Giúp nhau phát triển năng lực bản thân
Nhóm bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở miền núi xa xôi, khi có cơ hội được phát triển, họ đã quay trở lại địa phương để giúp cho thanh niên cải thiện kiến thức và phát triển sinh kế tại địa phương.
Nhóm dự án đồng hành để giúp thanh thiếu niên vùng núi phát triển năng lực bản thân – NVCC
Để thanh niên đồng bào cũng có cơ hội như mình
Dự án của nhóm bạn trẻ trên là Sáng kiến phát triển năng lực thực hiện hoạt động cộng đồng cho giới trẻ. Dự án được thành lập bởi Vũ Đức Huy, một chàng trai sinh ra và lớn lên ở miền núi Kon Tum. Hiện Huy là sinh viên Trường ĐH Fulbright, là học giả toàn cầu Open Social University Network tại ĐH Fulbright; đại biểu tham dự hội nghị Get Engaged 2020 tại Budapest (Hungary) và từng là đại sứ thiện chí của Tàu thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản…
Tiếp xúc với trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số từ khi còn rất nhỏ, Huy không ngờ một ngày mình sẽ thực hiện những dự án cộng đồng hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ em vùng cao. Cũng chính từ những gì đã được tiếp xúc, được trải qua và thấu hiểu, Huy biết rằng mình cần phải làm điều gì đó để đồng hành cùng người trẻ vùng cao.
Chúng tôi gặp Nguyễn Thị Hoài Thương, sinh viên Trường ĐH Fulbright Việt Nam, thành viên nhóm dự án vừa trở về TP.HCM sau chuyến đi dài ngày ở Kon Tum để thực hiện dự án của nhóm. Thương cũng như tất cả bạn trẻ trong dự án đều rất tâm huyết và mong muốn giúp thanh niên dân tộc thiểu số có thể phát triển được năng lực bản thân.
“Lúc đầu tụi mình chỉ đơn giản là làm từ thiện ở Kon Tum, hỗ trợ cho các em nhỏ đồng bào thiểu số ở tỉnh. Sau một năm làm việc, nhóm nhận thấy nhu cầu của các em ở đây không dừng lại ở đó. Các đoàn từ thiện cứ đến rồi lại đi, nhưng các em nhỏ lại không muốn như vậy, các em muốn tụi mình có thể đồng hành lâu dài hơn, nên từ đó nhóm bắt đầu thay đổi chương trình”, Thương bày tỏ.
Video đang HOT
Đồng hành lâu dài cùng trẻ vùng cao
Thương cho biết dự án tập trung hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực phát triển bản thân, nhằm chuẩn bị cho công việc tương lai của chính họ tại quê nhà.
Các thành viên của nhóm ở TP.HCM về Kon Tum để khảo sát nhu cầu của thanh thiếu niên, bởi theo Thương khi không hiểu được mọi người cần gì thì giá trị mà mình mang đến cũng không phù hợp. Từ những nhu cầu mà thanh thiếu niên ở đây cần, nhóm kết nối với các doanh nghiệp xã hội để họ cùng góp ý và lên kế hoạch tổ chức chương trình, để làm sao trang bị cho thanh thiếu niên những kỹ năng cần thiết nhất.
Trong chuyến khảo sát, nhóm kết nối để làm quen với thanh thiếu niên địa phương và tổ chức nhiều nội dung khác, ví dụ như hoạt động nguồn lực cộng đồng, ở hoạt động này nhóm đã thảo luận về các tiềm năng cộng đồng tại địa phương và gợi ý để giúp thanh thiếu niên biết họ đang có gì, muốn gì và sẽ làm những gì.
Nhóm cũng mời diễn giả về nói chuyện để truyền cảm hứng với những nội dung như: vượt lên trên biến động, công dân trong thời đại mới… Nhóm cũng giúp thanh thiếu niên tự quay video, thuyết trình với khách du lịch về cảnh đẹp của quê hương mình để luyện kỹ năng nói chuyện trước đám đông, tăng sự tự tin…
Chương trình không chỉ dừng lại ở đó, nhóm sẽ đồng hành cùng thanh thiếu nhi ở đây lâu dài và phát triển dự án một cách bền vững.
“Chính những thanh thiếu niên được tụi mình hỗ trợ sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhóm để tổ chức những chương trình tiếp theo. Theo quan niệm của tụi mình, nếu truyền đạt kiến thức cho họ, thì họ sẽ là những người lãnh đạo và tiếp tục phát triển các thế hệ tiếp theo tại địa phương, như thế sẽ mang hiệu ứng tốt hơn rất nhiều”, Thương tâm huyết.
Con đường đến với đại học quốc tế của 'thần đồng' biết đọc lúc 3 tuổi
Đã là sinh viên trường ĐH Fulbright được 1 học kỳ nhưng Quách Minh Phát vẫn chưa thể tin đây là sự thật.
Ảnh:NVCC
Sinh ra và lớn lên ở một huyện của tỉnh Bạc Liêu, Quách Minh Phát đã được dư luận coi như "thần đồng" khi biết đọc từ năm 3 tuổi. Tuy nhiên, "thành tích" đó đến bây giờ nghĩ lại, Minh Phát chỉ cười và thậm chí có đôi lúc em đã quên mất điều này. Cũng chính vì vậy mà Phát đi học sớm hơn các bạn cùng trang lứa.
Lên bậc THCS, thiên hướng thích môn Văn của Phát bộc lộ rõ. Tuy học trong lớp Toán nhưng tình yêu văn học của Phát ngày càng mãnh liệt hơn. Chính vì vậy nên em đã đỗ vào lớp 10 chuyên văn, trường THPT chuyên Bạc Liêu. Tuy không vào đội tuyển thi quốc gia nhưng Phát lại đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh.
Em tự nhận lực học không có gì nổi bật. Chỉ có một điều đó là em rất quan tâm và có hứng thú đối với vấn đề giáo dục, những vấn đề chính trị xã hội có liên quan trực tiếp đối với mình.
Ảnh: NVCC
Cũng chính vì vậy mà Phát quan tâm đến giáo dục khai phóng. Năm Phát học lớp 12, đại diện trường ĐH Fulbright tổ chức buổi nói chuyện ngắn tại trường THPT Chuyên Bạc Liêu. Lúc đó, em chỉ quan tâm đây là một trường khai phóng và chưa có ý định học tại ĐH này. Vì mục tiêu lúc đó của Phát là muốn học ngành báo chí, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM. Đây cũng là mơ ước từ rất sớm của Phát.
Nhưng trong thời gian nghỉ COVID-19, một số người bạn của em là đại sứ kết nối trường ĐH Fulbright đến với học sinh THPT. Những người bạn đã thúc giục em làm hồ sơ. Tuy nhiên, thời gian đó đã sát với kỳ tuyển sinh đầu tiên của trường nên Phát bỏ qua cơ hội này. Dịch COVID-19 bùng phát trở lại, do thời gian còn nhiều nên em thử làm hồ sơ với mục đích thử xem một trường như ĐH Fulbright cần gì ở các ứng viên.
Ảnh: NVCC
Trong suy nghĩ, Phát vẫn cho rằng cả hai điều kiện để trở thành sinh viên của trường em đều không đạt. Điều kiện về năng lực, Phát không có cơ sở nào để chắc chắn em sẽ vượt qua vòng hồ sơ hay kỳ phỏng vấn. Về năng lực tài chính, với một trường ĐH quốc tế, gia đình Phát thật sự không kham nổi.
Có đôi khi, em nhận thấy, ngay cả học ở trường công như trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn gia đình em cũng khó có thể chu cấp được tài chính cho em học suốt 4 năm.
Vì hiện nay, mọi sinh hoạt của gia đình đều phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi của bố (bố Phát là kỹ thuật viên chụp X-quang). Trong khi đó, mẹ Phát trước đây công việc không ổn định, làm một số việc lặt vặt kiếm thêm nhưng từ khi bà nội chuyển ra ở cùng, mẹ em phải nghỉ ở nhà để chăm bà.
Nhưng đến khi qua vòng nộp hồ sơ rồi lại qua vòng phỏng vấn, Phát thực sự bất ngờ. Vui hơn nữa là trường có chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên và Phát đã đạt đủ điều kiện của trường. Cánh cửa giáo dục khai phóng mở ra, với Phát, giấc mơ đã thành hiện thực.
Bắt đầu bước chân vào ĐH, Phát còn hơn 1 năm nữa để đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề theo học. Hiện em mong muốn sẽ được học ngành Việt Nam học của trường.
Quách Minh Phát sinh ngày 24/5/2003, ngụ ấp Trà Ban 1, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi được nhiều người tôn là thần đồng vì biết đọc chữ khi mới 20 tháng tuổi. Ngoài việc biết đọc chữ từ rất sớm, Phát còn nhớ rõ và viết được tất cả tên các chương trình giải trí trên truyền hình lúc đó như: Chiếc nón kỳ diệu, Hành trình văn hóa, Ai là triệu phú, Chúng tôi là chiến sĩ... 5 tuổi, cậu bé này được đặc cách vào lớp 1.
Từng được mọi người tôn là thần đồng nhưng cha mẹ Phát cố gắng giữ cho con một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Bố mẹ em không bao giờ tạo áp lực học tập cho con trai, dù người cha rất muốn Phát theo ngành Y như mình.
Dạy học phát triển năng lực - GV cần thay đổi ra sao? Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, vấn đề được quan tâm là làm thế nào để phát triển phẩm chất, năng lực cho HS; chuyển hóa được dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển năng lực phẩm chất. Học sinh Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TX Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) tự tin trong giờ...