Giúp trẻ thân thiện với bạn
Đến đón con ở trường mầm non, chị Nguyễn Thị Diệu Thúy, giáo viên Trường tiểu học Lĩnh Nam, Q.Hoàng Mai, Hà Nội, hốt hoảng khi thấy trên tay con gái 3 tuổi đầy những vết răng, bên đuôi mắt bé cũng có một vài vết xước rớm máu nhẹ. Khi mẹ hỏi, cô bé khóc òa lên và nói “bạn H. đánh và cắn con” và nhất quyết “mai con không đi học nữa đâu, bạn ấy lại đánh con nữa”.
Tập thói quen chia sẻ đồ chơi sẽ giúp trẻ loại trừ việc bắt nạt lẫn nhau – Ảnh: Nguyễn Tú Lan
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung, Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần ý tưởng Việt, cho rằng có 2 nguyên do khiến trẻ bắt nạt bạn: Tính cách của trẻ bị ảnh hưởng từ môi trường sống mà ở đó người lớn là tấm gương xấu. Hoặc do trẻ được nuông chiều, muốn gì được đó nên khi không được như ý muốn thì trẻ sẽ mè nheo, nhõng nhẽo hoặc dùng “vũ lực” để đạt được điều mình muốn.
Video đang HOT
Đề cao vai trò của việc giáo dục trong gia đình, luật sư Lâm Vũ Thao, tác giả cuốn sách Thư gửi con từ phòng họp, khẳng định: “Hành vi ứng xử của bố mẹ luôn có ảnh hưởng rất lớn đến cách hành xử của trẻ. Bố mẹ luôn khuyến khích con hòa nhã với bạn bè thì sẽ ít xảy ra trường hợp con bắt nạn bạn. Hay việc tạo dựng cho con tính năng động, tự tin thì con sẽ khó bị bắt nạt hơn”. Trẻ con chọc ghẹo nhau là chuyện thường, nhưng trẻ nào ý thức được mình là kẻ mạnh sẽ có khuynh hướng bắt nạt bạn, còn trẻ yếu đuối, khép kín lại dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt. Ông Thao khuyên: “Bố mẹ theo sát con, luôn dành thời gian cho con thì sẽ có thể điều chỉnh hành vi của con kịp thời, ví dụ như trẻ nhút nhát, hiền lành quá thì nên cho con đi chơi nhiều hơn, giao tiếp với nhiều người hơn để dạn dĩ, tự tin hơn”.
Bài học muôn thuở là hãy giáo dục bằng cách cho trẻ những thứ hợp lý chứ không phải cho tất cả những thứ trẻ muốn. Tránh tuyệt đối việc hình thành mối liên hệ giữa những thói quen xấu với việc đạt được mục đích (quà bánh, đồ chơi…) bằng cách có thái độ kiên quyết và giải thích mềm mỏng để trẻ có thể hiểu và chấp nhận. Ngoài ra, bà Trang Nhung tư vấn tránh hướng dẫn trẻ kiểu “bạn đánh con thì con đánh lại bạn”, như vậy chỉ làm phát sinh thêm hung tính cho trẻ. Thay vào đó, hãy hướng dẫn cho trẻ cách xử lý vấn đề bằng cách trò chuyện hoặc đặt vấn đề giả định kiểu như: Nếu Bin bị bạn cắn thì Bin sẽ làm gì? Bin có nên cắn lại bạn không? Theo Bin thì vì sao Bin bị bạn cắn?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với trẻ bắt nạt và bị bắt nạt, phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen chia sẻ đồ chơi để trẻ có thể chơi cùng nhau. Chính thói quen nhường nhịn nhau này là chìa khóa quan trọng để hình thành thói quen chia sẻ, đồng cảm với người khác – một trong những nhân tố vàng để loại trừ việc bắt nạt lẫn nhau, giúp trẻ có thể hòa đồng với các bạn tốt hơn.
Theo TNO
Bú mẹ giúp trẻ học tốt hơn là uống sữa công thức
Các nhà nghiên cứu tại Anh vừa cho biết, trẻ em được bú sữa mẹ có thành tích học tập cao hơn nhiều so với các bé cùng lứa tuổi được cho uống sữa bột.
Nghiên cứu được tiến hành trên 5.489 trẻ em ở Anh. Các bà mẹ được phỏng vấn về thói quen cho con bú khi trẻ được 9 tháng tuổi. Có 2/3 số trẻ đã được bú sữa mẹ ở một số giai đoạn và 16% đã hoàn toàn bú sữa mẹ ít nhất là 4 tháng.
Ảnh: vidavibrante
Khả năng học tập của trẻ được đo bằng cách sử dụng hồ sơ ghi chép các giai đoạn, có giáo viên đánh giá vào cuối năm đầu tiên ở trường, trước khi trẻ được 5 tuổi. Giáo viên đánh giá trẻ dựa trên 13 thang đo bao gồm 6 lĩnh vực phát triển và xếp hạng liên tục suốt cả năm. Kết quả này đáng tin cậy vì giáo viên không hề biết trẻ tham gia thử nghiệm uống sữa mẹ hay bú sữa ngoài trước đó.
Theo nghiên cứu thì chỉ có 37% trẻ không bú sữa mẹ là đạt thành tích tốt. Và cũng tùy thuộc vào thời gian cho trẻ bú sữa mẹ mà có kết quả khác nhau. Có 49% những bé bú sữa mẹ dưới 2 tháng, 56% trẻ bú sữa mẹ 2-4 tháng và 60% trẻ bú sữa mẹ từ 6 tháng trở lên là đạt thành tích cao. Kết quả này đã được điều chỉnh dựa trên yếu tố trình độ học vấn, tình trạng kinh tế - xã hội của người mẹ.
Nhóm nghiên cứu tại ĐH Oxford cũng cho thấy, cho con bú sữa mẹ trong thời gian dài có thể cải thiện kết quả học tập ngay khi trẻ học tiểu học, giúp trẻ có thành tích tốt trong mọi lĩnh vực như giao tiếp, ngôn ngữ, văn hóa, kiến thức, sự hiểu biết về thế giới cũng như phát triển thể chất. Trẻ bú sữa mẹ cũng có xu hướng đạt điểm số cao hơn trong việc phát triển bản thân, xã hội, tình cảm, giải quyết vấn đề, lý luận, tính toán hay sáng tạo.
Các nhà nghiên cứu cho biết acid béo thiết yếu trong sữa mẹ có thể giúp trẻ phát triển nhận thức. Trong khi đó, nếu trẻ không được uống sữa mẹ rất dễ bị nhiễm trùng, thậm chí chậm phát triển.
Hiện nay ở Anh, cứ 4 phụ nữ thì có 1 người không cố gắng cho con bú sữa mẹ, đây là mức đáng báo động nhất thế giới. Nghiên cứu này khuyên các bà mẹ nên cố gắng cho con bú sữa mẹ. Càng kéo dài thời gian cho bú, càng có nhiều khả năng trẻ sẽ có thành tích học tập tốt hơn.
Theo VNE
Danh sách trái cây mùa lạnh "thân thiện" với sức khỏe con người Các loại trái cây này sẽ cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể của chúng ta. Táo và lê Loại trái cây giòn giòn này chứa đầy chất antioxidants, giúp cơ thể phòng chống nhiều bệnh và làm chậm quá trình lão hóa. Trong gần 7.500 loại táo khác nhau, táo Fuji là loại chứa nhiều antioxidants và các chất khác...