Giúp trẻ thích học
Thời gian đầu của lớp 1, trẻ phải làm quen với phương pháp học tập mới nên không tránh khỏi những hạn chế. Cha mẹ cũng như giáo viên sẽ phải chủ động hướng dẫn để giúp trẻ ham học.
Học thông qua trò chơi cũng là cách giúp trẻ lớp 1 không chán nản khi học – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Theo các chuyên gia nghiên cứu về giáo dục tiểu học, với trẻ lớp 1, quan trọng không phải là vở phải sạch, chữ phải đẹp mà đó là kỹ năng cầm bút đúng tư thế.
Về phương pháp học, bà Lâm Hồng Lãm Thúy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (Q.1, TP.HCM), khuyên: “Không nên tập cho trẻ học vẹt từ nhỏ mà nên giúp trẻ tìm hiểu bản chất của kiến thức”. Bà Thúy tư vấn, cha mẹ có thể biến việc tìm hiểu bản chất của số, ký hiệu toán học thành các trò chơi, thi đố… để trẻ tăng hứng thú, việc học trở nên nhẹ nhàng, đạt hiệu quả. Tương tự, khi tập cho trẻ ghép vần, cũng nên thông qua trò chơi câu đố. Theo bà Lưu Thị Thanh Xuân, giáo viên Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh), để giúp trẻ phát triển tối đa ngôn ngữ trong giai đoạn này, cha mẹ nên cùng con sưu tầm sách, truyện sau đó tập cho trẻ kể lại.
Thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, Hội quán Các bà mẹ, tư vấn mỗi buổi tối cha mẹ không nên làm hộ mà yêu cầu trẻ tự chuẩn bị đủ đồ dùng học tập, sách vở theo thời khóa biểu cho ngày hôm sau.
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh cho rằng để trẻ chủ động học tập, cha mẹ nên biết chấp nhận khả năng thật của trẻ. Mỗi trẻ có mức độ phát triển khác nhau, sự so sánh về khả năng giữa chúng sẽ tạo cảm giác sợ hãi, tự tin khi thua kém. Bên cạnh đó, hãy động viên, khuyến khích, tạo cơ hội khi phát hiện trẻ bộc lộ năng khiếu ở lĩnh vực nào đó.
Cha mẹ nên dành thời gian nhất định để trò chuyện cùng con. Chính những chia sẻ đó sẽ giúp trẻ biết tự suy nghĩ để cố gắng học giỏi.
Theo TNO
Tuyển sinh 2013: Học luật không lo thất nghiệp
Ngoài ra trong nhiều năm tới, các ngành giáo dục tiểu học, kỹ thuật hạt nhân đang có nhu cầu xã hội lớn, cơ hội việc làm cao.
Tỉ lệ "chọi" cao nhất trường và điểm trúng tuyển tăng, ngay cả ngành kỹ thuật hạt nhân mới tuyển sinh năm 2012 cũng đã dẫn đầu nhiều trường về lượng và chất của thí sinh dự thi. Thí sinh có học lực trung bình-khá (5-6 điểm/môn) vẫn có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các ngành này.
Cần nhiều giáo viên tiểu học
ThS Tạ Quang Lâm, Quyền Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: "Theo dự báo nhu cầu nhân lực sư phạm, hiện các địa phương còn thiếu giáo viên tiểu học rất nhiều. Do đó, chỉ tiêu ngành giáo dục tiểu học năm nay của trường cũng tăng từ 150 lên 170 so với năm trước". Tại Trường ĐH Sài Gòn, trong khi các ngành quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán bị cắt giảm 50% chỉ tiêu thì ngành giáo dục tiểu học vẫn giữ ổn định mức 200 ở hệ ĐH; còn hệ CĐ ngành này vẫn tuyển 150.
Năm năm nay, Trường ĐH Tiền Giang luôn tuyển ngành giáo dục tiểu học, trong khi các ngành sư phạm toán, vật lý, ngữ văn đã ngưng tuyển từ năm 2010. TS Phan Văn Nhẫn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang, nói: "Các trường địa phương đào tạo theo nhu cầu của Sở GD-ĐT nên khi tốt nghiệp cơ hội việc làm của sinh viên (SV) tại địa phương rất lớn".
ThS Tạ Quang Lâm, Quyền Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tư vấn ngành nghề cho thí sinh và phụ huynh - Ảnh: Quốc Dũng
Trong khi đó, TS Trần Lương Công Khanh, Phó Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận, cho hay: "Các ngành sư phạm khác tỉnh không có nhu cầu nhưng ngành giáo dục tiểu học và giáo dục mầm non thì đang cần". Còn ông Ninh Thành Viên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, thông tin: "Sắp tới, lực lượng giáo viên bậc tiểu học, mầm non nghỉ hưu nhiều nên tỉnh sẽ cần giáo viên bậc học này, cũng như triển khai dạy học hai buổi/ngày, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non năm tuổi".
Cần khoảng 2.200 lao động đến 2020
Năm 2012, ngành kỹ thuật hạt nhân lần đầu tiên được đào tạo tại các trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), Bách khoa Hà Nội, Đà Lạt, Điện lực và có tỉ lệ "chọi" rất cao, cũng như điểm trúng tuyển ở mức 16,5-18,5. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Quản lý dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, thông tin: "Đến năm 2020 dự kiến cần 2.200 lao động, trong đó 40% nhân lực về điện hạt nhân, vật lý nguyên tử, an toàn bức xạ...; 30% về nhiệt điện, điện tử-viễn thông, cơ khí, công nghệ thông tin... Trình độ ĐH và sau ĐH cần hơn 40%, còn lại là CĐ, CĐ nghề và trung cấp".
Cuối tháng 11/2012, Bộ GD-ĐT đã công bố bản dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Theo đó, SV xếp loại giỏi trở lên được cấp học bổng có giá trị 15 lần tiền học phí/tháng; SV xếp loại khá được cấp học bổng có giá trị tám lần tiền học phí/tháng; SV xếp loại trung bình được cấp học bổng có giá trị bằng tiền học phí/tháng. Ngoài ra, các SV theo học ngành này còn được miễn học phí và ở ký túc xá miễn phí. SV theo học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử năm cuối của chương trình đào tạo, đạt học lực khá trở lên được xem xét tuyển chọn đi thực tập sáu tháng tại một số nước có ngành năng lượng nguyên tử phát triển. SV tốt nghiệp đạt loại giỏi trở lên được chuyển tiếp học cao học và làm nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài, được ưu tiên tuyển chọn vào làm việc tại các cơ quan năng lượng nguyên tử và liên quan, không phải qua thời gian thử việc.
Nhu cầu cao về ngành luật
ThS Lê Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết: "Hiện cả nước có 23 cơ sở đào tạo luật. Các trường thường tuyển khối A, A1, C, D. Điểm trúng tuyển 17,5-21, các trường địa phương 14-16 điểm. Cơ hội việc làm của ngành luật hiện nay rất nhiều. Khi ra trường, SV luật có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như tòa án, VKS, Sở Tư pháp, cơ quan thi hành án... Tất cả cơ quan nhà nước đều có bộ phận pháp chế nên đòi hỏi phải có nhân sự tốt nghiệp ngành luật. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều cần nhân sự cho bộ phận tư vấn, pháp lý".
Theo quy hoạch nhân lực nghề luật sư, đến năm 2015 phát triển đội ngũ luật sư hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, phấn đấu đạt khoảng 1.000 luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế. Đến năm 2020, phát triển tỉ lệ số luật sư trên số dân khoảng 1/4.500 đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... Nguồn nhân lực ngành tư pháp cần bổ sung thêm khoảng 18.000 luật sư và khoảng 2.000 công chứng viên, 700 chấp hành viên, khoảng 1.300 thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, khoảng 4.300-4.500 thư ký thi hành án...
Theo Quốc Dũng (Pháp luật TP.HCM)
Đại học Cần Thơ mở thêm 5 ngành đào tạo Trường Đại học Cần Thơ cho biết dự kiến triển khai mở thêm 5 ngành mới trong năm 2013 là : Quản lí công nghiệp, Kĩ thuật điện tử truyền thông, Giáo dục thể chất, Giáo dục tiểu học, Quản lí tài nguyên và môi trường nhằm thực hiện đa dạng hóa loại hình đạo tạo theo phương thức đào tạo không chính...