Giúp trẻ phát triển nhân cách tốt trong môi trường thân thiện
Quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhiều trường mầm non tại Hải Phòng chú trọng việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Trường Mầm non Bắc Sơn với nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm cho trẻ.
Trải nghiệm phù hợp
Để thực hiện hiệu quả chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT, nhiều trường mầm non tại Hải Phòng đã tập trung nâng cao chất lượng các chuyên đề, tạo môi trường hoạt động trong và ngoài lớp học, tăng cường các hoạt động vui chơi trải nghiệm giúp trẻ phát triển toàn diện.
Giáo viên các nhà trường có nhiều tiến bộ, tích cực đổi mới trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, bước đầu tiếp cận được với nội dung, phương pháp giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”. Nhà trường có nhiều hoạt động chăm sóc giáo dục tiến bộ, linh hoạt, sáng tạo giúp trẻ chủ động, mạnh dạn giao tiếp; nề nếp thói quen học tập được hình thành rõ nét, nhất là đối với trẻ 5 tuổi.
Việc xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ có những trải nghiệm trong những năm đầu đời phù hợp với mức độ phát triển của trẻ được các nhà trường chú trọng. Trẻ đều được tạo cơ hội học tập vui chơi bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
Trường Mầm non Bắc Sơn chú trọng nâng cao tay nghề cô nuôi qua các hội thi, từ đó nâng cao hiệu quả chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.
Cô Vũ Thị Hát – Hiệu trưởng Trường Mầm non Bắc Sơn (Kiến An) chia sẻ: Như chúng ta đã biết “Một nhân cách tốt sẽ nảy nở trong một môi trường thân thiện”, trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ vì vậy chúng ta cần tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất để đặt viên gạch đầu tiên trên con đường hình thành nhân cách của trẻ thơ- những mầm non tương lai của đất nước.
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, Trường Mầm non Bắc Sơn xác định tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Vì thế, trong các hoạt động, giáo viên nhà trường chú trọng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Thông qua các hoạt động, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Trường Mầm non Bắc Sơn có môi trường giáo dục khang trang, sạch đẹp, an toàn; khu vực chơi, góc học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện giúp trẻ phát triển, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết, kích thích hoạt động tích cực, sáng tạo.
Video đang HOT
Góc học tập của trẻ tại Trường Mầm non Bắc Sơn.
100% các lớp trong trường được thiết kế không gian trong lớp đảm bảo ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Đặc biệt, trường đưa cây xanh vào lớp học và khu vệ sinh của trẻ tạo không gian gần gũi thân thiện với thiên nhiên. Mỗi lớp học có cách sắp xếp các giá kê đồ chơi của trẻ khoa học, có kí hiệu cụ thể nhằm giúp trẻ lấy, cất và sử dụng đồ dùng thuận tiện.
Giáo viên thiết kế hệ thống bài tập tại các góc chơi của trẻ phù hợp theo từng lĩnh vực và từng độ tuổi. Với đặc thù trường mầm non, các nguyên học liệu phục vụ nhu cầu học và chơi của trẻ cần phong phú đa dạng theo nội dung hoạt động, vì thế giáo viên nhà trường rất khéo tay, sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, phù hợp. Các cô tái sử dụng sản phẩm của trẻ trong việc xây dựng môi trường học tập.
Cô trò Trường Mầm non Bắc Sơn cùng nhau khám phá thiên nhiên.
Cô Hát cho hay: Với khuôn viên diện tích sân trường hẹp, nhà trường đã tận dụng không gian một cách triệt để nhằm cung cấp kiến thức, các ý tưởng sáng tạo của trẻ một cách tích cực. Năm học 2021 – 2022 nhà trường đã cải tạo vườn thể chất thành khu trải nghiệm của trẻ, trong khu vườn trải nghiệm đó, trẻ có cơ hội được thực hành một số kĩ năng như gieo hạt và theo dõi sự nảy mầm, chăm sóc cá, khám phá một số cây xanh và làm một số thử nghiệm khoa học ….Nhà trường đã tận dụng sân trường để tạo các trò chơi vận động cho trẻ: bật chụm tách chân, bật liên tục qua các ô, đi trong dích dắc…
Giúp trò phát triển toàn diện
Trường mầm non Liên Am (huyện Vĩnh Bảo) có 2 điểm trường, cơ sở vật chất khang trang. Trường có 12 phòng học khép kín, trường phân bố các mô hình vườn hoa cây cảnh, vườn rau, vườn cổ tích, khu vui chơi với cát, nước, khu phát triển vận động phù hợp.
Cô Đỗ Thúy Hằng- Hiệu trưởng Trường Mầm non Liên Am chia sẻ: Trường hiện tại có 300 cháu trong đó trẻ nhà trẻ là 84 cháu; mẫu giáo là 216 cháu. Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại, bàn ghế học sinh đạt chuẩn quy định, phòng học kiên cố, công trình vệ sinh khép kín thoáng mát, khu vui chơi đa dạng… đảm bảo tốt cho các hoạt động học và hoạt động vui chơi trải nghiệm của trẻ.
Góc vui chơi an toàn giao thông của trẻ tại Trường Mầm non Liên Am.
Thực hiện chuyên đề ” Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2022- 2025 trong năm học 2021-2022 nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề. Ngay từ đầu năm học nhà trường có kế hoạch đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đặc biệt chú ý việc tạo môi trường ngoài lớp học.
Dù đóng quân trên địa bàn còn nhiều khó khăn nhưng nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và nhất là sự đồng tình của phụ huynh học sinh. Phụ huynh và các cá nhân ủng hộ kinh phí làm góc chơi ngoài trời như: góc khám phá; góc chơi với cát, nước…
Trường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng phù hợp với công tác chăm sóc trẻ theo hướng hiện đại. Giáo viên xây kế hoạch xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục phù hợp với độ tuổi tạo cơ hội học tập thú vị, đầy hứng thú cho trẻ bằng những cách thức đa dạng khác nhau.
Trường Mầm non Liên Am tổ chức Đêm trăng sum vầy hạnh phúc với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Trong các hoạt động, giáo viên luôn hướng đến những cơ hội tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ về suy nghĩ, tính cách, cách ứng xử thông qua việc hình thành cho con những kỹ năng sống và kỹ năng cần thiết. Các cô Thiết kế đồ dùng học liệu đơn giản gần gũi cho trẻ hoạt động. Luôn tìm tòi nghiên cứu những hoạt động mới lạ giúp trẻ khám phá, trải nghiệm, tạo cơ hội cho trẻ được khám phá thế giới và môi trường xung quanh trẻ.
Trường Mầm non Liên Am được phụ huynh và các cá nhân ủng hộ kinh phí làm góc chơi ngoài trời như: góc khám phá; góc chơi với cát, nước…
Kết quả năm học vừa qua, 95% trẻ 5 tuổi và 93% trẻ dưới 5 tuổi đạt chuyên cần. 100% trẻ phát triển đạt yêu cầu 5 lĩnh vực phát triển, theo hướng dẫn đánh giá về chuẩn phát triển trẻ em do Bộ GD&ĐT ban hành. Trong đó, tỷ lệ trẻ phát triển toàn diện đạt 97%; bé khỏe – ngoan đạt 99%. Trẻ nhanh nhẹn, tự tin, tích cực tham gia mọi hoạt động ở trường, lớp, có hành vi thói quen lễ giáo và có kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi, có thái độ đúng về môi trường, con người và vật nuôi.
Trường Mầm non Liên Am quan tâm, đề cao công tác chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích, dịch bệnh cho trẻ. Trẻ được uống nước sạch, vệ sinh rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng và xúc miệng nước muối sau khi ăn; các nhóm lớp có đủ nước sạch để thực hiện vệ sinh. Trẻ được khám sức định kì lần 1 và cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng lần 2 /năm.
Xây dựng môi trường học đường thân thiện
Thực hiện tốt xây dựng văn hóa học đường sẽ góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi các vấn đề tiêu cực trong môi trường giáo dục cũng như tình trạng bạo lực học đường.
Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà cần có sự tham gia tích cực của xã hội, nhất là vai trò của gia đình. Bên cạnh tạo môi trường học tập, rèn luyện tốt cho học sinh, xây dựng văn hóa học đường còn hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường làm việc tốt để người thầy có thể 'dạy tốt'.
Ngôi nhà thứ 2 của học sinh
Thời gian qua, các vụ bạo lực học đường tiếp tục diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Theo các chuyên gia tâm lý, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó, khách quan nhìn nhận là do tác động của bối cảnh xã hội, nhất là giai đoạn sau 2 năm dịch bệnh, nhiều người, nhất là lứa tuổi học sinh có những căng thẳng, bất ổn về tâm lý.
Ảnh minh họa: CTV
Mặt khác, một số học sinh chưa đủ "sức đề kháng" trước những vấn đề, hiện tượng tiêu cực trong xã hội, nhất là trên mạng xã hội; chương trình học còn nặng, việc học và vui chơi giải trí chưa được cân bằng khiến học sinh mệt mỏi, bức bối. Hơn nữa, ở một số gia đình, phụ huynh chưa quan tâm đến con cái đúng cách, hoặc nuông chiều con quá mức mà không lắng nghe con một cách thấu đáo trong các vấn đề. Tất cả những nguyên nhân này dẫn đến việc các em có những suy nghĩ, hành động lệch chuẩn, làm gia tăng tình trạng bạo lực học đường.
Theo các chuyên gia giáo dục, xây dựng môi trường học đường thân thiện để nhà trường thực sự là ngôi nhà thứ 2 của học sinh, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, sẽ góp phần giải tỏa các áp lực trong học tập, cuộc sống của học sinh. Đây là giải pháp hiệu quả để đẩy lùi những vấn đề tiêu cực xảy ra trong môi trường học đường. Để trường học thực sự là ngôi nhà thứ 2 của học sinh thì trong ngôi nhà ấy phải có tình thương, bạn bè, thầy cô và học trò yêu thương nhau như người trong gia đình. Cùng với đó, để giảm áp lực học tập với học sinh, phương pháp giảng dạy cũng cần được đổi mới, làm sao ngoài cung cấp kiến thức phải giúp học sinh hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống; phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng phải đổi mới nhằm ghi nhận sự cầu thị, tiến bộ của học sinh, động viên các em nỗ lực chứ không nặng về điểm số.
Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Du (quận 10), hoạt động tư vấn tâm lý học đường rất quan trọng, giúp học sinh giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất. Hiểu được tầm quan trọng của công tác này, nhà trường thành lập Ban tư vấn học đường gồm có cả lãnh đạo nhà trường, thực hiện tư vấn cho các em mọi lúc, mọi nơi, qua nhiều kênh. Không những vậy, mỗi thầy cô giáo cũng phải là một tư vấn viên, là nơi mà học sinh có thể tìm đến khi có những trăn trở trong cuộc sống, học tập, để được giải tỏa nỗi lòng. Hoạt động phong trào cũng là một cách để giúp học sinh năng động hơn, đoàn kết gắn bó với nhau hơn. Đoàn Thanh niên của trường phải là trung tâm để tập hợp, lôi cuốn học sinh thông qua các hoạt động của mình. Các hoạt động Đoàn phải hướng đến nhu cầu, thị hiếu, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
"Đối thoại dân chủ giữa học sinh và lãnh đạo nhà trường cũng là một giải pháp hiệu quả mà nhà trường đang thực hiện nhằm xây dựng môi trường học đường thân thiện. Qua các buổi đối thoại trước toàn trường, học sinh tích cực bày tỏ chính kiến của mình, các em cũng có những phản biện về tình trạng cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy... từ đó nhà trường tiếp thu và có giải pháp khắc phục, hoàn thiện hơn. Riêng với học sinh, việc được bày tỏ và được lắng nghe sẽ giúp các em có suy nghĩ, hành động tích cực và có trách nhiệm hơn" - thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ.
Cùng quan điểm, thầy Phạm Thái Hồ, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Cù Chính Lan (quận Bình Thạnh) chia sẻ, việc tạo môi trường học đường thân thiện là một nội dung quan trọng trong xây dựng văn hóa đọc đường. Bên cạnh hoạt động giáo dục kiến thức, nhà trường chú trọng tới các hoạt động giáo dục kỹ năng cho học sinh. Trong chương trình học, nhà trường cũng kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thực hiện chuyên đề hướng nghiệp ngoài nhà trường, chuyên đề về tâm sinh lý, sử dụng mạng xã hội, phổ biến quy định pháp luật về trẻ em, an ninh mạng. Ngoài giờ chính khóa như các câu lạc bộ năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao để học sinh cân bằng việc học và rèn luyện.
Trách nhiệm trong xây dựng văn hóa học đường nói chung không chỉ thuộc về nhà trường, mà còn có vai trò quan trọng của gia đình. Bên cạnh giáo dục, vun đắp cho con những giá trị tốt đẹp, cha mẹ còn phải là người đồng hành tin cậy của con. Có như vậy, phụ huynh mới có thể phối hợp tốt với nhà trường để kịp thời phát hiện, hỗ trợ các con em mình giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống, học tập.
Môi trường tốt để người thầy "dạy tốt"
Ngoài chủ thể là học sinh, việc xây dựng văn hóa học đường cũng hướng đến tạo môi trường làm việc tốt cho người thầy phát huy hết năng lực của mình. Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, để xây dựng văn hóa nhà trường tốt, trách nhiệm, vai trò của lãnh đạo nhà trường rất quan trọng, trong đó phải đặt quyền lợi của giáo viên, học sinh lên trên hết. Ngoài chính sách chung, lãnh đạo nhà trường cần xây dựng chính sách cho giáo viên một cách phù hợp, tạo môi trường làm việc tốt cho giáo viên; các quyền lợi của người thầy phải được trân trọng, đảm bảo; tạo điều kiện tối đa để giáo viên nâng cao trình độ, trao quyền chủ động trong giảng dạy phát huy hết năng lực sở trường của mình cống hiến cho sự nghiệp chung. Đặc biệt, chương trình Giáo dục phổ thông mới được xây dựng mở, sự chủ động, sáng tạo của giáo viên càng được tạo điều kiện phát huy tối đa trong quá trình dạy học.
Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên "dạy tốt", chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm lãnh đạo trong ngành giáo dục cũng dần được đổi mới nhằm tạo môi trường tốt cho giáo viên nỗ lực, phấn đấu. Năm 2022, lần đầu tiên SởGiáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục với việc thí điểm thi tuyển Phó Hiệu trưởng cho 3 trường Trung học Phổ thông ở huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ. Theo đó, thay vì bổ nhiệm như trước đây, những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đều có thể tham gia thi tuyển.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho rằng, thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý là một trong những giải pháp để lựa chọn ra những cán bộ có năng lực trong lãnh đạo, quản lý, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các cán bộ được quy hoạch. Hình thức thi tuyển này sẽ tạo động lực phấn đấu cho các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo. Mặt khác, các ứng viên có thể ứng tuyển vào các vị trí phù hợp với các điều kiện của bản thân nên khi trúng tuyển sẽ sẵn sàng nhận nhiệm vụ và thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.
Vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh cũng được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên lưu ý với ngành giáo dục TP trong phát biểu tại lễ tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 của ngành giáo dục TP. Trong đó, ngành cần quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ nhà giáo an tâm công tác. Bên cạnh việc nghiên cứu, đề xuất chính sách nâng cao mức thu nhập cho nhà giáo, ngành giáo dục TP cần tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, trung thực, không thành tích ảo, xây dựng hệ thống tiêu chí thi đua khen thưởng đảm bảo thành tích thật.
Đào tạo con người mới là gốc Xây dựng chiến lược về đội ngũ nhà giáo mới là gốc của vấn đề... Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NTCC GS.TS Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, nguyên ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương - cho rằng, nói đến chất lượng giáo dục là phải đề cập điểm căn bản và huyết mạch là...