Giúp sinh viên phát triển kỹ năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
Theo ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tac hoc sinh, sinh viên, Bô (GD&ĐT), hiện nay có khoảng 40 trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có trung tâm hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hỗ trợ sinh viên quan hệ doanh nghiệp hoạt động độc lập hoặc trực thuộc nhà trường.
Phát triển kỹ năng cho sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Ảnh minh họa/internet
Đẩy mạnh tư vấn hỗ trợ nghề nghiệp cho HSSV
Hơn 160 trường đại học, cao đẳng đã thành lập bộ phận hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hỗ trợ sinh viên quan hệ doanh nghiệp nằm trong/độc lập hoạt động với các phòng ban của nhà trường, còn lại các nhà trường đều bố trí các cán bộ chuyên trách thực hiện công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên.
Ông Bùi Văn Linh cho biết, các trung tâm và bộ phận làm công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các nhà trường đã tham mưu cho lãnh đạo các nhà trường, tổ chức triển khai được nhiều việc có hiệu quả trong công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ sinh viên như:
Tổ chức các hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, tư vấn hỗ trợ nghề nghiệp, kỹ năng phỏng vấn, xin việc làm cho sinh viên. Giúp sinh viên trong việc lập và kiểm soát kế hoạch học tập nhằm đạt mục tiêu, chuẩn đầu ra phù hợp với các ngành học của các trường.
Phối hợp với các doanh nghiệp ký kết các hoạt động thực hành, thực tập tại doanh nghiệp để sinh viên tìm hiểu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết khi tham gia lao động, sản xuất kinh doanh cùng với doanh nghiệp. Mời các doanh nghiệp tham gia giảng dạy cho sinh viên các kỹ năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội sau khi tốt nghiệp.
Video đang HOT
Ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tac hoc sinh, sinh viên, Bô (GD&ĐT)
Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề cho sinh viên
Cũng theo ông Bùi Văn Linh, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 68/2008/QĐ-BGDĐT quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp, trong đó tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp như:
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý đến các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Có cơ chế để tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia vào việc đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo.
Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học và là căn cứ để định hướng phát triển cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo…
Có thể nói, công tác hướng nghiệp là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên, trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội.
Về định hướng trong thời gian tới, ông Bùi Văn Linh cho biết, Bộ sẽ triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025″ (Quyết định số 1665/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tạo cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, tạo động lực cho học sinh, sinh viên trong việc tự tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng.
“Khuyến khích các nhà trường chủ động thiết lập cơ chế phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào và người học trong việc nắm bắt nhu cầu sử dụng, đặt hàng đào tạo cung ứng cho người sử dụng lao động; tăng cường tư vấn, hướng nghiệp cho người học; tăng cường quản lý chất lượng đầu ra ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và GDĐH bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu của thị trường lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4″ - ông Bùi Văn Linh.
Theo giaoducthoidai.vn
Du học sinh đạt IELTS 8.0 chia sẻ mẹo phát âm tiếng Anh chuẩn
Nghe tin tức, xem phim, đọc báo tiếng Anh... là những cách giúp cô giáo Hồng Vân, Lâm Đồng phát triển hai kỹ năng nghe, nói.
Tiếp xúc với tiếng Anh năm lớp 6, ngay từ những ngày đầu, cô giáo Phạm Thị Hồng Vân (Vân Sky) sinh năm 1985, Lâm Đồng đã rất thích bộ môn này. Về nhà chị thường ngêu ngao học từ vựng theo phương pháp truyền thống như chép từ, dán từ khắp nơi nhưng lại không có điều kiện luyện phát âm cũng như nghe nói. Đó là lý do mãi đến khi lên đại học, chị mới biết mình phát âm sai rất nhiều.
Nhận thức được việc phát âm quan trọng, Vân Sky đã kiên trì học tập bằng nhiều phương pháp khác nhau như xem phim, nghe tin tức bằng tiếng Anh. Kết quả, chị đạt Overall IELTS 8.0 và hiện là du học sinh kiêm giáo viên giảng dạy ngoại ngữ tại New Zealand.
Cô giáo Phạm Thị Hồng Vân (Vân Sky) sinh năm 1985, Lâm Đồng từng phát âm sai rất nhiều từ tiếng Anh.
"Bạn nên tích cực nghe các kênh tin tức nước ngoài như CNN, BBC. Mới đầu bạn có thể không hiểu người bản ngữ nói gì, nhưng hãy để bản thân tắm trong môi trường anh ngữ. Sau một thời gian, bạn hãy dành tối thiểu 15-20 phút mỗi ngày để tập trung nắm các keyword trong bài nghe", Vân Sky bật mí cách cải thiện kỹ năng nghe.
Xem phim cũng là một cách hay để Hồng Vân cải thiện kỹ năng nói. Chị cho biết, có rất nhiều phim hay giúp học tiếng Anh hiệu quả. Khi nghe được các câu nói trong phim, bạn hãy lập tức nói theo để tăng khả năng phát âm và nói. Một số bộ phim học viên có thể tham khảo là Friends, How I meet your mother, Extra English...
Vân sky hiện là du học sinh kiêm giáo viên dạy ngoại ngữ ở Abacus Institute of Studies và Cornell Institute of Business and Technology tại New Zealand.
Ngoài những cách trên, Vân Sky còn chia sẻ bí quyết tạo môi trường nói, phát ẩm chuẩn, đó là sử dụng phần mềm Elsa - ứng dụng giúp luyện phát âm tiếng Anh cùng khả năng nhận diện và phân tích giọng nói.
"Với ELSA, tôi chọn những bài học nói phù hợp với trình độ, cũng như những chủ đề mình yêu thích để luyện nói hàng ngày"", chị Vân nói.
Ứng dụng này phù hợp với người Việt bởi AI (trí tuệ nhân tạo) mà phần mềm xây dựng dựa trên dữ liệu rất lớn đến từ người dùng Việt. Khi sử dụng, người học sẽ nhận được phân tích chi tiết cho phần phát âm của mình, chính xác từng âm một cũng như cách nhấn nhá, rồi được hướng dẫn cụ thể để sửa những lỗi hay mắc phải.
Ứng dụng Elsa trên phần mềm điện thoại.
"Tôi bị cuốn hút ngay từ những phút đầu vì ứng dụng quá hay so với việc cứ phải đọc thật chuẩn xác câu đầu tiên mới được chuyển sang câu kế tiếp. Từ khi biết ELSA, tôi không chỉ phát triển hai kỹ năng nghe, nói mà còn đạt đến trình độ phân biệt chính xác đặc trưng ngữ điệu của tiếng Anh giọng Mỹ, so sánh với các giọng Anh, Australia...Từ đó, tôi cũng khuyến khích học trò sử dụng Elsa như một công cụ hữu hiệu để cải thiện phát âm", Vân Sky cho biết.
Sau thời gian dài kiên trì học ngoại ngữ, Hồng Vân từ một cô học trò phát âm khá nặng nay đã trở thành giáo viên giảng dạy hội Việt Mỹ VUS 7 năm, là giáo viên có kinh nghiệm luyện thi IELTS tại nhiều trung tâm ở TP HCM.
Hiện chị là du học sinh kiêm giáo viên dạy ngoại ngữ ở Abacus Institute of Studies và Cornell Institute of Business and Technology tại New Zealand. Học trò của chị đến từ nhiều nước khác nhau như Brazil, Russia, China, Korea... Mỗi khi ai đó phát âm tệ, cô giáo Vân đều khuyến khích họ sử dụng phần mềm nhận dạng giọng nói của Elsa để học tập thêm khi về nhà.
Nhìn lại vai trò của việc học tiếng Anh trên quãng đường đã đi qua, Hồng Vân khẳng định: "Tiếng Anh sẽ mang đến cho bạn những cơ hội mà chính bạn cũng không ngờ tới. Hơn hết, ai cũng có thể học để trở nên thành thạo với kỹ năng tiếng Anh."
Thế Đan
Theo Vnexpress
Ba yếu tố quan trọng nhất trong phát âm tiếng Anh Để cải thiện phát âm, bạn cần chú ý đến trọng âm từ, cách nối âm và giai điệu. Thầy giáo Quang Nguyen chia sẻ nội dung trong hội thảo phát âm tiếng Anh vừa diễn ra ở Mỹ. Thứ bảy tuần trước, mình tham gia hội thảo phát âm tiếng Anh tại Đại học bang Michigan. Trong bài nói chuyện về phát...