung đột.
Mỹ lợi bất cập hại nếu dùng sức ép quân sự ở Panama và Greenland Các nhà phân tích cho rằng, việc Washington sử dụng biện pháp quân sự để giành quyền kiểm soát kênh đào Panama và đảo Greenland sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ nhiều hơn là Trung Quốc. Ông Trump nói Greenland có ý nghĩa chiến lược đối với an ninh của Mỹ (Ảnh: Reuters). Ngày 7/1, Tổng thống đắc cử Mỹ...