Giúp người tiểu đường đón Tết an vui
Tết đến là dịp sum họp, gặp gỡ và cũng là thời điểm bệnh nhân tiểu đường cần hết sức lưu ý chế độ ăn uống để tránh lượng đường trong máu tăng cao.
Làm thế nào để bệnh nhân tiểu đường có thể vui vẻ đón xuân mà không còn phải đau đáu nỗi lo sợ bị ảnh hưởng tới sức khỏe? Dưới đây là những nguyên tắc để bệnh nhân tiểu đường đón Tết an vui.
Chế độ ăn uống
Chỉ nên ăn khoảng 70-80% lượng thức ăn so với bình thường.
Giảm chất glucid (đường bột).
Tăng vừa phải lượng protid (đạm) và lipid (béo) để bù lại năng lượng do giảm glucid. Tuy nhiên, không nên tăng quá nhiều vì sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Hạn chế đồ ăn chiên xào, chứa nhiều chất béo và đồ nếp (bánh chưng, bánh tét, xôi…).
Tăng cường sử dụng thức ăn có nhiều vitamin, muối khoáng, yếu tố vi lượng, chất xơ như rau xanh, củ, quả ít ngọt.
Ăn thức ăn nóng, uống nước ấm.
Không nên bỏ bữa để tránh bị hạ đường huyết. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, không ăn quá no và phải đầy đủ dinh dưỡng.
Không ăn bánh kẹo, mứt vào lúc đói, thay vào đó nên ăn ngũ cốc nguyên chất, sữa không đường. Không nên uống nước ngọt có ga vì làm tăng nhanh đường huyết.
Hạn chế uống rượu, bia vì rượu có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết do ngăn cản quá trình tổng hợp glycogen và ảnh hưởng đến chức năng gan, gây rối loạn chuyển hóa.
Video đang HOT
Đối với các loại rượu, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng rượu vang nhưng không được uống quá nhiều. Theo khuyến cáo, mỗi ngày chỉ sử dụng khoảng 200ml rượu vang cho bữa ăn thêm ngon miệng. Nên ăn chút tinh bột khi uống rượu, không được uống rượu nếu không ăn để tránh hạ đường huyết.
Sau khi uống rượu khoảng 1 giờ, nên tự kiểm tra đường huyết để thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Trong những ngày thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống nên thử đường huyết nhiều lần hơn mọi ngày. Nên theo dõi huyết áp, cân nặng để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn, uống.
Không nên uống rượu và thuốc hạ đường huyết cùng lúc. Nếu có dùng một số loại thuốc đặc biệt theo yêu cầu của bác sĩ, phải ngừng uống rượu hoàn toàn. Nếu đang tiêm insulin và có uống rượu, phải thử đường huyết trước khi đi ngủ, nếu kết quả dưới 6mmol/l thì nên ăn thêm. Nếu không thử được, nên ăn thêm thức ăn có ít tinh bột để tránh nguy cơ hạ đường huyết vào lúc nửa đêm.
Glucose trong máu tăng khi dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể.
Chế độ sinh hoạt
Những ngày Tết thường ăn nhiều hơn nhưng vận động thường giảm đi. Điều này là bất lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Do đó mỗi ngày nên dành từ 15 – 30 phút để tập luyện như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng. Nếu thời tiết lạnh, không thích hợp với việc tập luyện ngoài trời, có thể vận động toàn thân trong nhà sẽ giúp ích rất lớn cho việc tiêu hao năng lượng dư thừa và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Việc tham gia các hoạt động vui xuân, lễ hội sẽ làm xáo trộn lịch trình sinh hoạt, khiến bệnh nhân dễ quên dùng thuốc. Do đó, người bệnh tiểu đường và người chăm sóc phải có biện pháp ghi nhớ nhắc uống thuốc/tiêm thuốc đầy đủ và đúng giờ.
Không nên mải vui mà thức quá khuya, bởi giấc ngủ đối với bệnh nhân tiểu đường là rất quan trọng. Việc ngủ quá muộn, dậy muộn hoặc ngủ không đủ giấc sẽ gây ra những xáo trộn, làm ảnh hưởng đến huyết áp, khả năng đề kháng insulin, đồng thời tác động mạnh đến khả năng cơ thể sử dụng glucose làm tăng đường huyết.
Đo đường huyết thường xuyên để căn chỉnh lại chế độ ăn và thuốc.
Ứng phó với thời tiết
Ngày Tết cũng là dịp thời tiết lạnh sẽ đem đến những bất lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh cần biết những vấn đề thường gặp phải để phòng tránh các tổn hại về sức khỏe.
Tăng đường huyết: Khi quá lạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại với thời tiết và làm tăng đường huyết. Bệnh nhân không nên ở bên ngoài trời lạnh quá lâu, nhất là khi có mắc kèm thêm bệnh tim mạch hoặc thần kinh để tránh tổn thương thêm.
Đột quỵ: Thời tiết lạnh giá làm máu cô đặc và có khuynh hướng đông vón. Điều đó giải thích tại sao có nhiều người bị đột quỵ khi trời lạnh giá. Với bệnh nhân tiểu đường thì nguy cơ này lại càng cao.
Sự tê cóng: Nhiệt độ thấp cũng làm cho việc tưới máu xuống chân giảm, thêm nữa sự tê cóng làm mất cảm giác. Cả hai yếu tố này làm cho bàn chân bệnh nhân rất dễ bị tổn thương, dẫn đến vết loét nhiễm khuẩn khó khỏi. Do vậy có thể ngừng tập thể dục ngoài trời trong những ngày quá lạnh.
Cách đo đường huyết
a số máy đo đường huyết hoạt động không tốt khi nhiệt độ quá thấp. Vì thế, trước khi đo hãy làm ấm máy đo bằng chính nhiệt độ của cơ thể (ủ trong lòng bàn tay). Bàn tay cũng cần được làm ấm và tăng tưới máu bằng cách vận động và quay cánh tay rộng nhất có thể nhiều lần.
Xử trí hạ đường huyết
Dấu hiệu hạ đường huyết (run rẩy, chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi, da tái nhợt, nhức đầu)…, rất dễ bị nhầm với các triệu chứng của bệnh khác. Nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường, nếu không đo được đường huyết lúc đó, thì cần xử trí nhanh như với hạ đường huyết bằng cách ăn một cái kẹo/bánh hoặc uống nước đường.
Khi thay đổi vùng khí hậu như từ trong chăn ấm ra ngoài lạnh hoặc từ trong nhà ra ngoài nhà phải mặc đủ ấm và thay đổi từ từ để tránh “sốc nhiệt”. Khi bắt buộc phải ở ngoài trời lạnh cần sử dụng miếng dán nhiệt, có thể giúp chống lạnh tốt.
Lưu ý cho bệnh nhân đái tháo đường khi đông sang
Khi đông sang, thời tiết lạnh sẽ đem đến những bất lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Người bệnh cần biết những vấn đề thường gặp phải để phòng tránh các tổn hại về sức khỏe.
Ảnh minh họa
Tăng đường máu
Thời tiết quá lạnh làm tăng đường huyết. Đó là vì quá lạnh có nghĩa là một trạng thái stress và phản ứng của cơ thể đáp ứng lại stress làm tăng đường huyết. Người bệnh không nên ở bên ngoài trời lạnh quá lâu, nhất là khi có mắc kèm thêm bệnh tim mạch hoặc thần kinh để tránh tổn thương thêm.
Đột quỵ
Thời tiết lạnh giá làm cho máu cô đặc và có khuynh hướng đông vón. Điều đó giải thích tại sao có nhiều người bị đột quỵ trong thời gian thời tiết lạnh giá. Và những người mắc đái tháo đường thì nguy cơ này lại càng cao.
Tê cóng
Nhiệt độ thấp cũng làm cho tưới máu xuống chân giảm, thêm nữa sự tê cóng làm mất cảm giác. Cả 2 yếu tố này làm cho bàn chân bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị tổn thương, dẫn đến vết loét nhiễm khuẩn khó khỏi và trong một số trường hợp phải cắt cụt bàn chân. Do vậy, có thể ngừng tập thể dục ngoài trời trong những ngày quá lạnh.
Khi đo đường huyết trong những ngày lạnh giá cũng cần một số lưu ý. Đa số máy đo đường huyết hoạt động không tốt khi nhiệt độ quá thấp. Vì thế, trước khi đo hãy làm ấm máy đo bằng chính nhiệt độ của cơ thể (ủ trong lòng bàn tay). Bàn tay cũng cần được làm ấm và tăng tưới máu bằng cách vận động và quay cánh tay rộng nhất có thể nhiều lần.
Hạ đường huyết
Có thể khó phân biệt với triệu chứng hạ đường huyết vẫn thường quan sát thấy mọi khi như vã mồ hôi, mệt nhọc, run, rối loạn ý thức... Nếu như máy đo đường huyết không hoạt động được và bạn phân vân liệu có bị hạ đường huyết với các trạng thái khác, tốt nhất hãy xử lý như là đang bị hạ đường huyết vì nếu sau đó đường máu có tăng cao vẫn dễ điều trị hơn là để hạ đường huyết tiến triển đến mức nặng.
Lưu ý chế độ sinh hoạt
Khi thay đổi vùng khí hậu như từ trong chăn ấm ra ngoài lạnh hoặc từ trong nhà ra ngoài nhà phải mặc đủ ấm và thay đổi từ từ để tránh "sốc nhiệt". Không nên tập thể dục ở ngoài trời sáng sớm và tối muộn.
Khi bắt buộc phải ở ngoài trời lạnh cần sử dụng miếng dán nhiệt, có thể giúp chống lạnh tốt.
Đo đường máu thường xuyên để căn chỉnh lại chế độ ăn và thuốc.
Ăn thức ăn nóng, uống nước ấm và chọn thức ăn sinh nhiệt nhiều như dầu mỡ, chất đạm.
Dùng kem dưỡng ẩm tránh khô da.
Khuyến cáo 7 NÊN và 3 KHÔNG NÊN sau khi ăn thực phẩm giàu cholesterol Theo giới chuyên gia, ăn một lượng lớn thực phẩm giàu cholesterol, chúng sẽ lắng đọng trong thành động mạch và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh. Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), cholesterol trong chế độ ăn uống được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch. Thực phẩm giàu...