Giúp sinh viên nghiên cứu khoa học hiệu quả
Bộ GD-ĐT vừa tổ chức trao giải thưởng tài năng khoa học trẻ dành cho các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều sinh viên vẫn còn rất mơ hồ trong việc nghiên cứu khoa học.
Tham gia ngay từ năm nhất
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý, qua việc xét chọn giải thưởng, có thể thấy tỷ lệ sinh viên (SV) nghiên cứu khoa học (NCKH) ở trường ĐH, học viện chưa cao, nhất là các trường ĐH ngoài công lập. Công tác tổ chức hoạt động NCKH của SV một số trường chưa đồng bộ, nhất là khi chuyển sang học theo hình thức tín chỉ. Cũng theo đó, Thứ trưởng Quý cho biết sắp tới Bộ sẽ xuất bản tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học giúp cho SV và giảng viên trẻ tiếp cận với các phương pháp này.
Việc xuất bản tài liệu NCKH này hoàn toàn cần thiết, bởi trong các trường, số lượng SV đầu tư NCKH còn rất ít. Nhiều SV còn không biết cách để NCKH như thế nào. Theo báo cáo của các trường thuộc khối Nông – Lâm – Ngư – Y, giai đoạn 2006 – 2010, có tổng số hơn 6.600 đề tài, dự án do SV thực hiện. Tuy nhiên, có trường ĐH vùng, trong số 40.000 SV chỉ có 150 đề tài NCKH.
Nhóm SV Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học – Eureka lần thứ 14 – Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tiến sĩ Trần Minh Triết, Phó trưởng bộ môn công nghệ phần mềm, khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), người vừa hướng dẫn đề tài đoạt giải nhất trong cuộc thi Eureka và Tài năng khoa học trẻ Việt Nam, cho biết muốn khích lệ SV tham gia nhiều vào NCKH thì trong quá trình học, ở tất cả các môn học thầy cô cần tạo điều kiện cho SV mạnh dạn đăng ký các đề tài liên quan nội dung môn học. Điều này sẽ giúp SV tin tưởng, đi cùng với đề tài suốt trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu có điều kiện, cần cho SV tham gia nhóm nghiên cứu ngay từ năm nhất để có kiến thức và kinh nghiệm từ thầy cô và các anh chị khóa trên. Qua thời gian, những SV này sẽ có thói quen tìm tòi ý tưởng và phương án sáng tạo.
Video đang HOT
Theo thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, để tạo được phong trào NCKH rộng rãi trong SV thì riêng bản thân trường cũng phải chủ động có nhiều hình thức khích lệ SV. Chẳng hạn, thường xuyên tổ chức các đoàn tham quan doanh nghiệp cho SV để từ đó SV có thể tìm ra đề tài NCKH tốt cho mình.
Các yếu tố cần thiết
Trong các trường ĐH, CĐ đều có môn học “Phương pháp NCKH”. Tuy nhiên, theo nhiều SV, những kiến thức này mới là nền tảng và muốn NCKH hiệu quả cần phải có sự hướng dẫn kỹ càng hơn. Trước thực tế này, nhiều SV đã tự chia sẻ bí quyết của mình cho bạn bè để cùng tham gia nghiên cứu.
Hoạt động hiệu quả nhất hiện nay phải nói đến “CLB SV NCKH” (YRC) của SV Trường ĐH Ngoại thương. CLB này đã thành lập được gần 20 năm và có hẳn một website mang tên www.svnckh.com.vn. Ngoài việc chia sẻ rất nhiều bí quyết, kinh nghiệm để NCKH, CLB còn đứng ra tổ chức các hội nghị, tọa đàm, ra tập san… thúc đẩy SV tham gia nghiên cứu.
Theo chia sẻ của các SV đoạt giải cao về NCKH của CLB, đầu tiên cần phải lựa chọn được một đội nhóm phù hợp và từ đó thảo luận, tìm ra được một đề tài phù hợp. Cần sự cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tránh những đề tài hay nhưng lại quá sức hoặc dữ liệu cho đề tài đó không được công bố rộng rãi; hoặc lựa chọn những đề tài chỉ vì hay và có sẵn nguồn tư liệu nhưng thật sự không hứng thú. Những điều này dễ dàng dẫn người NCKH đến ngõ cụt trong quá trình làm, hoặc sẽ dừng cuộc chơi, hoặc hoàn thành chỉ để được nộp. Sau đó, cần phân chia nhiệm vụ theo thời gian yêu cầu để hoàn thành đúng tiến độ. Bên cạnh đó, điểm quan trọng nhất là “giữ lửa”, lạc quan, có trách nhiệm mới theo đuổi đề tài được đến cùng.
Tại buổi lễ trao giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”, các SV đoạt giải cũng chia sẻ phương pháp cụ thể để NCKH có hiệu quả. Đầu tiên là tìm ý tưởng, có thể suy nghĩ, lục lại ý tưởng có sẵn trong đầu hoặc tham khảo nhiều nguồn (xem ti vi, nghe đài, internet, đến thư viện…). Sau đó, có thể lập đề cương theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhất thiết phải có phần đặt vấn đề và xác định đối tượng nghiên cứu, các khách thể liên quan. Tiếp theo là lập nhóm và tìm giáo viên hướng dẫn phù hợp với đề tài. Phần quan trọng cuối cùng là bảo vệ đề tài. Khi bảo vệ đề cương chỉ cần nói ngắn gọn, mạch lạc, tự tin, làm nổi bật ý tưởng để thuyết phục giám khảo. Trong phần bảo vệ chính thức, cần chuẩn bị kỹ lưỡng về powerpoint với nhiều hình ảnh, biểu đồ… Khi trình bày, chỉ nói ngắn gọn về lý thuyết để đề cập nhiều đến vấn đề, thực trạng, giải pháp cũng như lường trước các câu hỏi để chuẩn bị trả lời mạch lạc.
Theo tiến sĩ Nguyễn Trường Thịnh, giáo viên hướng dẫn đề tài đoạt giải nhất của SV Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vừa qua, để NCKH có hiệu quả, SV phải có niềm đam mê với đề tài mình theo đuổi. Chưa kể, còn phải có lòng nhiệt huyết và trăn trở, ứng dụng những kiến thức mình đã và đang được học trong trường lớp vào vấn đề mình đang nghiên cứu. SV phải đưa được những vấn đề thực tế vào trong những nghiên cứu của mình, nếu không có giá trị thực tế thì những vấn đề nghiên cứu của SV không có giá trị gì nhiều.
Đăng Nguyên
Theo thanh niên
Chỉ tiêu tuyển sinh 2013
Nhiều trường đại học tại TP.HCM đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến cho kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay.
ĐH Quốc gia TP.HCM
- Trường ĐH Bách khoa: Các ngành bậc ĐH gồm: nhóm ngành công nghệ thông tin (kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính) 350 chỉ tiêu; nhóm ngành điện - điện tử (kỹ thuật điện, kỹ thuật điều khiển tự động, kỹ thuật điện tử viễn thông) 660; nhóm ngành cơ khí - cơ điện tử (kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử, kỹ thuật nhiệt) 500; kỹ thuật dệt may 70; nhóm ngành công nghệ hóa - thực phẩm - sinh học (kỹ thuật hóa học, khoa học và công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học) 450; nhóm ngành xây dựng (kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, kỹ thuật cảng và công trình biển, kỹ thuật tài nguyên nước) 520; kiến trúc 50; nhóm ngành kỹ thuật địa chất - dầu khí (kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật địa chất) 150; quản lý công nghiệp 160; nhóm ngành kỹ thuật và quản lý môi trường (kỹ thuật môi trường, quản lý tài nguyên và môi trường) 160; nhóm ngành kỹ thuật giao thông (kỹ thuật hàng không, kỹ thuật ô tô - máy động lực, kỹ thuật tàu thủy) 180; kỹ thuật hệ thống công nghiệp 80; kỹ thuật vật liệu 200; kỹ thuật vật liệu xây dựng 80; kỹ thuật trắc địa - bản đồ 90; nhóm ngành vật lý kỹ thuật - cơ kỹ thuật 150. Ngành bảo dưỡng công nghiệp, bậc CĐ 150.
Thí sinh dự thi vào Trường đại học Bách khoa TP.HCM năm 2012 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
- Trường ĐH Khoa học tự nhiên: Các ngành bậc ĐH gồm: toán học 300; vật lý 250; kỹ thuật hạt nhân 50; kỹ thuật điện tử truyền thông (điện tử nano, máy tính và mạng, viễn thông, điện tử y sinh) 200; hải dương học 100; nhóm ngành công nghệ thông tin 550; hóa học 250; địa chất 150; khoa học môi trường 150; công nghệ kỹ thuật môi trường 120; khoa học vật liệu 180; sinh học 300; công nghệ sinh học 200. Bậc CĐ ngành tin học 700.
- Trường ĐH Công nghệ thông tin: khoa học máy tính 130; kỹ thuật máy tính 130; kỹ thuật phần mềm 160; hệ thống thông tin 130; truyền thông và mạng máy tính 160; công nghệ thông tin (an ninh thông tin) 40.
- Trường ĐH Quốc tế: Các ngành do Trường ĐH Quốc tế cấp bằng gồm: công nghệ thông tin 60; quản trị kinh doanh 240; công nghệ sinh học 120; kỹ thuật điện tử truyền thông (điện tử viễn thông) 50; kỹ thuật hệ thống công nghiệp 50; kỹ thuật y sinh 50; quản lý nguồn lợi thủy sản 20; công nghệ thực phẩm 50; tài chính ngân hàng 120; kỹ thuật xây dựng 40; kỹ thuật tài chính và quản lý rủi ro 50.
- Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn: văn học 100; ngôn ngữ học 100; báo chí 130; lịch sử 170; nhân học 60; triết học 120; địa lý học 130; xã hội học 180; khoa học thư viện 120; đông phương học 140; giáo dục học 120; lưu trữ học 60; văn hóa học 70; công tác xã hội 70; tâm lý học 70; quy hoạch vùng và đô thị 70; quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 90; Nhật Bản học 90; Hàn Quốc học 90; ngôn ngữ Anh (ngữ văn Anh) 270; ngôn ngữ Nga (song ngữ Nga - Anh) 70; ngôn ngữ Pháp (ngữ văn Pháp) 90; ngôn ngữ Trung Quốc (ngữ văn Trung) 130; ngôn ngữ Đức (ngữ văn Đức) 50; quan hệ quốc tế 160; ngôn ngữ Tây Ban Nha (ngữ văn Tây Ban Nha) 50; ngôn ngữ Ý (ngữ văn Ý) 50.
- Trường ĐH Kinh tế - Luật: kinh tế học 100; kinh tế và quản lý công 100; kinh tế đối ngoại 240; kinh doanh quốc tế 240; tài chính ngân hàng 240; kế toán và kiểm toán 240; hệ thống thông tin quản lý 100; quản trị kinh doanh 240; luật kinh doanh 100; luật thương mại quốc tế 100; luật tài chính - ngân hàng - chứng khoán 100; luật dân sự 100.
- Khoa Y: y đa khoa 100 chỉ tiêu.
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM: Tại cơ sở TP.HCM: kỹ thuật xây dựng 200; kỹ thuật đô thị 75; kiến trúc 150; kiến trúc cảnh quan 75; quy hoạch vùng và đô thị 75; thiết kế nội thất 75; nhóm ngành mỹ thuật ứng dụng: thiết kế công nghiệp 50, thiết kế đồ họa 50, thiết kế thời trang 50. Tại cơ sở TP.Cần Thơ: kỹ thuật xây dựng 75; kiến trúc 75; thiết kế nội thất 75. Tại cơ sở TP.Đà Lạt: kỹ thuật xây dựng 75; kiến trúc 75; thiết kế đồ họa 75.
Học viện Hàng không Việt Nam: Các ngành bậc ĐH gồm: quản trị kinh doanh (các chuyên ngành: quản trị kinh doanh vận tải hàng không, quản trị doanh nghiệp hàng không, quản trị du lịch, quản trị cảng hàng không) 450; công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông 90; kỹ thuật hàng không (chuyên ngành quản lý hoạt động bay) 60. Các ngành bậc CĐ gồm: quản trị kinh doanh 90; công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông (chuyên ngành: công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông hàng không) 30.
Theo thanh niên
Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố khoa học Dân số đông, nhiều tiến sĩ nhưng số ấn phẩm khoa học Việt Nam công cố trên thế giới còn rất thấp so với các nước khu vực. Việt Nam phải hơn nửa thế kỷ nữa để đuổi kịp năng suất hiện tại của Thái Lan. Tiến sĩ Bùi Du Dương. Ảnh do nhân vật cung cấp Tiến sĩ Bùi Du Dương, học...