Giúp sinh viên đọc sách hiệu quả
Có phương pháp đọc sách tốt, sinh viên (SV) vừa tiết kiệm thời gian lại vừa đạt kết quả cao trong học tập, nghiên cứu.
Thạc sĩ tâm lý giáo dục Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết hiện nay trên thị trường số lượng sách rất nhiều nên SV sẽ gặp khó khăn để tìm được sách phù hợp. Phần lớn SV không phân biệt được sách thị trường dùng để tham khảo và sách học thuật dùng cho việc học và nghiên cứu. Vì lẽ đó, nhiều SV tham khảo rất nhiều sách nhưng kết quả điểm vẫn thấp.
SV tra cứu tài liệu tại thư viện Trường ĐH Luật TP.HCM.
Đọc để hiểu chứ không phải thuộc lòng
Theo thạc sĩ Hiếu, ở mỗi môn học sẽ có những loại sách và giáo trình riêng. Tùy theo quan điểm của từng giảng viên sẽ yêu cầu SV sử dụng sách tương ứng. Tốt nhất là SV nên trực tiếp trao đổi với giáo viên bộ môn và nhờ họ tư vấn, hướng dẫn phương pháp đọc những tài liệu đó để đạt hiệu quả cao.
Bà Trần Thị Ái Liên, thạc sĩ chính sách công chuyên về giáo dục và y tế cộng đồng Trường ĐH California (Mỹ) khuyên SV nên đọc trước mục lục, lời giới thiệu để định hình được nội dung tổng thể sách bàn về vấn đề gì, sau đó hãy đọc chi tiết. Hãy dừng ở từng đoạn, từng chương quan trọng và đọc kỹ. Quan trọng là, SV phải nắm và hiểu được lập luận, quan điểm và cách giải quyết vấn đề của tác giả. Đọc sách nghĩa là phải hiểu chứ không phải nhớ từng lời, từng chữ trong sách mà chép lại.
Những phần phải đọc
Video đang HOT
Nhóm KNGT – SV Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, đưa ra một số phương pháp đọc sách hiệu quả như sau: Xác định mục đích đọc sách bằng cách trả lời câu hỏi: “Đọc để làm gì?”, từ đó trả lời câu hỏi “Đọc sách gì, chỗ nào và đọc như thế nào?”. Điều này sẽ giúp SV tránh việc đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. Mục đích đọc còn giúp SV có cách đọc hợp lý và quyết định phương hướng khai thác vấn đề trong cùng một cuốn sách. Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách bằng cách đọc trang đầu và trang cuối để biết tên cuốn sách, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản và lần xuất bản. Thông tin trên sẽ giúp SV trong việc trích dẫn, giới thiệu sách, tìm kiếm sách trong thư viện hoặc đi mua sách. Xem mục lục vì phần này phản ánh dàn ý chung và tính logic của nội dung. Đọc mục giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu để biết cuốn sách đề cập vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả.
Xem phần kết luận và tóm tắt ở cuối sách để thấy được kết luận chính và khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã trình bày. Trực tiếp tìm hiểu nội dung bằng cách đọc qua một vài đoạn sẽ phát hiện những thông tin lý thú, giá trị. Ghi chú lại bằng giấy những điều quan trọng. Cuối cùng, sau khi đọc xong, SV nên sắp xếp lại những gì đã thu hoạch được, lượng hóa một số thông tin, nếu có thể thì vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa tri thức của cuốn sách.
Trong khi đó, nhóm D4B, SV Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 đề nghị phương pháp SQRW gồm các bước: S – Survey (Tìm hiểu tổng quát) đọc đoạn đầu đề, đoạn giới thiệu các tiêu đề của các tiểu mục, phần tóm tắt hay tiểu kết chương. SV đừng quên nghiên cứu các hình vẽ minh họa, bảng biểu, biểu đồ và đọc những chú thích đi kèm. Q – Question (Đặt câu hỏi) giúp bạn đọc có mục đích và tập tung hơn vào việc đọc có trọng tâm. R – Read (Đọc) sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi vừa đặt. W – Write (Viết) viết ra câu hỏi có cùng câu trả lời vào vở. Hãy đọc lại những câu trả lời đã viết để biết chắc chắn rằng các câu trả lời đều dễ đọc và chứa tất cả các thông tin quan trọng cần thiết. Khi thực hiện đầy đủ các bước này, SV sẽ thấy mình không chỉ học được nhiều hơn mà còn biết cách ghi chép tốt hơn để sử dụng khi thảo luận trên lớp cũng như ôn thi.
Học cách tra cứu thư viện Thạc sĩ Dương Thúy Hương – Phó giám đốc thư viện Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM – cho biết hiện ĐHQG TP.HCM có tổ chức lớp kiến thức thông tin thư viện cho SV, 80 SV/lớp, học trong khoảng 3 – 4 giờ vào thứ bảy và chủ nhật. Chương trình học bao gồm tài liệu Cẩm nang thư viện sẽ giúp SV biết cách sử dụng dịch vụ thông tin thư viện, khai thác thông tin trên mạng, tra cứu trực tuyến, tham khảo tài liệu trong bộ sưu tập số như luận văn, báo cáo tốt nghiệp… Từ đó, SV sẽ biết đánh giá thông tin, sử dụng và trích dẫn tài liệu.
Theo Tuyết Vân
Thanh Niên
Văn hóa đọc bị "lấn át" bởi văn hóa nghe, nhìn
Nhiều ý kiến đóng góp cho văn hóa "đọc sách" tại hội thảo "Văn hóa đọc - phục vụ học tập suốt đời" đã được thảo luận sôi nổi nhằm làm sống lại thói quen bổ ích đã dần bị lấn chiếm bởi văn hóa nghe, nhìn thời hiện đại.
Hội thảo diễn ra ở Thư viện tỉnh TT-Huế sáng nay 8/10 do Thư viện tổng hợp TT-Huế phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh TT-Huế và Ngân hàng thế giới tại VN tổ chức. Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo các nhà tri thức Huế, lãnh đạo các nhà xuất bản, Sở GD-ĐT và nhiều HS, SV.
Ông Nguyễn Duy Tờ, giám đốc NXB Thuận Hóa Huế, cho biết hiện giá sách quá cao đã làm ảnh hưởng đến sức mua của người mê sách. Về nội dung, sách có thể quá hàn lâm hay nhảm nhí cũng làm tác động đến tâm lý mua sách.
"Lúc xưa, cứ mỗi giờ ra chơi, tôi và các bạn ào vào thư viện đọc sách ngấu nghiến. Đó là thú vui của lớp trẻ chúng tôi bấy giờ. Đọc sách lúc đó rất vui. Tôi cứ nhớ cuốn sách xưa tuy mỏng nhưng viết rất cô đọng, hay và chứa nhiều hàm lượng kiến thức, tình cảm cần thiết" - ông Tờ nhớ lại.
Ông Nguyễn Duy Tờ, giám đốc NXB Thuận Hóa Huế, cho rằng giá sách cao và sách quá hàn lâm hay nhảm nhí đã khiến bạn đọc xa rời sách.
Ông Nguyễn Hữu Châu Phan, người có tủ sách gia đình đồ sộ với hàng ngàn đầu sách cho hay, nhà ông mở cửa 1 tuần 3 lần vào buổi sáng 2, 4, 6 phục vụ các SV đang làm khóa luận tốt nghiệp hay người làm luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đến đọc sách, tra cứu sách.
Trong những năm thập niên 80-90, nhiều HS đến thư viện đường Hai Bà Trưng (do ông Phan phụ trách). Lúc đó, người đến rất đông và khi nào ra về cũng mượn ở mức tối đa 2 đến 3 cuốn sách. Hiện nay, thư viện đang ở tình trạng có ít HS, SV tới đọc sách. Phải chăng là do thư viện không có đủ sách để thu hút các em bởi vì thời hiện đại, các em quan tâm đến những sách làm lợi về kiến thức chuyên ngành và xã hội hơn.
Một góc thư viện sách gia đình cho đọc miễn phí tại tầng 2 nhà ông Nguyễn Hữu Châu Phan. (Ảnh: Nguyên Thọ)
"Một tình trạng làm cho sách dù xuất bản nhiều nhưng ít sách hay là do người có tiền tới NXB để đặt in sách của mình dù sách đó dở hoặc không hay lắm. Những sách hay vì thiếu kinh phí nên phải đợi, có lúc không in được. Vì vậy NXB phải cố gắng để xuất bản ngày càng nhiều sách hay hơn nữa để thu hút người đọc nhằm hình thành lại văn hóa đọc ở giới trẻ hiện giờ" - ông Phan tâm huyết nói.
Ông Hoàng Đức Bình, phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế, cho rằng Internet đã làm cho HS,SV "no" về kiến thức xã hội nhưng lại "đói" thông tin về lĩnh vực chuyên môn mà mình tìm kiếm. Tuy nhiên, sự lôi cuốn của Internet đã làm giới trẻ ngày càng xa rời văn hóa đọc.
Tỷ lệ trường chuẩn, thư viện chuẩn tại tỉnh TT-Huế cũng chỉ mới đạt 30%. Trong đó đặc biệt lưu ý các thư viện và trường của khối cấp 3, cấp 3 lại thua khối cấp 1. Chính những khối lớp lớn càng phải tiếp thu kiến thức nhiều hơn từ sách, cho nên cần đầu tư hơn nữa vào thư viện trường cho các em có hứng thú tới đọc sách.
Ông Bình cũng đưa ra một ví dụ hết sức cụ thể là HS phương Tây dù đi đâu cũng mang theo sách để đọc lúc rảnh. Điều này có được do nhà trường ở Tây có dạy kỹ năng đọc sách. Khi nghiên cứu đề tài gì, nhà trường bắt buộc HS phải đọc thật nhiều sách để "chuẩn" vấn đề. Và quan trọng nhất, sách ở Tây rất hấp dẫn người đọc bởi hàm lượng kiến thức chứa trong đó.
"Sắp tới, chúng tôi sẽ về phổ biến với Sở GD-ĐT để tổ chức thêm nhiều buổi hội thảo trong ngành giáo dục nói về văn hóa đọc sách như buổi hội thảo thú vị hôm nay" - ông Bình khẳng định.
Tại hội thảo "Văn hóa đọc - phục vụ học tập suốt đời" có nhiều ý kiến tâm huyết để làm sống lại văn hóa đọc sách.
Để phát triển văn hóa đọc và thu hút người đọc, theo ông Lê Trọng Bình, giám đốc Thư viện tổng hợp tỉnh TT-Huế, thì cần chú trọng xây dựng đội ngũ những nhà viết sách giỏi, có chất lượng trên 2 lĩnh vực: sách nghiên cứu và sách mang tính phổ cập. Chế độ ưu đãi phải phù hợp để người viết sách có được những cuốn sách chất lượng cao và được xuất bản với giá mà người dân có thể chấp nhận mua được. Và Nhà nước cần có chính sách trợ giá cho các loại sách viết cho thanh thiếu niên, đặc biệt là những thiếu niên nghèo, sống ở vùng sâu vùng xa.
Theo DT
Cậu bé 10 tuổi mê viết tiểu thuyết Tháng 12 này Nguyễnhi tròn 10 tuổi, thế mà cậu béã hoàn thành bản thảo Tập 1 của cuốn tu thuyết viễn tưởng Cuộc chiến với hành tinh Fantom (gần 200 trang). Bìnhang viết Tập 2 và dựịnh sẽ cho ra mắt liền tù tì... 8 tập. Cậu bé c tàiọc sách Cậu bé Nguyễnh rất hamọc sách. Discovery Channel. Bình cũng thích...