Giúp trẻ tránh bị trầm cảm khi ở nhà phòng chống dịch COVID-19
Do thời gian ở nhà quá lâu, một số trẻ em có thể xuất hiện biểu hiện trầm cảm, vì thế phụ huynh cần lưu ý cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn.
Trẻ ở nhà phòng dịch sẽ có nguy cơ bị trầm cảm nếu không được cha mẹ quan tâm, trò chuyện. Ảnh: Xinhua
Việc học online ở nhà sẽ khiến trẻ có những biến đổi về mặt tâm lý khi không được giao lưu, gặp gỡ bạn bè hay chạy nhảy, vui đùa bên ngoài. Loanh quanh trong nhà chỉ vài chục mét vuông sẽ khiến trẻ trở nên cáu gắt, bực bội hoặc đối diện với nguy cơ rơi vào trạng thái dần thích ở một mình, từ chối hòa nhập với trường lớp và xã hội sau này.
Theo các chuyên gia tâm lý, một trong những nguyên nhân khởi nguồn bởi căn bệnh trầm cảm của trẻ nhỏ chính là những thay đổi nếp sống thường ngày. Trẻ sẽ khó thích nghi khi không được làm những điều quen thuộc và từ đó trở nên trầm lắng, ít nói chuyện và lười hoạt động.
Hãy kết nối để trẻ có thể trò chuyện với bạn bè hàng ngày qua mạng Internet. Ảnh: Xinhua
Video đang HOT
Lời khuyên của các chuyên gia tâm lý đưa ra rằng, các bậc phụ huynh nên giải thích cho trẻ hiểu về dịch bệnh, đồng thời hãy đồng hành cùng con trong mọi hoạt động hàng ngày. Cố gắng tạo nhiều hoạt động thú vị dù chỉ ở trong không gian nhỏ hẹp trong nhà như cùng con học bài, tổ chức trò chơi có thưởng, hướng dẫn con làm việc nhà phụ giúp cha mẹ…
Ngoài ra, có thể kết nối với bạn bè của trẻ thông qua mạng Internet, giúp con và các bạn có thể thường xuyên nói chuyện, trao đổi bài vở hàng ngày sẽ giúp các con không bị chán nản, hay cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.
Những việc tưởng nhỏ nhưng lại mang đến hiệu quả cao sẽ khiến các bậc phụ huynh cảm thấy yên tâm về mặt tâm sinh lý của các con, giúp các bé hoàn toàn thoải mái, tự tin và sẵn sàng trở lại trường lớp trong trạng thái bình thường mới.
Thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến trầm cảm
Một chế độ ăn uống và dinh dưỡng cân bằng là yếu tố cần thiết cho một lối sống khỏe mạnh.
Bởi thiếu hụt dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa năng lượng, chức năng miễn dịch, chức năng nhận thức, sức khỏe cơ, xương... mà còn tổn hại đến sức khỏe tâm thần, nhẹ hay nặng tùy thuộc thể trạng từng người.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tâm thần.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang thiếu dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người thường xuyên bị đau đầu, các vấn đề tiêu hóa (như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng), móng tay yếu, khô da hoặc chàm da, rụng tóc... cần gặp bác sĩ để đánh giá nguy cơ trầm cảm.
Bởi, thiếu hụt dinh dưỡng không chỉ dễ dẫn đến lo âu và trầm cảm, mà còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở người đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần, như rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn lưỡng cực.
Tuy vậy, đối với hầu hết mọi người, việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ khắc phục được sự mất cân bằng dinh dưỡng, có thể uống bổ sung vitamin nếu cơ thể không chuyển hóa dinh dưỡng đúng cách.
Dưới đây là những dưỡng chất mà nếu thiếu hụt có thể dẫn tới trầm cảm:
Vitamin D. Thiếu vitamin D có liên quan đến nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và tự kỷ. Vitamin "ánh nắng" này đặc biệt quan trọng cho khả năng hấp thụ canxi của cơ thể và duy trì mật độ xương. Ngoài tích cực phơi nắng sáng, cách tự nhiên để bổ sung vitamin D là tiêu thụ cá, trứng và các chế phẩm từ sữa...
Axít béo omega-3. ây là dưỡng chất rất cần thiết cho chức năng bình thường của tế bào não và giảm viêm, đồng thời giúp ngăn chặn các chất béo chuyển hóa xâm nhập vào hệ thần kinh. Thực phẩm giàu omega-3 bao gồm các loại cá béo (như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu), hàu, lòng đỏ trứng, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó và rong biển.
Axít amin. Do là thành phần tạo nên loại prôtêin giúp não bộ hoạt động bình thường, nên thiếu hụt axít amin dễ cảm thấy uể oải, mụ mị đầu óc và trầm cảm. Các thực phẩm giàu axít amin gồm thịt bò, trứng, cá, đậu và hạt.
Folate (axít folic). Folate là dạng tự nhiên của vitamin B9, chịu trách nhiệm hình thành nên chuỗi ADN, ARN và xây dựng tế bào. Nghiên cứu cho thấy những người có nồng độ folate thấp chỉ có 7% đáp ứng với việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Rau lá màu xanh, trái cây họ cam quýt, trứng và các loại đậu là những thực phẩm dồi dào folate.
Phức hợp vitamin B. Vitamin B giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì chức năng hệ thần kinh. Thiếu hụt dưỡng chất này có thể dẫn đến mệt mỏi, ngứa ran ở bàn chân hoặc đầu ngón tay và gây trầm cảm. Theo một số nghiên cứu, hơn 1/4 phụ nữ lớn tuổi bị trầm cảm nghiêm trọng vì thiếu vitamin B-12. Có thể bổ sung vitamin B-12 và B-6 từ thịt, cá, hải sản có vỏ, trứng, sữa, chuối và rau lá xanh.
Magiê. Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp duy trì chức năng bình thường của tim và hệ thần kinh. Nhờ có công dụng thư giãn tinh thần mạnh nhất, magiê thường được coi là thuốc chống căng thẳng tinh thần (stress) hiệu quả. Cách bổ sung magiê hữu hiệu là tiêu thụ các loại rau quả, đậu, hạt, hạt hạnh nhân, bơ và thực phẩm từ ngũ cốc nguyên cám như bánh mì nguyên cám và gạo lứt.
Kẽm. Ngoài giúp điều chỉnh phản ứng của não và cơ thể trước stress, kẽm còn đóng vai trò kích hoạt hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, đồng thời tham gia vào các quá trình hoạt hóa các chất dẫn truyền thần kinh, enzyme và hoóc-môn. Thiếu kẽm có liên quan đến trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt và rối loạn ăn uống. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt, hàu, cải bó xôi, hạt bí, nho khô và sô-cô-la đen.
Sắt. Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở nữ giới, trong khi đây là dưỡng chất rất quan trọng đối với tất cả chức năng cơ thể vì nó giúp vận chuyển ôxy trong máu. Các triệu chứng của thiếu sắt tương tự như trầm cảm, gồm mệt mỏi về tinh thần và thể chất, tâm trạng ủ dột và cáu giận. Có thể bổ sung sắt cho cơ thể bằng các thực phẩm như thịt, cá, trứng, các loại đậu và rau xanh, nên ăn chung với các thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt.
Cùng BS Đỗ Hồng Ngọc trả lời: 'Trẻ nghỉ hè để làm gì?' Những điều mà BS Đỗ Hồng Ngọc khuyên học sinh nên làm vào đợt nghỉ hè: làm thơ, tập nấu ăn và... ngủ. Gần đây, trong buổi trò chuyện cùng với các phụ huynh và học sinh tại trung tâm Anh ngữ SEAMEO Retrac, BS Đỗ Hồng Ngọc đã có những chia sẻ thiết thực về một vấn đề thời sự, đó là...