Giúp trò nghèo vững bước đến trường
Ngoài giờ lên lớp, thầy Nguyễn Văn Sô và cô giáo Đoàn Thị Thu ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã không quản ngại vất vả, kêu gọi, vận động các mạnh thường quân hỗ trợ cho học trò vùng sâu, từ chiếc cặp sách, đôi dép, chiếc áo ấm mùa đông, đến những bữa ăn, giúp các em vững bước đến trường.
Thầy Sô (người đứng thứ 4 từ trái sang) tặng nguồn quỹ ủng hộ cho cô giáo bị bệnh hiểm nghèo
Chia lửa yêu thương
Ở huyện Đăk Glei, phụ huynh và học sinh đều biết đến thầy Nguyễn Văn Sô – giáo viên dạy môn Toán ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) Đăk Man vui tính, thương yêu trẻ. Nhiều người còn cho biết, ngoài nghề dạy học, thầy Sô còn có thêm nhiều nghề khác như tổ chức chương trình sự kiện, làm MC, mở cửa hàng kinh doanh online đặc sản tất cả các vùng miền trong cả nước. Tiền tích cóp được của cá nhân, thầy dùng phần lớn làm học bổng, mua quần áo, sách vở, giày dép để tặng cho học sinh nghèo, giúp đỡ những mảnh đời không may mắn trong cuộc sống ở khắp mọi miền Tổ quốc.
Nói về tấm lòng của mình với học sinh nghèo ở địa phương, thầy Sô kể: “Năm 2012, khi còn công tác ở Trường THCS thị trấn Đăk Glei, tôi gặp không ít trường hợp học sinh người dân tộc thiểu số nghèo. Các em chỉ lót dạ bằng vài quả dưa leo, đôi quả đu đủ xanh to bằng nắm tay trẻ nhỏ, khi ở lại lớp do đường xa không đi về được trong ngày. Thương học sinh, tôi đã đề nghị các em đổi ’sản vật’ đang có để lấy 1 gói mì ăn liền. Học trò khá hồn nhiên, nhiều em tươi cười đưa dưa leo, đu đủ để đổi lấy mì tôm của tôi. Các em còn nhờ tôi đun nước sôi để nấu mì ăn tại chỗ”.
Sự thiếu thốn cái ăn, cái mặc của học sinh vùng khó, đã thôi thúc thầy giáo trẻ này hành động. Thời gian sau đó, thầy Sô lặng lẽ trích mỗi tháng vài trăm ngàn đến cả triệu đồng, mua sách vở, quần áo ấm, giày dép con nít để dành. Đến những ngày nghỉ thứ Bảy (hoặc Chủ nhật) rảnh rỗi, thầy lại mang những vật dụng này xuống thôn, trao tặng các em học sinh của trường, hoặc ở các xã khác có hoàn cảnh khó khăn. Tại nhà học trò, thầy cũng cố gắng gặp gỡ phụ huynh nói chuyện, động viên gia đình khắc phục khó khăn, cố gắng cho con em đi học.
Với tấm lòng vô tư chăm lo cho học trò, thầy Sô đã được nhiều đồng nghiệp, người dân địa phương biết tới. Năm 2016 đến nay, thầy được điều động về dạy toán cho học sinh Trường PTDTBT THCS xã Đăk Man. Ở nơi công tác mới, thầy vẫn miệt mài kêu gọi nguồn tài trợ, tích cóp từng món quà trao cho học trò kém may mắn trong cuộc sống, động viên các em nuôi ý chí vượt qua nghịch cảnh, học tập tốt hơn.
Gần đây, thầy Sô cùng một số đồng nghiệp khác ở huyện còn nhận đỡ đầu hai học sinh mồ côi A Tép và A Thâu ở xã Đăk Pét, với định mức hỗ trợ học tập 500 ngàn đồng/tháng và chu cấp thêm nhu yếu phẩm, đồ dùng sinh hoạt cho hai em (khi cần). Các thầy cô có ý nguyện sẽ giúp hai trò nhỏ yên tâm học tập đến hết bậc phổ thông trung học.
Cảm phục hơn nữa là năm 2018, thầy Sô cùng bạn bè trong nhóm “Yêu nhạc thiện nguyện Đăk Glei” tổ chức các đêm nhạc thiện nguyện, quyên góp kinh phí, mua sách vở, áo ấm mùa đông tặng học sinh trên địa bàn. Ngoài ra, nhóm còn vận động được 67 triệu đồng tặng riêng cô giáo Nguyễn Thị Trung (ở xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đang phải chống chọi căn bệnh da bọng nước ở thượng bì; tổ chức 1 đêm nhạc khác với chủ đề “Áo trắng đến trường”, tiếp nhận thiện nguyện 128 triệu đồng, để mua quần xanh, áo trắng tặng cho toàn thể học sinh nghèo, học sinh vùng ĐBKK trên địa bàn Đăk Glei, đón năm học mới 2018-2019.
Video đang HOT
Cô Thu đứng ngoài cùng (bên trái) tặng áo ấm cho học sinh
Dạy học và làm thiện nguyện
Trong cuộc hành trình thiện nguyện, dành yêu thương cho học trò ở địa phương Đăk Glei, cô Đoàn Thị Thu là một cán bộ quản lý không ngại vất vả trong chuyên môn, lại còn tích cực vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh nghèo được tiếp bước đến trường.
Cụ thể, năm 2012, khi nhà giáo Đoàn Thị Thu được bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường mầm non xã Đăk Kroong với muôn vàn khó khăn: Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp chỉ đạt 77,7%; có 6/10 phòng học là bán kiên cố, còn lại là phòng học mượn tạm nhà rông tại các thôn. Học sinh ở điểm trường chính không có sân chơi, không có trang bị đồ chơi ngoài trời. Công tác tổ chức cho trẻ ăn trưa bán trú tại trường chưa thực hiện được…
Trước những khó khăn trên, cô Đoàn Thị Thu đã tổ chức họp tập thể nhà trường, lấy ý kiến đồng thuận báo cáo và tham mưu với huyện đầu tư xây dựng điểm trường chính, nâng cấp, sửa chữa các điểm trường lẻ ở các thôn. Với đề xuất này của đơn vị, cuối năm 2012, lãnh đạo cấp huyện thống nhất chủ trương đầu tư xây trường mầm non Đăk Kroong mới. Tuy nhiên, địa phương Đăk Kroong không có quỹ đất để bố trí cho công trình này.
Lúc này, cô Thu không quản khó nhọc, về tận các thôn nói chuyện, vận động nhân dân hiến gần 2000m2 đất để báo cáo các cấp xây dựng trường học mới đúng diện tích đất theo quy định. Đến năm học mới 2014-2015, ngôi trường mới được đưa vào sử dụng có đủ 8 phòng học, phòng trang thiết bị đồ dùng và tạo được cảnh quan mới, đáp ứng cơ bản giáo dục 2 buổi/ngày cho hơn 300 học sinh tại điểm trường chính và 5 lớp học tại các thôn trong xã.
Vậy nhưng lúc này, đơn vị tiếp tục có khó khăn khác, đó là việc duy trì sĩ số học sinh 2 buổi/ngày chỉ đạt 70-75%, nguyên nhân cha mẹ các em đều làm nông, không đồng thuận việc bỏ rẫy để đưa đón con em trong ngày. Bên cạnh đó, các lớp học ở tại các thôn không có nước sinh hoạt, không có điện và nhà vệ sinh chưa được đầu tư… cũng khó khăn trong công tác dạy dỗ.
Trước thực trạng trên, một lần nữa, Ban giám hiệu lại đăng ký làm việc với chính quyền xã, có tờ trình báo cáo phòng GD&ĐT, cũng như kêu gọi các nguồn đóng góp xã hội hóa. Hai năm học liên tiếp, nhà trường được đầu tư xây dựng, nâng tổng số phòng học lên 13 phòng, cùng với làm mới 13 công trình vệ sinh tự hoại, có nguồn nước sạch theo yêu cầu. Tại 13 lớp học của học sinh đều được trang bị đầy đủ máy lọc nước cho trẻ uống; 100% lớp học có bộ đồ dùng, đồ chơi tối thiểu dành cho học sinh… Mặt khác, cô Thu còn về các thôn, vận động phụ huynh giúp ngày công, chung tay làm các cổng tường rào bảo vệ quanh các lớp học tại thôn.
Đối với kế hoạch tổ chức bán trú cho trẻ, nhằm cụ thể hóa Quyết định số 239/QĐ-TTg phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh với ý kiến thống nhất thực hiện công tác trên. Tuy nhiên, đến thời điểm thực hiện (năm học 2014-2015), nhiều phụ huynh kêu khó, kêu khổ không có tiền mua cà men đựng thức ăn, không có tiền mua nguyên vật liệu chế biến đồ ăn sẵn cho con đưa đến lớp.
Không gian và đồ chơi ngoài trời cho trẻ do nhà trường kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ
Một giáo viên ở trường (giấu tên) cho biết, với quyết tâm phải tổ chức cho trẻ ăn trưa, cô Thu đã âm thầm vay mượn bạn bè, bỏ thêm tiền dành dụm cá nhân gần 100 triệu đồng… cho các phụ huynh mượn tạm. Bước vào năm học 2014-2015 cho đến nay, các lớp bán trú được thực hiện với 100% học sinh theo học đều đăng ký bữa ăn trưa tại chỗ. Công tác này triển khai tốt, kéo theo chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ ngày càng nâng cao, tỷ lệ duy trì học sinh ra lớp luôn đạt 100%.
Công tác giáo dục trẻ đi vào nề nếp, cô hiệu trưởng vẫn ngày đêm trăn trở, làm sao để chăm lo cho học sinh ngày càng tốt hơn nữa. Với những em có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện nghèo thiếu sách vở, quần áo, đồ dùng học tập, cô Thu sẵn sàng vận động đồng nghiệp, mạnh thường quân đỡ đầu cho các em đến trường. Cô còn tình nguyện đi “xin” quần áo, cặp sách cũ về giặt giũ, chỉnh sửa sạch đẹp, mang tặng học sinh nghèo ở trường, hoặc những học trò ở các xã vùng sâu khác trong huyện.
“Tôi luôn mong ước đem lại sự hồn nhiên, nụ cười ấm áp và niềm hạnh phúc của tuổi thơ đến lớp đủ đầy cho các em học sinh”, cô Thu tâm sự như thế. Ngần ấy thời gian gắn bó dưới mái Trường Mầm non Đăk Kroong, cô Thu luôn được đồng nghiệp, phụ huynh và các em học sinh quý mến. Vào tháng 8/2018, trường của cô đã được Bộ GD&ĐT công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Nguyên Phúc
Theo giaoducthoidai
Làm gì khi giáo viên vi phạm quy định đạo đức nhà giáo?
Trong trường hợp giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, học sinh và đồng nghiệp nên ứng xử như thế nào?
Trường tiểu học Lương thế Vinh, nơi từng xảy ra vụ giáo viên đánh học sinh - BẢO CHÂU
Đừng im lặng
Quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.
Quy định về đạo đức nhà giáo đã quy định rõ ràng như thế, nhưng thực tế, vẫn có không ít giáo viên (GV) đã vi phạm. Thời gian gần đây, khá nhiều vụ việc liên quan đến hiện tượng này diễn ra đã gây bức xúc dư luận.
Có thể điểm lại một vài sự việc như một giáo viên ở Quảng Bình yêu cầu học sinh (HS) trong lớp và chính bản thân giáo viên này đã tát một học sinh 231 cái. Hay một giáo viên ở Hà Nội đã đánh gãy răng HS lớp 8. Rồi một giáo viên ở TP.HCM đã sử dụng hình thức tát vào mặt và đá vào mông khi HS mắc lỗi. Trước đó, một giáo viên ở Đắk Lắk cũng có hành vi đấm vào mặt HS lớp 1...
Thái Văn, HS lớp 11, Trường Trung học thực hành TP.HCM, cho biết đã từng gặp phải trường hợp cảm thấy không vừa lòng với cách hành xử của giáo viên, đã gửi kiến nghị qua kênh liên lạc trao đổi thông tin với ban giám hiệu và nhờ làm rõ. "Không nên ngần ngại khi giáo viên có những ứng xử chưa chuẩn, làm những điều giáo viên không được làm, đó là cách vừa góp phần tạo nên môi trường học đường lành mạnh, vừa là cách dám nói những điều chưa đúng", Thái Văn chia sẻ thêm.
Tương tự, một HS Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng nếu thấy hành động chưa đúng của giáo viên mà im lặng đồng nghĩa là bạn chấp nhận cái sai, cũng có thể tạo nên những tiền lệ xấu sau này. Thay vì im lặng, hãy tận dụng những lần được đối thoại với giáo viên, với ban giám hiệu để lên tiếng. "Biết đâu đó, sau những phản hồi như thế, giáo viên sẽ cảm thấy điều mà mình đóng góp là đúng và thay đổi theo hướng tích cực", HS này nói.
Làm nghề giáo nên tự trọng
Theo ông Nguyễn Thanh Long, Hiệu trưởng Trường tiểu học số 2 Bình Hải (Bình Sơn, Quảng Ngãi) thì những người theo nghề giáo viên hầu hết là "tâm rất sáng", luôn đến bục giảng vì học sinh, thương yêu HS như con cái của mình, mong HS tiếp thu được những điều hay lẽ phải, những kiến thức để nên người, tạo hành trang vào đời.
Tuy nhiên ông Long nhìn nhận rằng giáo viên hiện nay gặp nhiều áp lực. Áp lực trong cuộc sống, áp lực từ cấp trên, áp lực từ phụ huynh học sinh đã "đè" xuống người giáo viên, trong khi họ lại không được nhận đủ đầy về quyền lợi... đã khiến một bộ phận giáo viên cảm thấy stress, và có những ứng xử không chuẩn mực. Theo đó đã vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo.
Trong trường hợp đó, HS hay đồng nghiệp cùng trường nên làm gì? Ông Long cho rằng nếu là HS, nên báo về giáo viên chủ nhiệm. Còn giáo viên trong trường cảm thấy bức xúc với những vi phạm về quy định đạo đức nhà giáo, có thể trao đổi để thay đổi theo hướng tốt hơn, nếu không được có thể trao đổi lên ban giám hiệu nhà trường. Còn lỡ người lãnh đạo nhà trường, là hiệu phó, hiệu trưởng là những người vi phạm, thì có thể phản ánh đến cấp cao hơn.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng quan tâm đến việc làm thế nào để tránh hay phòng ngừa việc vi phạm đạo đức nhà giáo. Bởi đó mới là động thái nhân văn cho vấn đề này...
"Và nhà giáo cần nghiêm túc và cẩn trọng cũng như khẳng khái thừa nhận nếu mình có sai phạm. Đừng tự biến mình thành nhân cách hoàn hảo tuyệt đối bởi: nhân vô thập toàn... Và cần lắm lòng tự trọng của nhà giáo nếu đó là nhà giáo biết sống", ông Sơn nói thêm.
Ông Long cũng chia sẻ rằng để tránh được những câu chuyện buồn về giáo dục, nhất là hiện tượng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, các trường đào tạo về sư phạm nên chú trọng việc đào đạo cả về kiến thức lẫn đạo đức nhà giáo, để khi ra trường giáo viên tận tâm với công việc, có những hành xử chuẩn.
Ngoài ra, ông Long cũng kiến nghị khi tuyển dụng giáo viên, đừng theo kiểu nhận vì "quen biết", vì những lý do không thuộc chuyên môn, mà hãy đánh giá sâu sát, kỹ lưỡng. Lãnh đạo nhà trường cũng cần có động thái quan tâm đến giáo viên nhiều hơn, thường xuyên chia sẻ về đạo đức nghề nghiệp...
Theo thanhnien
Vụ so sánh đồ thầy giáo mặc với quần nữ sinh: Thầy giáo không có lỗi khi yêu cầu vứt bỏ quần trên bàn GV Liên quan đến vụ phụ huynh so sánh "đồ thầy giáo mặc chưa chắc giá trị hơn quần nữ sinh" xảy ra tại Trường THCS Trần Huỳnh (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), ông Vưu Thanh Tùng - Hiệu trưởng nhà trường xác định, thầy giáo không có lỗi trong trường hợp này. Nói về clip mà bà Dương Ngọc Ánh quay lại...