Giúp sinh viên công nghệ thông tin thích ứng với môi trường 4.0
“ Kiến tạo IT 4.0″ là nội dung của buổi hội thảo và lễ kí kết chương trình đào tạo công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế do Bachkhoa-Aptech tổ chức tại Hà Nội chiều 15/6.
Sinh viên Công nghệ thông tin thực hành lập trình
Theo thống kê, hàng năm, các cơ sở đào tạo CNTT trên cả nước đào tạo khoảng 50.000 nhân sự. Nhưng trên thực tế có tới 72% thiếu hụt kỹ năng thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm và 80% lập trình viên phải đào tạo lại. Những con số này minh chứng cho sự ‘khan hiếm’ nhân sự chất lượng cao trong ngành CNTT.
Để khắc phục tình trạng này, góp phần nâng chuẩn nguồn nhân lực CNTT trong kỷ nguyên số, đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường, Hệ thống đào tạo CNTT Quốc tế Bachkhoa-Aptech đã thiết kế và giới thiệu chương trình “Kiến tạo IT 4.0″ dành riêng cho sinh viên CNTT.
Đại biểu trình bày mô hình Kiến tạo IT 4.0
Bà Phạm Thái Hà – Chủ tịch HĐQT Bachkhoa-Aptech cho biết: Với lộ trình Kiến tạo IT 4.0 đầu tiên tại Việt Nam, 100% sinh viên sẽ được cam kết tốt nghiệp có việc làm từ 8 triệu đồng và trải nghiệm lộ trình kiến tạo tinh gọn – toàn diện thông qua 800 giờ chuyên môn với mô hình làm trước học sau.
Sinh viên được đào tạo theo mô hình “làm trước học sau” với 75% thời lượng thực hành, chương trình học được “may đo” sát theo nhu cầu của doanh nghiệp và cập nhật ứng dụng công nghệ mới nhất. Các em được thực hành liên tục với cường độ cao và trải nghiệm trong môi trường doanh nghiệp ngay từ khi nhập học.
Đại biểu tham luận tại hội thảo
Video đang HOT
Với 800 giờ học chuyên môn chú trọng thực hành, “nói không với lý thuyết suông” sẽ rút ngắn thời gian cho người học. Sau 4 kỳ học, các em sẽ “bỏ túi” ít nhất 4 sản phẩm phần mềm thực tế để chứng minh kỹ năng chuyên môn trước nhà tuyển dụng.
Thông qua các hoạt động giảng đường song hành với thực tập tại doanh nghiệp, sinh viên còn được trau dồi các kỹ năng mềm như thái độ sống tích cực, kĩ năng học và tự học, kĩ năng làm việc nhóm và trí tuệ tập thể, kĩ năng thuyết trình chuyên nghiệp, kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, tư duy sáng tạo và mạo hiểm, kĩ năng viết CV và bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng…
Được trang bị 8 kỹ năng mềm thiết yếu của dân IT, các bạn sinh viên sẽ tự tin hòa nhập môi trường doanh nghiệp thực tiễn. Ngoài ra, các em còn được trang bị 4 kỹ năng tiếng Anh để tự tin hội nhập toàn cầu.
Lễ kí kết hợp tác chương trình Kiến tạo IT 4.0
“Với kiến thức, kĩ năng tốt, được trang bị tiếng Anh, kỹ năng mềm sẽ là ưu thế để sinh viên được nhà tuyển dụng săn đón và cam kết giới thiệu việc với mức lương từ 8 triệu đồng trở lên. 1000$ là mức lương trung bình mỗi tháng của sinh viên Bachkhoa-Aptech sau khi ra trường trong thời điểm hiện tại”- Bà Phạm Thái Hà khẳng định.
Em Hoàng Việt Thắng – sinh viên Bachkhoa-Aptech sắp ra trường, người đang được thử việc tại một công ty lập trình với mức lương 1000$ chia sẻ: Mô hình đào tạo CNTT làm trước học sau giúp sinh viên chúng em rút ngắn thời gian học tập. Ngoài ra, việc được tiếp cận với doanh nghiệp từ khi vào trường là trải nghiệm quan trọng, giúp sinh viên được tham gia các dự án để nâng cao kinh nghiệm. Em muốn mô hình này sẽ được phổ biến rộng rãi với các bạn sinh viên CNTT.
700 sinh viên công nghệ thông tin sẽ so tài ở Đà Nẵng
Những sinh viên đạt giải trong các cuộc thi về công nghệ thông tin sẽ được nhận bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Từ ngày 4 đến ngày 7/12, tại Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) sẽ diễn ra ba cuộc thi lớn về công nghệ thông tin đó là:
Olympic Tin học sinh viên Việt Nam lần thứ 28, kỳ thi Procon và kỳ thi lập trình viên quốc tế ICPC khu vực Châu Á - Đà Nẵng 2019.
Những sinh viên ngành công nghệ thông tin ưu tú trên cả nước sẽ so tài tại Đà Nẵng từ ngày 4 đến ngày 7/12. Ảnh: TT
Thông tin trên vừa được đưa ra tại buổi họp báo ngày 2/12 do Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) tổ chức với sự tham gia của Hội tin học Việt Nam và đông đảo cơ quan thông tấn báo chí.
Theo đại diện Ban tổ chức, kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam (viết tắt là OLP'19) và kỳ thi lập trình viên quốc tế ICPC khu vực Châu Á - Đà Nẵng 2019 (viết tắt là ICPC Asia Đà Nẵng) là điểm hội tụ của trên 700 sinh viên công nghệ thông tin ưu tú từ gần 100 trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước.
Ngoài ra, còn có 17 đội tuyển sinh viên quốc tế từ các quốc gia Châu Á cùng tham dự vòng loại ICPC Asia Đà Nẵng.
Năm 2019 cũng là năm đầu tiên tổ chức thi lập trình đối kháng Procon theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Đây là sự kiện biểu dương tài năng, kỹ năng công nghệ thông tin - truyền thông dành cho sinh viên quy mô quốc tế lớn nhất Việt Nam.
Còn kỳ thi ICPC Asia Đà Nẵng sẽ lựa chọn các đội tuyển xuất sắc vào vòng chung kết ICPC toàn cầu tổ chức vào tháng 6/2020 tại Moscow (Nga).
"Cuộc thi này được sự ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng nhiều cơ quan, ban ngành khác.
Mục đích là tạo ra môi trường giao lưu, học hỏi và phát triển ngành công nghệ thông tin nên việc ra đề thi, cách thức tổ chức thi đấu... được thực hiện chuyên nghiệp và hoàn toàn công khai, trực tuyến", vị đại diện Ban tổ chức cho hay.
Phó Giáo sư Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng cho biết, hiện công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Khu vực để thí sinh thi đấu cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc so tài sắp đến.
"Nhà trường đã sẵn sàng chào đón các đội thi đến so tài. Cuộc thi sẽ khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực Châu Á và thế giới về nguồn lực công nghệ thông tin - truyền thông.
Việc kết nối ba cuộc thi nói trên đã nâng quy mô quốc gia và quốc tế của kỳ thi lên một bước mới.
Qua đó, khẳng định khả năng hội nhập của tuổi trẻ Việt Nam trong lĩnh việc công nghệ thông tin. Trong đó tập trung vào kỹ năng lập trình theo chuẩn quốc tế, làm việc nhóm và ngoại ngữ...", thầy Vinh nói.
Tính đến cuối tháng 11, đã có 700 sinh viên từ 71 trường Đại học, Cao đẳng đăng ký các nội dung thi Olympic; 30 đội tuyển tranh tài Procon.
Riêng đối với kỳ thi ICPC có 11 đội tuyển tham gia, trong đó có 95 đội Việt Nam và 17 đội quốc tế đến từ các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...
Nhiều đội tuyển đến từ các trường đại học danh tiếng của Châu Á như: Pekin University (Trung Quốc), Đại học Quốc gia Kyoto, Đại học Korea, Đại học Quốc gia Singapore...
Ban tổ chức cũng cho hay, đối với những cá nhân/đội tuyển Việt Nam thi đấu xuất sắc và giành các giải cao thì ngoài những phần thưởng sẽ còn được nhận bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Mục đích là khuyến khích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin ở nước ta trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển như vũ bão.
TẤN TÀI
Theo giaoduc.net
Nữ sinh 'chê' ngành công trình khô khan: Quan niệm quá lạc hậu! Thí sinh nữ thường quay lưng với ngành kỹ thuật công trình là bởi ngành học này và các công việc liên quan thường bị mặc định là khô khan, đòi hỏi nhiều thể lực. Tuy nhiên, quan niệm này đã quá lạc hậu trong xã hội hiện nay. TS. Ngô Thị Thanh Hương - Trưởng khoa Công trình ĐH Công nghệ Giao...