Giúp trẻ em vùng cao tiếp tục tới trường

Việc nhiều xã vùng cao của các tỉnh miền núi phía bắc đạt chuẩn nông thôn mới được xác định xã khu vực I, học sinh ở các xã này không còn được hưởng chế độ hỗ trợ của Nhà nước khiến thời gian qua nhiều học sinh nghỉ học do gia đình gặp khó khăn khi đóng góp kinh phí.

Để tháo gỡ những khó khăn này, ngành giáo dục, cấp ủy, chính quyền địa phương đang tập trung tìm giải pháp giúp con em đồng bào các dân tộc tiếp tục tới trường.

Giúp trẻ em vùng cao tiếp tục tới trường - Hình 1

Một lớp học tại xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát ( Lào Cai ). Ảnh: QUỐC HỒNG

Do không còn được hưởng chế độ hỗ trợ khi các xã khu vực III, khu vực II chuyển sang khu vực I, nhiều học sinh ở các xã đặc biệt khó khăn mới được công nhận hoàn thành chương trình nông thôn mới tại các tỉnh miền núi đã nghỉ học hoặc đến lớp không đầy đủ.

Nhiều học sinh vùng cao nghỉ học

Thầy giáo Vi Hoài Thanh, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung, huyện Bát Xát (Lào Cai) cho biết, trong ba tuần đầu năm học mới, tỷ lệ học sinh đi học đạt từ 97% đến 98%. Ngày 27/9, 80 học sinh ở thôn Tùng Sáng và thôn Lũng Pô đồng loạt nghỉ học.

Nguyên nhân là do A Mú Sung là xã khu vực III đã đạt chuẩn nông thôn mới từ cuối năm 2020, cho nên từ năm học 2021 – 2022, 129 học sinh bán trú có nhà ở ba thôn là Tùng Sáng, Lũng Pô và Y Giang không còn được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn bán trú (theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP) bằng 40% mức lương tối thiểu là 596 nghìn đồng và 15 kg gạo/học sinh/tháng như trước, trong khi gia đình các em rất khó khăn, không đóng góp được tiền ăn khi con đến lớp.

Nhà trường đã báo cáo cấp ủy đảng, chính quyền xã phối hợp với các ngành, đoàn thể của xã tập trung vận động học sinh ra lớp. Đến ngày 11/10, tất cả 80 em học sinh đã đi học trở lại. Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, năm học 2021-2022, tỉnh có 135 nghìn học sinh (chiếm khoảng 60% học sinh toàn tỉnh) không được hưởng chính sách hỗ trợ gạo, tiền ăn, miễn, giảm học phí…

Tại Trường THCS xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên ( tỉnh Lai Châu ), mặc dù năm học mới đã được gần hai tháng, song đến thời điểm hiện tại vẫn còn 267 học sinh chưa đến lớp. Phần lớn số học sinh này trước đây thuộc diện ở bán trú. Thầy Đỗ Doãn Lâm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, các giáo viên phải đến từng hộ, từng bản để vận động, tuyên truyền, song số lượng học sinh không ra lớp vẫn còn nhiều.

Tại bản Ngam Ca, cùng ở xã Nậm Sỏ, có 49 em học sinh THCS nhưng chỉ có tám em đến lớp. Theo trưởng bản Vàng A Páo, các cháu không đi học do gia đình không có điều kiện để đóng góp cho con.

Theo thống kê, bản có 104 hộ thì có 37 hộ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Như hộ nhà anh Lầu A Sở, thuộc diện hộ nghèo có đến ba cháu đều đi học bán trú, do không có điều kiện nuôi con đi học, cho nên con lớn năm nay lên lớp 6 đành nghỉ ở nhà, nhường cho hai em nhỏ được đến lớp.

Nhà chị Giàng Thị Xúa có một con học lớp 8, một con lên lớp 10… do điều kiện quá khó khăn, cả hai cháu đều phải nghỉ học. Cháu Lầu Thị La, học sinh lớp 8 (con gái chị Giàng Thị Xúa) cho biết, bản thân cháu rất muốn được đi học. Tuy nhiên do bố mất sớm, một mình mẹ không đủ sức nuôi hai anh em ăn học, cho nên cháu phải ở nhà giúp mẹ việc nhà.

Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu, tỉnh có 35 xã với 98 trường và 10.203 học sinh các cấp không được hưởng chế độ hỗ trợ. Trong tuần đầu sau khai giảng, các trường: Tiểu học, THCS xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỷ lệ học sinh bán trú đến lớp đạt mức rất thấp, ngày đông nhất chỉ được 29% số học sinh, ngày vắng nhất chỉ đạt 11%.

Video đang HOT

Tuy nhiên sau gần hai tháng, qua quá trình tuyên truyền vận động, giải thích, đến nay tỷ lệ học sinh của nhiều trường ra lớp đã bảo đảm, chỉ còn gần 750 học sinh các cấp ở các xã bị ảnh hưởng mất chế độ hỗ trợ chưa ra lớp do gia đình không đủ khả năng đóng góp cho các em đến trường.

Giúp học sinh tiếp tục được đến trường

Trước thực trạng này, nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt, UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 29/2020/NQ-HĐND tỉnh về việc “Ban hành quy định các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 – 2025″ để UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh. Trên cơ sở đó, HĐND tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND về việc tiếp tục thực hiện hỗ trợ cho học sinh các xã khu vực II, khu vực III hoàn thành nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, học sinh, trẻ mầm non tại các xã khu vực II và III dù đã được công nhận hoàn thành nông thôn mới vẫn được hưởng các chính sách đặc thù như: hỗ trợ tiền ăn bằng 20% mức lương cơ sở/học sinh/tháng; hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 160.000 đồng/trẻ em/tháng cho trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập… Việc ban hành nghị quyết trên được coi là cơ sở để các xã duy trì và nâng cao tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới.

Bởi trên thực tế, mặc dù đã đạt tiêu chí NTM, song các tiêu chí đạt chuẩn chỉ ở mức thấp, đời sống người dân còn khó khăn, hạ tầng chưa đồng bộ. Mặc dù thời gian hưởng hỗ trợ quy định trong nghị quyết này không quá chín tháng trong một năm học và chỉ hỗ trợ trong năm học 2021-2022, nhưng đã giúp tháo gỡ khó khăn trước mắt, nhất là ở thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Tại tỉnh Yên Bái, năm học này có 2.726 học sinh không được hưởng chính sách hỗ trợ gạo và tiền ăn; 6.041 trẻ mầm non không còn được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa; 10.321 học sinh không được hưởng chính sách miễn, giảm học phí… Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Yên Nông Thu Hà cho biết, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh bán trú không còn được hưởng chế độ chính sách đến học tại trường, điểm trường gần nhất, giúp 32 học sinh không bỏ học.

Ngoài ra, đã tạo điều kiện cho 19 học sinh Trường tiểu học Minh Xuân nhà ở xa trường được ăn bán trú buổi trưa tại trường. Từ cách làm này, không có học sinh bỏ học. Ngành giáo dục và đào tạo huy động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sau thời gian ngắn, đã huy động được gần 500 triệu đồng; 2.593 bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến 12; hơn 1.700 cuốn vở, 476 bút viết, 276 bút chì, 50 chăn bông, 104 đôi dép; 253 xe đạp giúp các em học sinh.

Tại tỉnh Điện Biên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé Phạm Thiết Chùy cho biết, huyện có xã biên giới Sín Thầu vừa được công nhận xã nông thôn mới, vì vậy từ năm học này 134 học sinh tiểu học, trung học của xã không được hưởng các chính sách hỗ trợ giáo dục.

Lường trước nguy cơ học sinh nghỉ học vì gia đình không có điều kiện đóng góp, đầu năm học 2021-2022, Phòng Giáo dục và Đào tạo Mường Nhé đã kêu gọi vận động hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết cho học sinh; kêu gọi tổ chức từ thiện Ánh sáng núi rừng hỗ trợ tiền ăn cho 46 học sinh là con em các gia đình ở hai bản A Pa Chải và Lỳ Mạ Tá.

Cùng với đó, Ban giám hiệu Trường mầm non và Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học – trung học cơ sở Sín Thầu vận động phụ huynh góp thêm gạo, củi để nấu ăn cho học sinh bán trú. Nhờ đó, đến thời điểm này, Sín Thầu vẫn bảo đảm số học sinh theo học; không em nào nghỉ học hay chuyển trường đi nơi khác vì lý do không có chế độ hỗ trợ.

Giúp trẻ em vùng cao tiếp tục tới trường - Hình 2

Chuẩn bị bữa ăn trưa cho học sinh tại điểm Trường tiểu học Huổi Đá, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé (Điện Biên). Ảnh: LÊ LAN

Về lâu dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Giàng Thị Dung nhấn mạnh, ngành giáo dục và đào tạo cần phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các xã để tuyên truyền, vận động, giải thích đầy đủ kịp thời cho phụ huynh, học sinh.

Bên cạnh đó, phối hợp với cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã vận động xã hội hóa, xây dựng các mô hình hỗ trợ học sinh vùng khó khăn để huy động phụ huynh chung tay với nhà trường thực hiện bán trú. Trong những năm học tiếp theo, khi không có sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, cần dự tính các trường ở những xã bị ảnh hưởng có thể quay trở lại thực hiện mô hình trường học bán trú dân nuôi (phụ huynh đóng góp gạo, thực phẩm) để học sinh yên tâm học tập, bám lớp, bám trường.

Hành trình đưa sách lên non

Năm đó, bài viết trên Facebook mong muốn giúp đỡ sách vở của cô Thủy có hơn 2.000 lượt chia sẻ.

Hành trình đưa sách lên non - Hình 1


Niềm vui của học sinh khi được tặng những bộ sách mới.

Sau 25 ngày, mấy chục nghìn cuốn sách cũ và mới được phụ huynh, học sinh mọi nơi gửi về. Nhờ vậy, thay được 70% lượng sách cũ nát của học sinh trong toàn huyện Tân Uyên.

Với cô Đào Thị Thu Thủy (Trường Tiểu học Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu) trao những món quà ý nghĩa đến học sinh nghèo chính là hạnh phúc.

Bắt duyên từ con trâu và quyển sổ..

Đã chục năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục Tân Uyên, cô Đào Thị Thu Thủy (SN 1984) biết và hiểu rõ nỗi khó khăn của học sinh nghèo nơi đây.

"Trong quá trình công tác, mình cảm thấy yêu mến vùng đất này, sống và cống hiến như quê hương vậy. Với mình, cuộc sống là một sự cố gắng, nỗ lực. Sau này về già, kỷ niệm còn lại sẽ là những thành quả mà mình đã sống vì mọi người", cô Thủy trải lòng.

Với lối sống cởi mở, hướng đến cộng đồng, nên khi có duyên để giúp ích cho mọi người, cô Thủy đã không ngần ngại "bắt duyên". Cô bắt đầu làm từ thiện từ tháng 1/2016 với chương trình tặng 2 con trâu và 2 sổ tiết kiệm cho gia đình học sinh nghèo.

Trong 6 năm qua, cô Thủy đã mang đến niềm vui cho nhiều học trò và người dân nơi đây. Cô đã kết nối nhà hảo tâm để thực hiện nhiều chương trình từ thiện. Cô huy động mọi người quyên tặng sách giáo khoa (SGK). Có lúc lại kêu gọi, trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo hay việc nhận đỡ đầu trẻ mồ côi.

Ngoài ra, cô kêu gọi các mạnh thường quân chung tay xây nhà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Có lần cô kêu gọi, phối hợp tổ chức chương trình tặng - bán quần áo cho bà con với giá 2 - 5 nghìn đồng. Kinh phí thu được lại mua đồ dùng cho học sinh...

Cô Thủy cho biết: "Trên này mùa rét rất lạnh, nhiều học sinh đến trường chỉ mặc duy nhất cái áo. Có lẽ một phần các em đã quen với cái lạnh nơi đây nhưng hầu hết là con em gia đình không có đủ điều kiện để sắm áo mới. Chính vì thế, mình đã huy động, quyên góp thực hiện Chương trình "Áo ấm mùa đông". Đến nay, đã 5 năm, chương trình vẫn được duy trì. Thật ra mình chỉ góp sức thôi, còn lại kinh phí đều huy động các nhà hảo tâm khắp nơi. Nên chẳng thể gọi mình làm từ thiện mà mình xin đóng vai trò làm cầu nối".

Với cô Thủy, kỷ niệm đáng nhớ thì rất nhiều. Mỗi chương trình, việc làm đều có kỷ niệm. Nhưng cô vẫn nhớ mãi một học trò mà cô từng giúp đỡ để em quay trở lại trường sau thời gian bỏ học. Sau này, em học tập chăm chỉ rồi đạt thành tích cao trong học tập.

"Cách đây 4 năm, có em học sinh cũ của mình lên lớp 6 thì bỏ học. Mình đã lên vận động để trở lại trường, tiếp tục ước mơ học tập. Trong 4 năm qua, mình luôn quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ để em đó tiếp tục đi học. Em này có hoàn cảnh rất đáng thương, mồ côi bố, mình mẹ nuôi 4 người con. Điều khiến mình vui nhất là trong thời gian đi học, em luôn là học sinh khá, giỏi", cô Thủy tâm sự.

Hành trình đưa sách lên non - Hình 2


Hình ảnh cô Thủy vào "mùa sách".

"Vá sách" cho trò

Nói về chương trình tặng SGK cho học sinh, với cô Thủy, đó chính là đóng góp lớn mà thanh xuân của cô đã gắn bó và sẽ đồng hành. Năm 2017, học sinh huyện Tân Uyên không còn được hỗ trợ SGK nữa, trừ xã đặc biệt khó khăn. Cô đã viết và đăng bài lên mạng xã hội Facebook để chia sẻ về tình hình thực tế của nhà trường. Cô gửi gắm mong muốn được mọi người giúp đỡ sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo.

Cô Thủy tâm sự: "Năm đó, bài viết trên Facebook của mình có hơn 2.000 lượt chia sẻ. Mấy chục nghìn cuốn sách cũ và mới, hàng chục nghìn vở viết, đồ dùng học tập được phụ huynh, học sinh mọi nơi gửi về cho mình. Kết quả chỉ sau 25 ngày huy động, mình thay được 70% lượng sách cũ nát của học sinh trong toàn huyện Tân Uyên. Phải nói là chương trình thành công ngoài mong đợi".

Thành công không chỉ ở những con số mà là sự lan tỏa. Từ năm đó, học sinh vùng xuôi giữ sách cẩn thận hơn để cuối năm tặng cho các bạn vùng cao. Hàng vạn cuốn sách cũ không ra hàng giấy vụn mà được "tái sinh" thành sách mới cho học sinh nghèo vùng cao. Nhiều hội, nhóm từ thiện đã huy động sách cũ đi tặng, điều mà trước đây chưa ai làm.

"Ở huyện mình, chẳng còn cảnh 2 - 3 học sinh chung một cuốn sách. Không còn những cuốn sách rách đầu, thiếu đuôi... Dư sách, mình tặng cho các huyện lân cận", cô Thủy phấn khởi.

Hành trình đưa sách lên non - Hình 3


Từ những món quà nhỏ cho đến các hiện vật có giá trị kinh tế cao được tặng đến người dân nghèo.

Xuyên đêm đón sách

Có sách mới là niềm vui của học trò và cũng là niềm hạnh phúc mà cô Thủy có được. Song có lẽ, trước những niềm vui đó, ít ai biết được những nhọc nhằn, vất vả của cô trong hành trình mang sách đến cho học sinh. Mỗi đợt như thế được cô gọi đó là "mùa sách".

Cô Thủy cho biết: "Nhận sách cho học sinh cũng vất vả lắm, xe lên Lai Châu toàn đi đêm. Lúc ấy, con gái mình 10 tháng tuổi, cháu toàn ngủ với bà nội để 3 - 4 giờ sáng, mẹ lại đi đón sách. Sau khi nhận được những bao sách to, nặng, một mình lại khệ nệ mang về nhà. Trời tạnh không sao, nhưng sợ nhất là những đêm mưa. Mình có áo mưa thì che cho sách, người phải chịu ướt".

Cô Thủy vẫn nhớ mãi cái lần xe khách đi quá điểm hẹn để giao hàng gần 1 cây số. Cô phải đuổi theo để nhận "hàng". Lần ấy, một mình phải mất cả tiếng đồng hồ mới chở hết số sách về. Lại có lần, sách gửi lên rải rác ở nhiều xe khác nhau, mỗi xe một loại. Cô mất luôn mấy tiếng đồng hồ, từ 3 giờ - 6 giờ 30 phút để đón sách. Lấy được sách rồi, cô lại hớt hải lên trường với cái bụng đói bởi chẳng có thời gian ăn.

"Mùa sách, chẳng có móng tay nào mọc được, lưng đau còng cả xuống... cơ mà mình ham lắm, vì mỗi một cuốn sách lên đến nơi là có công sức của bao người. Suốt mấy tháng, chỉ đón và soạn sách, chia theo khối để các trường đến nhận theo nhu cầu về cho học sinh kịp có sách đi học...", cô Thủy nói.

5 mùa sách qua đi, cô Thủy đã dành nhiều thời gian, sức lực của mình để những cuốn sách đến tận tay học sinh. Không những thế, cô còn huy động cả gia đình, hàng xóm và giáo viên các trường phụ giúp. Cô không bỏ phí cuốn sách nào với mong muốn không để học sinh nghèo nào đến trường phải học chay.

"Trong suốt 5 năm qua, mình cảm thấy bản thân mình luôn cố gắng và luôn biết ơn các mạnh thường quân, nhà hảo tâm xa gần đã giúp mình trong hoạt động từ thiện. Thời gian tới, mình sẽ tiếp tục duy trì để giúp đỡ cộng đồng", cô Thủy tâm sự.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Nghi vấn cán bộ Đại học Vinh gửi ảnh nhạy cảm, đe dọa nữ sinhNghi vấn cán bộ Đại học Vinh gửi ảnh nhạy cảm, đe dọa nữ sinh
17:06:52 29/05/2025
Chuyện chưa kể về 4 nữ sĩ quan bảo vệ Thủ tướng Thái Lan khi thăm Việt NamChuyện chưa kể về 4 nữ sĩ quan bảo vệ Thủ tướng Thái Lan khi thăm Việt Nam
17:01:09 29/05/2025
Thông báo chính thức của Thái Công về biệt thự 400 tỷ và Đoàn Di BăngThông báo chính thức của Thái Công về biệt thự 400 tỷ và Đoàn Di Băng
18:23:05 29/05/2025
TP.HCM: Đang kiểm tra Saigon Square, phát hiện loạt sản phẩm nghi hàng giảTP.HCM: Đang kiểm tra Saigon Square, phát hiện loạt sản phẩm nghi hàng giả
20:55:43 29/05/2025
Đám cưới vắng cô dâu, chú rể Đắk Lắk một mình làm lễ khiến hai họ thương cảmĐám cưới vắng cô dâu, chú rể Đắk Lắk một mình làm lễ khiến hai họ thương cảm
18:58:47 29/05/2025
Danh tính bạn gái mới của Lee Dong Gun: Mỹ nhân kém 16 tuổi, từng đóng phim 18+ chấn động màn ảnhDanh tính bạn gái mới của Lee Dong Gun: Mỹ nhân kém 16 tuổi, từng đóng phim 18+ chấn động màn ảnh
17:33:37 29/05/2025
Cướp ngân hàng ở Quảng Ninh, số tiền lớn đã bị lấy điCướp ngân hàng ở Quảng Ninh, số tiền lớn đã bị lấy đi
19:03:54 29/05/2025
Nam NSND đình đám: Tuổi xế chiều vẫn ở trọ, tự ship đồ ăn, hạnh phúc bên bạn gái kém 36 tuổiNam NSND đình đám: Tuổi xế chiều vẫn ở trọ, tự ship đồ ăn, hạnh phúc bên bạn gái kém 36 tuổi
18:56:19 29/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trung Dân cảnh tỉnh giới trẻ trước trào lưu 'tìm người yêu trên mạng'

Trung Dân cảnh tỉnh giới trẻ trước trào lưu 'tìm người yêu trên mạng'

Tv show

22:57:39 29/05/2025
Nghệ sĩ Trung Dân, Gia Linh cùng đưa ra những lời khuyên cho giới trẻ, đặc biệt là các em học sinh có ý định tìm người yêu qua mạng trong tập 27 Cười cùng bác Ba Phi .
2 anh em ruột chặn đầu ô tô ở Hóc Môn, ném đá nứt kính

2 anh em ruột chặn đầu ô tô ở Hóc Môn, ném đá nứt kính

Tin nổi bật

22:56:56 29/05/2025
2 người đàn ông chặn đầu chiếc ô tô, cự cãi với tài xế. 1 trong 2 người đàn ông đi trên xe máy ở Hóc Môn, TP.HCM đã ném đá làm nứt kính ô tô.
Mỹ nhân gây ấn tượng với vẻ đẹp không tuổi trong phim 'Khom lưng'

Mỹ nhân gây ấn tượng với vẻ đẹp không tuổi trong phim 'Khom lưng'

Hậu trường phim

22:55:03 29/05/2025
Hà Hoằng San đảm nhận vai Đại Kiều trong Khom lưng . Dù không có nhiều đất diễn, cô ghi dấu ấn với vẻ đẹp trẻ trung và ngọt ngào.
Bình Thuận: Truy tố nhóm bị can vụ đem quan tài đi đòi nợ

Bình Thuận: Truy tố nhóm bị can vụ đem quan tài đi đòi nợ

Pháp luật

22:45:20 29/05/2025
Viện KSND TP.Phan Thiết (Bình Thuận) truy tố 23 bị can liên quan đến vụ mang quan tài gây áp lực đòi nợ chủ hụi tại P.Phú Thủy (TP.Phan Thiết).
Tham vọng điện hạt nhân của Indonesia

Tham vọng điện hạt nhân của Indonesia

Thế giới

22:42:51 29/05/2025
Indonesia hy vọng việc chuyển sang điện hạt nhân có thể giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao, nhưng phải đối mặt những thách thức nghiêm trọng về mục tiêu khởi động lò phản ứng đầu tiên.
Marcus Rashford tháo chạy khỏi MU sang Barcelona

Marcus Rashford tháo chạy khỏi MU sang Barcelona

Sao thể thao

22:23:14 29/05/2025
Chân sút người Anh dường như sẽ rời MU vì không còn được trọng dụng, sau quãng thời gian nửa cuối mùa giải đá cho Aston Villa theo dạng cho mượn.
Ngô Thanh Vân được chồng kém 11 tuổi khen, Mạnh Trường hạnh phúc bên vợ con

Ngô Thanh Vân được chồng kém 11 tuổi khen, Mạnh Trường hạnh phúc bên vợ con

Sao việt

22:07:31 29/05/2025
Ngô Thanh Vân được ông xã Huy Trần khen giỏi khi vào bếp hỗ trợ chồng nấu nướng. Vợ chồng Mạnh Trường dự lễ bế giảng của con trai.
Brad Pitt già nua ở tuổi 62, lần đầu nói về bạn gái kém 27 tuổi và Angelina Jolie

Brad Pitt già nua ở tuổi 62, lần đầu nói về bạn gái kém 27 tuổi và Angelina Jolie

Sao âu mỹ

22:04:41 29/05/2025
Brad Pitt mặc bụi phủi, để lộ dấu hiệu tuổi tác với râu và tóc đã bạc trong loạt ảnh chụp trên tạp chí GQ số mới nhất.
Sao nam đình đám đã căng: Tố chị em Từ Hy Viên là "u ác tính của showbiz"

Sao nam đình đám đã căng: Tố chị em Từ Hy Viên là "u ác tính của showbiz"

Sao châu á

21:54:13 29/05/2025
Từng có mối quan hệ thân thiết nhiều năm với chị em Từ Hy Viên nhưng giờ Ngô Tông Hiến quay sang bóc phốt không trượt phát nào.
Bùng nổ tranh cãi: "Những điều SOOBIN vừa làm được, Sơn Tùng đã xong từ năm 21 tuổi"

Bùng nổ tranh cãi: "Những điều SOOBIN vừa làm được, Sơn Tùng đã xong từ năm 21 tuổi"

Nhạc việt

21:45:29 29/05/2025
Chứng kiến thành công của SOOBIN khi hoàn thành concert đầu tiên trong sự nghiệp, nhiều khán giả lập tức nhắc đến Sơn Tùng M-TP.
Hero Xpulse 160: Xe côn tay địa hình lộ diện với thiết kế thể thao, giá rẻ

Hero Xpulse 160: Xe côn tay địa hình lộ diện với thiết kế thể thao, giá rẻ

Xe máy

21:21:30 29/05/2025
Hero Xpulse 160 mới được thiết kế dành cho những người đi làm có ngân sách hạn chế trong phân khúc dưới 200cc. Dự kiến, mẫu xe này sẽ có giá khoảng 1,25-1,30 lakh Rs (tương đương 33,5 35 triệu đồng) và có thể ra mắt vào năm tới.